Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Chương 1 - Chủ nghĩa duy vật biện chứng docx
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Chương 1. Chủ nghĩa duy vật biện chứng
I. CHỦ NGHĨA DUY VẬT VÀ CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG
1. Triết học và đối tượng nghiên cứu của triết học
a. Khái niệm triết học
Triết học xuất hiện khoảng thế kỷ thứ VIII - VI trước công nguyên ở thời kỳ cổ đại gắn liền với sự hình thành và
phát triển chế độ chiếm hữu nô lệ với tính cách là một khoa học; nhưng xem xét triết học trong quá trình hình thành
và phát triển của lịch sử tư tưởng xã hội thi những tư tưởng triết học xuất hiện rất sớm được thể hiện ở những tư
tưởng đạo đức, tôn giáo và thẩm mỹ trong xã hội nguyên thủy. Đặc biệt trong lịch sử tư tưởng phương Đông.
Triết học theo chữ Hán là sự truy tìm bản chất của đối tượng, bao hàm sự hiểu biết sâu rộng của con người về hiện
thực và vấn đề đạo lý của con người.
Theo người Ấn Độ, triết học là Darshana, có nghĩa là sự chiêm ngưỡng dựa trên lý trí, là con đường suy ngẫm để
dẫn dắt con người đến lẽ phải.
Theo chữ Hy Lạp triết học là “yêu mến sự thông thái” hoặc “làm bạn với trí tuệ”, xuất phát từ một thành
ngữ la tinh là philosophia.
Như vậy, nội dung thuật ngữ triết học bao hàm hai yếu tố: đó là yếu tố nhận thức (sự hiểu biết của con
người, sự giải thích hiện thực bằng hệ thống tư duy lôgíc) và yếu tố nhận định (đánh giá về mặt đạo lý để có thái
độ và hành động) về mặt xã hội. Dù ở phương Đông hay phương Tây, ngay từ đầu, triết học biểu hiện khả năng
nhận thức và đánh giá của con người về hiện thực, nó tồn tại với tính cách là một hình thái ý thức xã hội.
Sự ra đời của triết học có nguồn gốc nhận thức và nguồn gốc xã hội.
Nguồn gốc nhận thức khẳng định triết học chỉ xuất hiện khi mà trình độ nhận thức của con người có khả
năng khái quát và trừu tượng hóa những cái riêng lẻ, cụ thể để nắm bắt được cái chung, cái bản chất và qui luật của
hiện thực. Bởi, đối tượng triết học là thế giới vật chất và con người được triết học nghiên cứu dưới dạng các qui
luật phổ biến của tự nhiên, xã hội và tư duy.
Nguồn gốc xã hội khẳng định triết học chỉ xuất hiện khi xã hội phân chia thành giai cấp. Bởi, nó phản ánh
và bảo vệ lợi ích cho những giai cấp, những lực lượng xã hội nhất định với tính cách hệ tư tưởng của các giai cấp
khác nhau. Cho nên, triết học mang tính giai cấp.
Trải qua quá trình phát triển, đã có rất nhiều quan điểm khác nhau về triết học. Trong các quan điểm khác nhau đó
vẫn có những quan điểm chung. Đó là, tất cả các hệ thống triết học đều là hệ thống tri thức có tính khái quát,
nghiên cứu thế giới trong tính chỉnh thể thống nhất, tìm ra các qui luật phổ biến của nó trong tự nhiên, xã hội và tư
duy.
Triết học là hệ thống tri thức lý luận chung nhất của con người về thế giới; về vị trí và vai trò của con người đối
với thế giới.
Hệ thống tri thức lý luận chung nhất của con người về thế giới là các hệ thống lý luận của triết học với tính cách là
một khoa học và nó khác với hệ thống lý luận của các khoa học cụ thể ở tính chất chung và phổ biến nhất của nó về
hiện thực.
b. Đối tượng nghiên cứu của triết học
Triết học với tính cách là một khoa học xuất hiện rất sớm trong thời kỳ cổ đại. Tuy nhiên, sự hình thành, phát triển
của triết học cũng như việc xác định đối tượng nghiên cứu của triết học cũng thay đổi gắn liền với những điều kiện
lịch sử xã hội nhất định.
Đối tượng của triết học là thế giới vật chất và con người được, nó nghiên cứu dưới dạng các qui luật phổ biến của
tự nhiên, xã hội và tư duy. Mặc dù, đối tượng nghiên cứu của triết học cũng thay đổi và phát triển có tính chất lịch
sử. Nhưng triết học bao giờ cũng đặt ra và giải quyết bằng lý luận những vấn đề về thế giới quan và phương pháp
luận; như vấn đề mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, về bản chất và tính thống nhất thế giới của vật chất; về khả
năng nhận thức của con người.
Thời cổ đại, khi mới xuất hiện phân chia lao động trí óc và lao động chân tay, chưa có sự phân chia giữa triết học
với các khoa học cụ thể khác; nên đối tượng nghiên cứu của triết học và khoa học cụ thể về cơ bản thống nhất với
1