Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Chương 1: Lý luận chung về lạm phát và tăng trưởng kinh tế docx
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
MỤC LỤC
Chương 1 . Lý luận chung về lạm phát và tăng trưởng kinh tế.
1.1. Lạm phát và nguyên nhân gây ra lạm phát.
1.1.1. Lạm phát.
1.1.2. Nguyên nhân gây ra lạm phát.
1.2. Tăng trưởng kinh tế và các công cụ phản ánh.
1.2.1. Tăng trưởng kinh tế.
1.2.2. Các công cụ phản ánh.
1.3. Mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế.
Chương 2 . Thực trạng lạm phát và mối quan hệ giữa lạm phát và
tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam hiện nay.
2.1. Thực trạng lạm phát ở Việt Nam thời gian qua.
2.1.1. Các nguyên nhân gây ra lạm phát ở Việt Nam thời gian
qua.
2.1.2. Các tác động của lạm phát.
2.2. Mối quan hệ giữa lạm phát và tằng trưởng kinh tế.
Chương 3. Giải pháp kiểm soát lạm phát ở Việt Nam hiện nay.
3.1. Định hướng về lạm phát và tăng trưởng kinh tế trong thời gian tới.
3.2. Giải pháp kiểm soát lạm phát ở Việt Nam hiện nay.
3.2.1. Giải pháp tình thế.
3.2.2. Giải pháp chiến lược.
3.2.3. Giải pháp chủ yếu kiểm soát lạm phát ở Việt Nam .
3.3. Lạm phát và vấn đề xử lý lạm phát của một số nước trên thế giới,
học tập và áp dụng vào Việt Nam.
LỜI NÓI ĐẦU
Tăng trưởng kinh tế và lạm phát là hai vấn đề cơ bản và lớn trong kinh tế
vĩ mô. Sự tác động qua lại của tăng trưởng kinh tế và lạm phát hết sức phức tạp
và không phải lúc nào cũng tuân theo những qui tắc kinh tế .
Lạm phát là một vấn đề không phải xa lạ và là một đặc diểm của nền kinh
tế hàng hoá và ở mỗi thời kì kinh tế với các mức tăng trưởng kinh té khác nhau
sẽ có những mức lạm phát phù hợp.
Do vậy vấn đề lạm phát và ảnh hưởng của lạm phát tới tăng trưởng kinh tế
là một đề tài rất hấp dẫn, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đang trong quá trình
hội nhập và phát triển kinh tế hiện nay vấn đề này càng trở nên cần thiết. Việc
xác định mối quan hệ tăng trưởng kinh tế và lạm phát đã và đang thu hút sự chú
ý của nhiều nhà kinh tế. Mục đích chính là phân tích để khẳng định và tiến tới
xác lập mối quan hệ định hướng giữa tăng trưởng kinh tế với lạm phát và có thể
sử dụng lạm phát là một trong các công cụ quản lý kinh tế vĩ mô. Để thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế thì đương nhiên các giải pháp điều hành vĩ mô đưa ra là
nhằm nâng cao lạm phát của nền kinh tế nếu như chúng có quan hệ thuận với
nhau và do vậy các giải pháp như cung ứng tiền, phá giá đồng nội tệ… sẽ được
xem xét ở mức độ hợp lý. Còn không, các nhà hoạch định chính sách phải cân
nhắc các giải pháp vĩ mô để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và yếu tố lạm phát trở
thành thứ yếu. Mặc dù vẫn phải duy trì mức độ kiểm soát. Ở nước ta trong bối
cảnh đổi mới kinh tế dưới sự lãnh đạo của Đảng, vấn đề lạm phát không những
là một tiêu thức kinh tế mà còn kiến mang ý nghĩa chính trị.
Chương 1: Lý luận chung về lạm phát và tăng trưởng kinh
tế
1.1.Lạm phát, nguyên nhân gây ra lạm phát
1.1.1.Lạm phát
1.1.1.1 Khái niệm lạm phát:
Lạm phát đã được đề cập đến rất nhiều trong các công trình nghiên cứu của các
nhà kinh tế. Trong mỗi công trình của mình các nhà kinh tế đã đưa ra các khái
niệm về lạm phát.
• Theo Các Mác trong bộ tư bản: lạm phát là việc làm tràn đầy các kênh, các
luồng lưu thông những tờ giấy bạc thừa dẫn đến giá cả tăng vọt.
• Nhà kinh tế học Samuelson thì cho rằng: lạm phát là biểu thị một sự tăng lên
của mức giá chung. Theo ông: “lạm phát xảy ra khi mức chung của giá cả và
chi phí tăng – giá bánh mỳ, dầu xăng, xe ô tô; tiền lương, giá đất, tiền thuê tư
liệu sản xuất tăng”.
• Milton Friedmen thì quan niệm: “ lạm phát là việc giá cả tăng nhanh và kéo
dài”. Ông cho rằng lạm phát luôn và bao giờ cũng là một hiện tượng tiền tệ”. Ý
kiến đó của ông đã được đa số các nhà kinh tế thuộc phái tiền tệ và phái
Keynes tán thành.
1.1.1.2 Phân loại lạm phát:
1.1.1.2.1 Căn cứ vào mức độ lạm phát:
• Lạm phát vừa phải: còn gọi là lạm phát một con số, chỉ số lạm phát dưới
10%. Lạm phát vừa phải làm cho giá cả biến động tương đối. Trong thời kỳ
này, nền kinh tế hoạt động bình thường, đời sống của người dân ổn định. Sự ổn
định đó được biểu hiện là giá cả tăng chậm, lãi suất tiền gửi và tiền vay không
tăng cao, không xảy ra tình trạng mua bán và tích trữ hàng hóa với số lượng
lớn…Có thể nói lạm phát vừa phải tạo tâm lý yên tâm cho người lao động chỉ