Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Chương 1: HỆ THỐNG NGÂN HÀNG pot
MIỄN PHÍ
Số trang
76
Kích thước
443.8 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1466

Chương 1: HỆ THỐNG NGÂN HÀNG pot

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Tiền tệ - Ngân hàng Lê Trường Hải 2010

Chương 1: HỆ THỐNG NGÂN HÀNG

I. Ngân hàng và vai trò ngân hàng trong nền kinh tế

1) Lịch sử hình thành ngân hàng

Hoạt động ngân hàng với các nghiệp vụ truyền thống nhận tiền gửi, cho vay và cung ứng các dịch

vụ thanh toán cho khách hàng ra đời khi quan hệ sản xuất và trao đổi hàng hóa đã phát triển ở mức độ

cao. Quá trình hoàn thiện các nghiệp vụ ngân hàng và sự ra đời của một ngân hàng hoàn chỉnh kéo dài

hàng nghìn năm, bắt đầu từ hoạt động ngân hàng sơ khai vào khoảng 3.500 năm trước công nguyên.

a) Thời kỳ hoạt động của các ngân hàng sơ khai

Nghiệp vụ ban đầu của nghề kinh doanh tiền tệ là nhận giữ tiền vàng và các tài sản có giá trị khác.

Người gửi tiền sẽ nhận được một tờ biên lai làm căn cứ xác định quyền sở hữu và trả lệ phí gửi tiền.

Dần dần, người gửi tiền nhận ra rằng thay vì dùng tiền kim loại vốn khó khăn trong việc bảo quản

và vận chuyển để thanh toán, họ có thể sử dụng các chứng nhận gửi vàng để thanh toán. Đây là mầm

mống đầu tiên của nghiệp vụ phát hành dấu hiệu giá trị. Mặt khác, người giữ tiền cũng nhận thấy rằng,

trong cùng một khoản thời gian, có một số người đến đổi chứng thư lấy vàng, nhưng cũng có những

người khác gửi vàng vào. Sự bổ sung qua lại giữa lưu lượng gửi vào và rút ra làm xuất hiện một lượng

vàng nhàn rỗi trong kho. Điều này chứng tỏ, người giữ vàng chỉ cần dự trữ tiền mặt với tỷ lệ nhất định

so với tổng số tiền gửi, phần còn lại có thể sử dụng để cho vay. Đến đây, các chủ thể giữ vàng này đã bắt

đầu tham gia hoạt động tín dụng.

b) Từ cuối thế kỷ 15 đến cuối thế kỷ 18

Trong giai đoạn này ngân hàng có các đặc trưng:

 Các ngân hàng hoạt động độc lập với nhau, chưa tạo ra hệ thống tạo sự ràng buộc

lẫn nhau;

 Chức năng hoạt động của các ngân hàng đều như nhau, bao gồm việc nhận ký thác,

chiết khấu, cho vay, phát hành giấy bạc và nhận thực hiện các dịch vụ tiền tệ

c) Từ thế kỷ 18 đến thế kỷ 20

Trong giai đoạn này, Nhà nước bắt đầu can thiệp vào hoạt động của ngân hàng bằng cách ban hành

các đạo luật nhằm hạn chế bớt số lượng ngân hàng được phép phát hành tiền. Ở giai đoạn này, ngân

hàng đã hình thành hệ thống và chia làm 2 loại:

 Các ngân hàng được phép phát hành tiền gọi là các ngân hàng phát hành;

 Các ngân hàng không được phép phát hành tiền, gọi là ngân hàng trung gian.

d) Từ thế kỷ 20 đến nay

Là giai đoạn hoàn thiện hoạt động của ngân hàng trung ương. Đầu thế kỷ 20, hầu hết các nước đều

thực hiện cơ chế một ngân hàng phát hành. Tuy nhiên ngân hàng phát hành vẫn còn thuộc sở hữu tư

nhân. Mãi đến cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 Nhà nước mới bắt đầu quốc hữu hóa và nắm lấy

ngân hàng phát hành. Đây là giai đoạn bắt đầu hoạt động của ngân hàng trung ương hiện đại với các

chức năng: độc quyền phát hàng tiền, là ngân hàng của ngân hàng, là ngân hàng của chính phủ và thực

hiện vai trò điều tiết vĩ mô, thực hiện chính sách tiền tệ và đảm bảo an toàn cho hệ thống tài chính.

2) Vai trò của ngân hàng đối với nền kinh tế

Page 1 of 76

Tiền tệ - Ngân hàng Lê Trường Hải 2010

Vai trò chủ yếu của ngân hàng đó là ngân hàng là công cụ quan trọng thúc đẩy sự phát triển của

sản xuất lưu thông hàng hóa. Nhờ có hệ thống ngân hàng mà tiền tiết kiệm của các cá nhân và tổ chức

được huy động vào quá trình vận động của nền kinh tế. Nó trở thành chất dầu “bôi trơn” cho bộ máy

kinh tế hoạt động thông qua việc di chuyển nguồn lực của xã hội từ nơi chưa sử dụng, còn tiềm tàng

chuyển sang phục vụ sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả hoạt động của nền kinh tế.

II. Tổ chức hệ thống ngân hàng trên thế giới

1) Tổ chức ngân hàng trong nền kinh tế kế hoạch tập trung

Trong nền kinh tế kế hoạch tập trung như đã từng thấy ở Liên Xô và các nước Đông Âu cũ, hệ

thống ngân hàng được tổ chức như là hệ thống ngân hàng một cấp, mang tính độc quyền Nhà nước và

thống nhất toàn ngành từ trung ương đến địa phương. Mô hình tổ chức như vậy phù hợp với nền kinh tế

tập trung hoạt động theo kế hoạch của Nhà nước. Hiện nay, tất cả hệ thống ngân hàng theo mô hình này

đều đã cải tổ và chuyển sang mô hình ngân hàng của các nước có nền kinh tế thị trường.

2) Tổ chức ngân hàng trong nền kinh tế thị trường

Trong nền kinh tế thị trường, hệ thống ngân hàng được tổ chức theo mô hình ngân hàng hai cấp:

ngân hàng trung ương và ngân hàng trung gian. Sự phân chia ngân hàng trung ương và ngân hàng trung

ương dựa vào đối tượng giao dịch với ngân hàng, trong đó, ngân hàng trung gian giao dịch với công

chúng, còn ngân hàng trung ương không giao dịch với công chúng mà chỉ giao dịch với ngân hàng trung

gian.

a) Ngân hàng trung gian

a.1 Khái niệm

“Ngân hàng trung gian là một đơn vị kinh doanh có giấy phép của chính quyền, hoạt động chính

là kinh doanh tiền tệ bằng việc nhận các khoản tiền gửi có trả lãi để thu hút vốn nhàn rỗi, rồi dùng chính

những khoản tiền đó để cho vay lại đối với nền kinh tế”.

Hay có thể định nghĩa: “Ngân hàng trung gian là một định chế tài chính mà hoạt động thường

xuyên là nhận tiền gửi, sử dụng số tiền đó để cho vay và cung ứng các dịch vụ thanh toán”.

“Ngân hàng là những xí nghiệp hày cơ sở làm nghề thường xuyên nhận của công chúng dưới

hình thức ký thác hoặc hình thức khác mà họ dùng cho chính họ vào nghiệp vụ chiết khấu, nghiệp vụ tín

dụng hay nghiệp vụ tài chính”. Đây được xem là định nghĩa rõ ràng, chính xác và dễ hiểu về ngân hàng

trung gian.

a.2 Các loại hình ngân hàng trung gian

Ngân hàng thương mại – là loại hình ngân hàng hoạt động vì mục đích lợi nhuận thông qua

việc kinh doanh các khoản vốn ngắn hạn là chủ yếu.

Khái niệm về ngân hàng thương mại đang có sự thay đổi vì sự pha trộn các hoạt động truyền

thống của ngân hàng với các loại hình trung gian tài chính khác. Mặc dù có một biên giới mỏng manh

giữa ngân hàng thương mại với các trung gian tài chính khác, người ta vẫn tách nó ra một nhóm riêng vì

những lý do đặc biệt của nó. Một trong những lý do đó là tổng tài sản Có của ngân hàng thương mại

luôn là khối lượng lớn nhất trong toàn bộ hệ thống ngân hàng. Hơn nữa, khối lượng séc hay tài khoản

tiền gửi không kỳ hạn mà nó có thể tạo ra cũng là bộ phận quan trọng trong tổng cung tiền của nền kinh

tế.

Page 2 of 76

Tiền tệ - Ngân hàng Lê Trường Hải 2010

Cho đến cuối những năm 60, điểm đặc thù để phân biệt một ngân hàng thương mại với một ngân

hàng trung gian khác là ở chỗ ngân hàng thương mại là đơn vị duy nhất được phép mở tiền gửi không kỳ

hạn cho công chúng. Vào thời điểm này, tiền gửi không kỳ hạn không được phép trả lãi

Từ những năm 80, khi tiền gửi không kỳ hạn được phép trả lãi, các ngân hàng tiết kiệm và ngân

hàng trung gian khác cũng bắt đầu được phép mở những tài khoản tiền gửi không kỳ hạn. Lúc này, việc

phân biệt ngân hàng thương mại với các ngân hàng trung gian khác là ở chỗ tỷ lệ vốn cho vay vào mục

đích thương mại và công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản của ngân hàng thương mại.

Ngân hàng phát triển – là ngân hàng có chức năng chủ yếu là huy động các nguồn vốn trung và

dài hạn dưới hình thức nhận tiền gửi, phát hành chứng từ có giá và vay vốn để đầu tư trung dài hạn dưới

hình thức cấp tín dụng, góp vốn mua cổ phần.

Đặc điểm hoạt động của ngân hàng đầu tư là không cần nhận ký thác ngắn hạn nhiều của công

chúng nên không cần mở chi nhánh ở nhiều nơi như ngân hàng thương mại. Trái lại, do thường xuyên

đầu tư hoặc tài trợ cho các dự án đầu tư nên ngân hàng cần đội ngũ chuyên viên như chuyên viên giám

định, thẩm định dự án, chuyên viên kế toán, kỹ sư công trình, các nhà kinh tế học,… để giúp ngân hàng

có thể đánh giá tính khả thi và hiệu quả của những dự án đầu tư mà ngân hàng dự định tài trợ hay góp

vốn.

Ngân hàng đặc biệt – là loại ngân hàng mà hoạt động của nó có tính chất đặc thù, một số nét

giống ngân hàng thương mại, nhưng một số nét lại giống ngân hàng đầu tư. Về loại hình và tên gọi, ngân

hàng đặc biệt có tên khác nhau tùy theo mỗi nước nhưng tiêu biểu có một số loại hình sau đây:

 Ngân hàng tiết kiệm hỗ tương (Mutual Savings Banks);

 Hiệp hội cho vay và tiết kiệm (Saving and Loans Associations);

 Ngân hàng xuất nhập khẩu (Export and Import Banks);

 Ngân hàng địa ốc (Housing Banks).

Ngân hàng có mục đích xã hội – là ngân hàng của Nhà nước, hoạt động không vì mục đích lợi

nhuận, phục vụ cho các đối tượng chính sách nhằm thực hiện các chính sách kinh tế xã hội nhất định của

quốc gia. Tên gọi của ngân hàng này có thể là Ngân hàng bình dân, Ngân hàng phục vụ nông thôn, Tín

dụng nông thôn, Ngân hàng phục vụ sinh viên, Ngân hàng chính sách,…

b) Ngân hàng trung ương

b.1 Sự cần thiết phải có ngân hàng trung ương

Ngân hàng và hoạt động ngân hàng đã có từ lâu đời, nhưng quan niệm về sự cần thiết phải có

ngân hàng trung ương ở mỗi nước chỉ xuất hiện rõ rệt vào thế kỷ 20.

Như đã trình bày ở phần trên, hoạt động chủ yếu của ngân hàng thương mại là huy động vốn tiền

gửi và cho vay lại. Hoạt động này dựa trên cơ sở là trong một khoảng thời gian nhất định, có nhiều

người gửi tiền vào ngân hàng, đồng thời cũng có nhiều người rút tiền ra khỏi ngân hàng, nhưng nhìn

chung thì ngân hàng vẫn còn thừa một lượng tiền nhất định trong kho quỹ, chính lượng tiền thừa này là

cơ sở để ngân hàng thương mại cho vay. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu lợi nhuận, ngân hàng thương

mại thường có xu hướng cho vay càng nhiều càng tốt. Điều này rất nguy hiểm vì nếu khách hàng đến rút

tiền mà ngân hàng không có sẵn tiền mặt tại quỹ thì sẽ dẫn đến một cuộc đổ xô rút vốn. Nếu không có

ngân hàng trung ương, các ngân hàng thương mại phải cho vay lẫn nhau, và trong trường hợp này, có

thể dẫn đến sụp đổ cả hệ thống ngân hàng và khủng hoảng kinh tế.

Page 3 of 76

Tiền tệ - Ngân hàng Lê Trường Hải 2010

Từ thực tế đó, người ta thấy rằng phải có một ngân hàng đủ sức mạnh về tài chính làm chỗ dựa

cho cả hệ thống ngân hàng trung gian, đó là ngân hàng trung ương.

b.2 Nguồn gốc và lịch sử ngân hàng trung ương

Giai đoạn ngân hàng phát hành

Lúc đầu, việc phát hành tiền chưa tập trung vào một đầu mối mà do những ngân hàng thương

mại có vai trò quan trọng trong hệ thống ngân hàng được Nhà nước giao nhiệm vụ phát hành tiền.

Những ngân hàng thương mại này đóng luôn vai trò của ngân hàng phát hành. Tuy nhiên, điều này khiến

cho Nhà nước khó kiểm soát được tổng số tiền trong lưu thông và dễ dẫn đến hoạt động của nền kinh tế

bị rối loạn.

Giai đoạn quốc hữa hóa, biến ngân hàng phát hành thành ngân hàng trung ương

Do hoạt động phát hành tiền do nhiều ngân hàng phát hành đảm nhiệm cùng một lúc dễ dẫn đến

rủi ro, cho nên về sau phát sinh ra nhu cầu phải tập trung quyền phát hành vào tay một ngân hàng duy

nhất. Tuy nhiên, ban đầu, ngân hàng phát hành vẫn còn là ngân hàng tư nhân. Điều này đã gây không ít

khó khăn cho chính phủ trong việc điều khiển hữu hiệu nền kinh tế. Đứng trước yêu cầu đó, chính phủ

thấy không thể tiếp tục để ngân hàng nằm trong tay tư nhân vì quyền lợi của tư nhân đôi khi đi ngược lại

với quyền lợi của quốc gia. Vì vậy, chính phủ đã quốc hữu hóa ngân hàng phát hành, biến ngân hàng

phát hành thành ngân hàng trung ương thuộc quyền sở hữu của chính phủ.

III. Tổ chức hệ thống ngân hàng ở Việt Nam

1) Tổ chức hệ thống ngân hàng trước 1987

Ở Việt Nam, do sản xuất hàng hóa chưa phát triển nên ngân hàng ra đời muộn và hoạt động rất non

yếu. Sau năm 1954, đất nước bị chia cắt thành hai miền với hai chế độ chính trị khác nhau, nên hệ thống

ngân hàng cũng khác nhau giữa 2 miền.

Ở miền Bắc

Ngày 05/06/1951, chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 15/SL thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt

Nam và sắc lệnh số 17/SL quy định mọi công việc của Nha Ngân khố quốc gia và Nha Tín dụng sản

xuất giao cho Ngân hàng Quốc gia phụ trách. Ngân hàng Quốc gia sau đó đổi tên thành Ngân hàng Nhà

nước Việt Nam và được tổ chức thàng hệ thống thống nhất từ trung ương đến địa phương. Hệ thống

ngân hàng này tồn tại đến năm 1975 và thay thế luôn hệ thống ngân hàng ở miền Nam cho đến năm

1987.

Ở miền Nam

Ngày 31/12/1954, Bảo Đại ký dụ số 48 thành lập Ngân hàng Quốc gia cho miền Nam. Từ 1954 –

1975, hệ thống ngân hàng ở miền Nam được tổ chức theo hệ thống ngân hàng các nước tư bản chủ

nghĩa.

2) Tổ chức hệ thống ngân hàng thời kỳ 1987 – 1990

Nghị quyết Trung ương VI của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VI quyết định chuyển từ cơ

chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế kinh doanh thị trường đòi hỏi phải đổi mới hệ thống

ngân hàng. Ngày 26/03/1987 Hội đồng bộ trưởng ra nghị định 53/HĐBT tổ chức ngân hàng thành 2 hệ

thống:

 Ngân hàng Nhà nước có trụ sở ở Trung ương và các tỉnh đảm nhận chức năng quản

lý Nhà nước về các hoạt động tiền tệ, ngân hàng, tín dụng và thanh toán;

Page 4 of 76

Tiền tệ - Ngân hàng Lê Trường Hải 2010

 Ngân hàng chuyên doanh được tổ chức thành hệ thống, bao gồm: Ngân hàng Công

thương Việt Nam, Ngân hàng Phát triển nông nghiệp Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư xây dựng Việt Nam

và Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam thực hiện chức năng kinh doanh tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân

hàng.

3) Tổ chức hệ thống ngân hàng từ 1990 đến nay

Sau sự kiện sụp đổ hàng loạt hợp tác xã tín dụng năm 1990, một lần nữa hệ thống ngân hàng cần

phải được tổ chức lại. Ngày 23/05/1990, Nhà nước ban hành 2 pháp lệnh: Pháp lệnh Ngân hàng Nhà

nước và Pháp lệnh các tổ chức tín dụng nhằm điều chỉnh hoạt động của hệ thống ngân hàng. Sau đó, hai

pháp lệnh này được sửa đổi, bổ sung thành Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Luật các tổ chức tín

dụng vào tháng 12/1997. Theo luật này, hệ thống Ngân hàng Việt Nam bao gồm: (i) Ngân hàng Nhà

nước Việt Nam đóng vai trò Ngân hàng trung ương; (ii) Các tổ chức tín dụng đóng vai trò định chế tài

chính trung gian.

Chương 2: ĐẠI CƯƠNG VỀ TÍN DỤNG

---o0o---

I. Sự ra đời và phát triển của tín dụng

1) Sự ra đời của tín dụng

Tín dụng là một trong những quan hệ xã hội hình thành từ rất sớm, gắn liền với sự ra đời và phát

triển của sản xuất hàng hóa. Khi một chủ thể kinh tế cần một lượng hàng hóa để sản xuất hoặc tiêu dùng

trong khi họ chưa có đủ nguồn vốn tiền tệ, họ có thể đi vay mượn trên thị trường. Có 2 cách vay mượn:

vay chính loại hàng hóa cần thiết hoặc vay tiền để đi mua hàng hóa. Quan hệ vay mượn như trên gọi là

quan hệ tín dụng.

2) Khái niệm

Tín dụng là quan hệ chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị (dưới hình thức tiền hoặc hiện vật)

từ người sở hữu sang người sử dụng để sau một thời gian nhất định thu hồi về một lượng giá trị lớn hơn

lượng giá trị ban đầu.

3) Sự phát triển của tín dụng

a) Từ tín dụng thương mại đến tín dụng ngân hàng

Tín dụng ban đầu chủ yếu phát sinh dưới dạng tín dụng bằng hàng hóa. Quá trình phát triển được

tóm tắt như sau:

 Nhà sản xuất sẽ cho vay lẫn nhau dưới hình thức bán chịu, khi người sản xuất cuối

cùng thu được tiền từ việc bán hàng hóa thì họ sẽ hoàn trả lại khoản tiền đã mua chịu cho nhà cung cấp

nguyên vật liệu, máy móc thiết bị

 Nhà sản xuất bán chịu cho nhà thương nghiệp, khi nhà thương nghiệp bán được

hàng hóa thì họ sẽ hoàn trả khoản tiền mua chịu cho nhà sản xuất

 Sau cùng là nhà thương nghiệp bán lẻ mua chịu của nhà thương nghiệp bán buôn,

khi nhà thương nghiệp bán lẻ bán được hàng hóa thì họ sẽ hoàn trả khoản tiền mua chịu cho nhà thương

nghiệp bán buôn.

Page 5 of 76

Tiền tệ - Ngân hàng Lê Trường Hải 2010

Tuy nhiên, tín dụng hàng hóa không thể phát triển đơn độc như vậy mãi được. Vì nếu chờ người

mua chịu hoàn trả tiền thì hoạt động sản xuất sẽ bị ngừng trệ. Để tiếp tục được hoạt động sản xuất kinh

doanh, nguời bán chịu sẽ phải bán lại khoản nợ phải thu của mình cho người khác, và người sẵn sàng

mua các khoản nợ này thường là ngân hàng.

Tóm lại, tín dụng thương mại là cơ sở để phát triển tín dụng ngân hàng, và chính ngân hàng là

người đảm bảo thanh khoản cho nền kinh tế và thúc đẩy sự phát triển của hoạt động sản xuất kinh

doanh.

b) Từ tín dụng nặng lãi đến tín dụng thị trường có cạnh tranh hoàn hảo

Tín dụng nặng lãi có từ quan hệ vay mượn trong thời kỳ phong kiến. Trong thời kỳ này, người cho

vay thường là địa chủ, và người đi vay là tá điền. Vì địa chủ thường là người độc quyền cho vay đối với

những người ở trên đất của địa chủ, địa chủ trở thành bên có lợi thế rất lớn trong quan hệ vay mượn và

họ thường đẩy cao lãi suất nhằm trục lợi cho bản thân. Ngày nay, tín dụng nặng lãi vẫn còn tồn tại ở

những vùng xa xôi hẻo lánh hoặc ở các nhóm, các tổ chức phi pháp.

Hiện nay nhờ vào hệ thống ngân hàng và các định chế tài chính khác, tín dụng đã phát triển ở mức

độ rất cao. Trong môi trường kinh tế hiện tại, một người với nguồn vốn thừa nhỏ lẻ có thể gửi tiền vào

các định chế tài chính, và các định chế tài chính sẽ đáp ứng nhu cầu vay vốn của người đi vay. Trong

một thị trường có nhiều người cho vay như hiện nay, lãi suất sẽ trở nên hợp lý, phản ánh đúng quy luật

giá trị và quy luật cung cầu.

Như vậy, trong xã hội hiện nay, mọi cá nhân đều có thể vừa là người đi vay, vừa là người cho vay.

Điều này dẫn đến tín dụng nặng lãi dần dần bị xóa bỏ, nhường cho cho hoạt động tín dụng thị trường có

cạnh tranh hoàn hảo.

c) Từ tín dụng ngân hàng đến thị trường tài chính

Trong một thời gian dài, tín dụng phát triển chủ yếu qua kênh ngân hàng, ở đó ngân hàng là định

chế tài chính trung gian duy nhất giữa người đi vay và người cho vay.

Hệ thống ngân hàng đã góp phần đẩy mạnh sự phát triển của nền kinh tế, cho đến khi phát sinh

mâu thuẫn: lãi suất ngân hàng dần dần tương đương với lãi suất bình quân của các nhà kinh doanh. Khi

đó, nếu nhà sản xuất kinh doanh tiếp tục vay mượn để sản xuất thì sẽ không có lời. Nếu nhà kinh doanh

bán hết tài sản để gửi tiền vào ngân hàng thì cũng đạt được mức lợi nhuận cao không kém gì sản xuất

mà lại an toàn hơn. Mâu thuẫn này đe dọa đầu ra của ngân hàng.

Để xóa bỏ mâu thuẫn này, thị trường tài chính phi ngân hàng ra đời. Các nhà sản xuất kinh doanh

trực tiếp phát hành trái phiếu trên thị trường để vay mượn những chủ thể thặng dư vốn trong nền kinh tế.

Các loại trái phiếu này thường có lãi suất cao hơn lãi suất ngân hàng, nhưng người đi vay lại phải trả

một khoản lãi nhỏ hơn lãi suất khi họ đi vay ngân hàng.

Quan hệ tín dụng trực tiếp này mặc dù có điểm tiến bộ nhưng nó vẫn không thể xóa bỏ tín dụng

ngân hàng, mà trái lại, nó còn làm cho tín dụng ngân hàng trở nên phong phú hơn. Vì những chủ thể cho

vay, thường là các cá nhân trong nền kinh tế, khi cần tiền thì lại không thể vay mượn bằng cách trực tiếp

phát hành trái phiếu như các nhà sản xuất kinh doanh, vì vậy, họ thường bán lại các trái phiếu cho người

khác, mà người mua chủ yếu thường là các ngân hàng.

d) Từ tín dụng nội địa đến tín dụng quốc tế

Sự phát triển kinh tế ngày càng có xu hướng toàn cầu hóa, do vậy, hoạt động tín dụng cũng có xu

hướng quốc tế hóa.

Page 6 of 76

Tiền tệ - Ngân hàng Lê Trường Hải 2010

Các chủ thể kinh kinh doanh có thể vay vốn của các định chế tài chính nước ngoài hoặc vay

thương mại dưới hình thức mua chịu của các công ty nước ngoài.

Chính phủ khi có nhu cầu về tiền tệ, ngoài việc vay trong nước, thì còn có thể vay từ các định chế

tài chính quốc tế hoặc vay của chính phủ quốc tế.

Các định chế tài chính cũng có xu hướng toàn cầu hóa. Họ có thể cho vay các chủ thể kinh tế trong

nước, hoặc cho vay các chủ thể kinh tế của nước ngoài. Ngoài cho vay nội tệ, họ còn có thể cho vay

bằng ngoại tệ.

Như vậy, hoạt động tín dụng ngày nay đã phát triển đến trình độ cao, bao trùm lên hoạt động sản

xuất kinh doanh của nền kinh tế một nước và cả nền kinh tế thế giới.

II. Bản chất và chức năng của tín dụng

a) Bản chất của tín dụng: Tín dụng có 3 tính chất chính như sau:

 Là quan hệ chuyển nhượng mang tính tạm thời: Quan hệ tín dụng là quan hệ chuyển

nhượng tạm thời quyền sử dụng nguồn vốn nhàn rỗi trong thời gian nhất định mà không làm thay đổi

hay mất đi quyền sở hữu đối với lượng giá trị đó. Người cho vay chỉ tạm thời mất đi quyền sử dụng

lượng giá trị trong thời gian cho vay, nhưng vẫn bảo trì được quyền sở hữu đối với nguồn vốn cho vay.

Người đi vay mặc dù được sử dụng nguồn vốn trong thời gian cho vay, nhưng họ không có quyền sở

hữu đối với nguồn vốn này.

 Là quan hệ chuyển nhượng mang tính hoàn trả: Lượng vốn được chuyển nhượng

phải được hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi sau khi kết thúc quan hệ tín dụng. Phần lãi đảm bảo cho lượng

giá trị lớn hơn lượng giá trị ban đầu. Đối với người cho vay, đây là phần tiền mà họ xứng đáng được

nhận vì đã hy sinh quyền sử dụng nguồn vốn trong thời gian cho vay. Còn đối với người đi vay, đây là

cái giá mà họ phải trả cho việc sử dụng nguồn vốn của người khác trong thời gian diễn ra quan hệ tín

dụng.

 Là quan hệ dựa trên cơ sở niềm tin: Đây là điều kiện tiên quyết để hình thành nên

một quan hệ tín dụng. Người cho vay phải tin tưởng rằng người đi vay sẽ hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi

sau khi kết thúc thời hạn cho vay. Niềm tin này xuất phát từ uy tín của người đi vay hoặc tài sản đảm

bảo. Người đi vay cũng tin tưởng rằng trong thời hạn vay, họ có khả năng tạo ra một lượng giá trị lớn

hơn lượng giá trị đi vay. Niềm tin này dựa vào tình hình kinh tế, tính hiệu quả của phương án sản xuất

kinh doanh, …

b) Chức năng của tín dụng: Tín dụng có 3 chứng năng chính như sau:

 Chức năng phân phối lại vốn tiền tệ trên phạm vi toàn xã hội: Tín dụng thực hiện

việc điều tiết nguồn vốn từ nơi tạm thừa nguồn vốn tiền tệ đến nơi có nhu cầu sử dụng vốn. Hoạt động

phân phối này luôn có hiệu quả bởi vì quan hệ tín dụng luôn gắn liền với các điều kiện đảm bảo hoàn trả

và luôn luôn có lãi. Bằng phương thức này, vốn được luân chuyển từ người thừa tiền không có cơ hội

kinh doanh sang người có khả năng sử dụng hiệu quả nguồn vốn này.

 Chức năng thanh khoản: Đây là chức năng cổ xưa nhất của tín dụng. Khi chủ thể

kinh tế thiếu tiền để mua hàng hóa, trong khi họ không có đủ số vốn tiền tệ, họ sẽ đến ngân hàng để xin

cấp một khoản tín dụng. Như vậy, khi một khoản tín dụng được cấp, nó đã tăng cường khả năng thanh

khoản của lượng hàng hóa trên.

Page 7 of 76

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!