Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Chương 1: Các khái niệm cơ bản về môi trường doc
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
CHƯƠNG 1: CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.1. Khái niệm về môi trường
1.2. Phân loại môi trường
1.3. Các thành phần cơ bản của môi trường
1.4. Chức năng của môi trường
1.5. Quan hệ giữa môi trường và phát triển
1.6. Khủng hoảng môi trường
1.1. Khái niệm về môi trường
- Theo nghĩa rộng nhất: “Môi trường” là tập hợp các điều kiện và hiện tượng bên ngoài
có ảnh hưởng tới một vật thể hoặc một sự kiện.
- Theo nghĩa rộng: “Môi trường” là tổng hợp tất cả các nhân tố như không khí, đất, nước,
ánh sáng, âm thanh, cảnh quan, xã hội có ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của con
người và tài nguyên cần thiết cho sinh sống, sản xuất của con người.
- Theo nghĩa hẹp: “Môi trường” là ……….nhưng không xét đến yếu tố tài nguyên thiên
nhiên.
Vậy: Môi trường sống là tổng hợp các điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng tới sự sống và
sự phát triển của các cơ thể sống. Môi trường sống còn được gọi bằng thuật ngữ môi sinh.
Môi trường sống của con người là tổng hợp các điều kiện vật lý, hóa học, sinh học, xã
hội bao quanh con người, có ảnh hưởng tới sự sống, sự phát triển của từng cá nhân và
toàn bộ cộng đồng người. Thuật ngữ Môi trường thường dùng với nghĩa này. Các thành
phần của môi trường sống có ảnh hưởng trực tiếp tới con người trên Trái đất gồm 04
quyển: sinh quyển, thủy quyển, khí quyển, thạch quyển.
Định nghĩa chung về môi trường: Môi trường là tập hợp các yếu tố tự nhiên và xã hội
bao quanh con người, có ảnh hưởng tới con người và tác động qua lại với các hoạt động
sống của con người như: không khí, đất, nước, sinh vật, xã hội loài người,….
1.2. Phân loại môi trường
Môi trường sống và môi trường sống của con người là một phạm trù hẹp hơn của khái
niệm môi trường. Theo chức năng, môi trường sống được chia làm 03 loại:
Môi trường tự nhiên: Bao gồm các yếu tố thiên nhiên: vật lý, hóa học, sinh học tồn tại
khách quan bao quanh con người.
Môi trường tự nhiên lại có thể phân chia nhỏ hơn theo các thành phần: môi trường đất,
môi trường nước, môi trường không khí….
Môi trường nhân tạo: là tập hợp các yếu tố tự nhiên và xã hội do con người tạo nên và
chịu sự chi phối của con người, như: nhà ở, môi trường khu đô thị, khu công nghiệp, môi
trường nông thôn,….
Môi trường xã hội: là tổng thể các quan hệ giữa con người với con người, tạo nên sự
thuận lợi hoặc trở ngại cho sự phát triển của các cá nhân hoặc từng cộng đồng dân cư,
như: sự gia tăng dân số, định cư, di cư….
1.3. Các thành phần cơ bản của môi trường
1.3.1. Thạch quyển
Vỏ Trái đất hay thạch quyển là một lớp vỏ cứng rất mỏng có cấu tạo hình thái rất phức
tạp, có thành phần không đồng nhất, có độ dày thay đổi theo vị trí địa lý khác nhau.
Vỏ Trái đất được chia làm 02 kiểu: vỏ đại dương và vỏ lục địa. Vỏ đại dương có thành