Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Chương 2 Các Giao Thức Đa Truy Nhâp Giáo Trình Đa Truy Nhập Vô Tuyến.pdf
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng
39
Chương 2
CÁC GIAO THỨC ĐA TRUY NHÂP
2.1. GIỚI THIỆU CHUNG
2.1.1. Các chủ đề được trình bầy trong chương
Yêu cầu và phân loại các giao thức đa truy nhập
Các giao thức không va chạm
Các giao thức va chạm
Các giao thức đa truy nhập trong CDMA
2.1.2. Hướng dẫn
Học kỹ các tư liệu được trình bầy trong chương này
Tham khảo thêm [2]
Trả lời các câu hỏi và bài tập cuối chương
2.1.3. Mục đích chương
Hiểu được tổng quan các các giao thức đa truy nhập áp dụng trong thông
tin di động và thông tin vô tuyến
Hiểu cách chia sẻ hiệu quả tài nguyên vô tuyến trong các hẹ thống thông tin
di động và vô tuyến khi sử dụng các giao thức đa truy nhập
2.2. MỞ ĐẦU
Khi nhiều người sử dụng đồng thời truy nhập vào cùng một tài nguyên vô
tuyến, cần có một giao thức đa truy nhập để tránh sự xung đột giưã các người sử dụng
khi cùng tranh chấp một tài nguyên vô tuyến. Tất nhiên có thể tránh được sự xung đột
này bằng cách chia sẻ cho mỗi người sử dụng một tài nguyên vô tuyến cố định, nhưng
phương pháp này sẽ dẫn đến lãng phí tài nguyên vô tuyến. Các giao thức đa truy nhập
được khảo sát ở chương này là các giao thức được sử dụng ở các hệ thống thông tin,
trong đó tài nguyên được chia sẻ là kênh thông tin. Ở thông tin vô tuyến điều này rất
cần thiết vì sự khan hiếm của tài nguyên vô tuyến.
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng
40
2.3. YÊU CẦU ĐỐI VỚI GIAO THỨC ĐA TRUY NHẬP
Việc thiết kế một giao thức đa truy nhập thường được thực hiện cho một mục đích
đặc thù (môi trường) và các yêu cầu thiết kế phải chủ yếu được xác định từ mục tiêu
thiết kế này. Dưới đây là một số yêu cầu đối với các giao thức đa truy nhập.
Nhiệm vụ trước tiên nhất của giao thức đa truy nhập là chia sẻ kênh truyền dẫn
chung giữa các người sử dụng trong hệ thống. Để làm được điều này ngừơi sử
dụng yêu cầu kênh cần theo đúng quy tắc quy định, giao thức phải thực hiện điều
khiển việc phân bổ dung lượng kênh cho các người sử dụng
Giao thức phải thực hiện việc phân bổ môi trường truyền dẫn một cách có hiệu
quả nhất. Tính hiệu quả thường được đánh giá bằng thông lượng và trễ truyền dẫn
Phân bổ phải thực hiện công bằng cho các người sử dụng khác nhau, nghĩa là
không phụ thuộc vào từng tính chất của người sử dụng, mỗi ngừơi sử dụng phải
được nhận cùng một lưu lượng (tính trung bình) phân bổ như nhau trên cở sở quy
định của mạng.
Giao thức phải linh hoạt để cho phép các kiểu lưu lượng khác nhau (chẳng hạn
thoại và số liệu).
Giao thức phải ổn định. Nghĩa là nếu hệ thống cân bằng, thì mọi sự tăng của tải
phải đưa hệ thống vào trạng thái cân bằng mới.
Giao thức phải bền vững đối với sự cố của thiết bị và sự thay đổi điều kiện. Nếu
một người sử dụng khai thác không đúng, thì sự khai thác sai này phải ảnh hưởng
ít nhất đến các người sử dụng còn lại của hệ thống.
Ở môi trường vô tuyến giao thức phải xử lý được các vấn đề:
Vấn đề của thiết bị bị che khuất chẳng hạn hai đầu cuối nằm ngoài tầm phủ (che
khuất) với nhau bởi đồ núi, toà nhà hay một vật chắn nào đó
Vấn đề gần-xa (truyền dẫn của người sử dụng ở xa bị suy hao hoặc đến trễ hơn
truyền đẫn của người ở gần)
Ảnh hưởng của phađinh và che tối trong các kênh vô tuyến
Ảnh hửơng của nhiễu đồng kênh ở các hệ thống vô tuyến tổ ong gây ra do việc sử
dụng cùng băng tần ở các ô khác nhau.
2.4. PHÂN LOẠI CÁC GIAO THỨC ĐA TRUY NHẬP
Cùng với giao thức ALOHA xuất hiện vào năm 1970 cho đến nay đã có nhiều
giao thức đa truy nhập được nghiên cứu phát triển. Hình 2.1 phân loại các giao thức
này vào ba nhóm chính: các giao thức không va chạm, các giao thức va chạm và các
giao thức CDMA.
TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng
41
C¸c giao thøc ®a truy nhËp
CDMA
FDMA TDMA Dß hái chuyÓn thÎ ALOHA s-ALOHA Èn tµng Têng minh
Kh«ng va ch¹m (lËp biÓu) Va ch¹m (Truy nhËp ngÉu nhiªn) Ên ®Þnh cè ®Þnh Ên ®Þnh theo yªu cÇu Ên ®Þnh ngÉu nhiªn lÆp Ên ®Þnh ngÉu nhiªn víi dµnh tríc
Hình 2.1. Phân loại các giao thức đa truy nhập
Các giao thức không va chạm (hay lập biểu) tránh được hiện tượng hai hay
nhiều người cùng đồng thời truy nhập kênh bằng cách lập biểu. Điều này có thể thực
hiện theo hai cách: hoặc phân bổ cố định cho từng ngừơi sử dụng một phần dung
lượng truyền dẫn, hoặc phân bổ theo yêu cầu (lập biểu chỉ thực hiện khi người sử
dụng có thông tin cần phát)
Đối với giao thức va chạm (hay truy nhập ngẫu nhiên), ngừơi sử dụng không
thể đảm bảo rằng truyền dẫn không xẩy ra va chạm vì có thể các ngừơi sử dụng khác
cũng đang phát (đang truy nhập kênh). Vì thế các giao thức này cần phải phân giải
xung đột nếu chúng xẩy ra.
Các giao thức CDMA không không thuộc giao thức không va chạm cũng như
giao thức va chạm. CDMA nằm giưã hai giao thức này. Theo nguyên lý thì nó là giao
thức không va chạm vì ở CDMA nhiều người sử dụng được phép phát đồng thời. Tuy
nhiên nếu số ngừơi sử dụng phát đồng thời vượt quá ngưỡng thì có thể xẩy ra va
chạm.
Có thể chia tiếp giao thức va chạm vào các giao thức ngẫu nhiên phát lặp và
các giao thức ngẫu nhiên dành trước. Ở giao thức thứ hai trong lần phát đầu ngừơi sử
dụng sử dụng phương pháp truy nhập ngẫu nhiên để truy nhập kênh. Tuy nhiên sau
khi đã truy nhập được vào kênh, truyền dẫn của người sử dụng này được lập biểu cho
đến khi người này phát song. Tồn tại hai kiểu dành trước: ẩn tàng và tường minh. Các
giao thức dành trước tường minh sử dụng một gói dành trước để yêu cầu phát ở các
thời điểm được lập biểu. Các giao thức dành trước ẩn tàng được thiết kế không sử
dụng gói dành trước.
2.5. CÁC GIAO THỨC ĐA TRUY NHẬP KHÔNG VA CHẠM (THEO LẬP
BIỂU)
Các giao thức đa truy nhập không va chạm cho phép tránh được tình trạng nhiều
người sử dụng cùng đồng thời truy nhập cùng một kênh bằng các lập biểu truyền dẫn