Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Chương 1 mối liên hệ
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Chương I. MỐI LIÊN HỆ GIỮA KIỂU LIÊN KẾT, TRẠNG THÁI TẬP HỢP
VÀ TÍNH CHẤT VẬT LÝ CỦA CÁC CHẤT
I. CÁC TRẠNG THÁI TẬP HỢP CỦA VẬT CHẤT
Nhận xét chung
Các chất có 4 trạng thái tồn tại chính:
Trạng thái plasma
Trạng thái khí
Trạng thái lỏng
Trạng thái rắn tinh thể
3 trạng thái giả bền: (tự đọc)
Trạng thái rắn vô định hình
Trạng thái lỏng chậm đông
Trạng thái lỏng chậm sôi
Một số chất có trạng thái trung gian giữa chất rắn và chất lỏng:
Trạng thái tinh thể lỏng (tự đọc)
1. Trạng thái Plasma:
– Plasma là một trạng thái vật chất trong đó các chất bị ion hóa mạnh.
Phần lớn phân tử, nguyên tử chỉ còn lại hạt nhân; các electron chuyển
động tương đối tự do giữa các hạt nhân.
2. Trạng thái khí
– Ở trạng thái khí, các phân tử (nguyên tử) ở cách nhau rất xa. Ở áp suất
thường, phân tử chỉ chiếm khoảng 1/1000 thể tích khí. Vì vậy chất khí có
thể nén và chiếm thể tích bình đựng.
– Ở áp suất thấp, nhiệt độ cao, các phân tử khí rất ít và hầu như không
tương tác với nhau. Khí được coi là lý tưởng, tuân theo phương trình:
PV = nRT
Trong đó:
P là áp suất phân tử khí gây ra trên thành bình đựng.
V là thể tích của bình đựng khí.
N là số mol khí có trong bình đựng.
R là hằng số khí
T là nhiệt độ tuyệt đối
– Ở áp suất cao, nhiệt độ thấp, mât độ các hạt khí cao, sự tương tác giữa
các hạt đáng kể, khí này là khí thực, tuân theo phương trình:
(
P+
a
V
2 )
(V−b )=RT
Trong đó:
a
V
2
phản ánh lực hút giữa các phân tử
b là thể tích riêng của các phân tử
Sự hóa lỏng chất khí
– Ở áp suất thường, chất khí hóa lỏng ở một nhiệt độ xác định. Nhiệt độ đó
gọi là nhiệt độ hóa lỏng. Ngược lại, ở nhiệt độ đó chất lỏng cũng hóa
hơi, vì vậy nhiệt độ đó cũng là nhiệt độ sôi của chất lỏng.
Tuy nhiên, việc nâng cao nhiệt độ hóa lỏng (hay nhiệt độ sôi) nhờ tăng áp suất cũng có
một giới hạn nhất định, qua nhiệt độ đó chất lỏng không thể tồn tại dù dưới áp suất
nào.
1
– Nhiệt độ cực đại đó được gọi là nhiệt độ tới hạn (Tth) và áp suất cần thiết
để chất khí hóa lỏng ở nhiệt độ đó gọi là áp suất tới hạn (Pth). Thể tích
một mol khí ở nhiệt độ tới hạn và áp suất tới hạn gọi là thể tích tới hạn.
Ở điều kiện tới hạn, thể tích của chất khí và chất lỏng bằng nhau nên tại
đó chất khí và chất lỏng có tỷ khối như nhau.
2