Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Chuối giá trị ngành chè tỉnh Thái Nguyên: chi phí và lợi nhuận giữa các tác nhân
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Nguyễn Hữu Thọ và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 62(13): 139 - 144
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
139
CHUỖI GIÁ TRỊ NGÀNH CHÈ TỈNH THÁI NGUYÊN:
CHI PHÍ VÀ LỢI NHUẬN GIỮA CÁC TÁC NHÂN
Nguyễn Hữu Thọ
*
, Bùi Thị Minh Hà
Trường Đại học Nông Lâm - ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Chè đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo thu nhập và việc làm cho hơn 66.000 hộ gia đình
tham gia trồng và chế biến chè tại Thái Nguyên, cũng nhƣ 28 nhà sản xuất và kinh doanh. Mục
đích của nghiên cứu là tìm hiểu về những chuỗi giá trị mà nông dân trồng chè tỉnh Thái Nguyên
đang tham gia và những chi phí và lợi nhuận những nông dân này phải bỏ ra và thu về từ việc
tham gia vào chuỗi giá trị, từ đó tìm ra chuỗi giá trị nông dân đƣợc lợi nhuận nhiều nhất. Kết quả
nghiên cứu đã chỉ ra rằng tổng lợi nhuận của mỗi chuỗi phụ thuộc vào hai yếu tố chính: (1) sản
phẩm của chuỗi, và (2) độ dài của chuỗi - sản phẩm tiếp cận đƣợc tới ngƣời tiêu dùng cuối cùng.
Có ba loại sản phẩm chính trong các chuỗi giá trị ngành chè tỉnh Thái Nguyên: Chè đen, chè xanh
đặc sản (chè chất lƣợng cao), và chè xanh thƣờng. Chè đen có lợi nhuận trong chuỗi thấp nhất
(5.810 đ/kg) trong khi đó các chuỗi giá trị chè xanh khác biến động từ 15.010 đồng đến 44.320
đồng/kg. Chuỗi giá trị số 2 (nông dân hợp đồng với nhà máy, sản xuất chè xanh đặc sản) và số 5
(nông dân hợp tác xã, sản xuất chè xanh thƣờng) có giá trị gia tăng trong chuỗi nhiều nhất vì vậy
đây có thể sẽ là hƣớng phát triển cho ngành chè tỉnh Thái Nguyên nhằm mục tiêu gia tăng giá trị
cho ngành chè.
Từ khóa: Ngành chè, chuỗi giá trị, chi phí, lợi nhuận.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Chè đóng một vai trò quan trọng trong việc
tạo thu nhập và việc làm cho hơn 66.000 hộ
gia đình tham gia trồng và chế biến chè tại
Thái Nguyên, cũng nhƣ 28 nhà sản xuất và
kinh doanh. Chè Thái Nguyên chủ yếu đƣợc
cung cấp cho thị trƣờng trong nƣớc, chiếm
75% tổng sản lƣợng chè. 25% còn lại đƣợc
xuất khẩu ra nƣớc ngoài (Ngân hàng Phát
triển Châu Á, 2004). Giá chè tại thị trƣờng
trong nƣớc cao hơn nhiều so với chè xuất
khẩu. Giá trị gia tăng của chè Thái Nguyên
thấp hơn nhiều so với chè Lâm Đồng. Cả ba
giai đoạn của chuỗi giá trị ngành chè là sản
xuất, chế biến và kinh doanh đều còn hạn
chế, thông thƣờng ngƣời sản xuất là ngƣời
chịu thiệt thòi nhất trong chuỗi giá trị
(Goletti, 2005).
Chè Thái Nguyên gặp nhiều khó khăn khi
Việt Nam tham gia Tổ chức Thƣơng mại Thế
giới (WTO) (Aude Simonart, Bùi Thị Minh
Hồng, 2005). Các loại chè nƣớc ngoài có giá
rẻ hơn sẽ thâm nhập thị trƣờng trong nƣớc do
Tel: 0912530872, Email: [email protected]
chè chế biến đƣợc miễn 40% thuế nhập khẩu.
Việc gia tăng thị phần của các loại chè nƣớc
ngoài sẽ tác động tới thu nhập của các nhà sản
xuất trong nƣớc. Do chất lƣợng chè xuất khẩu
Việt Nam còn thấp, nên việc đƣa các sản
phẩm chè của Việt nam tiếp cận thị trƣờng
quốc tế vẫn còn bị hạn chế bởi các tiêu chuẩn
chất lƣợng và giới hạn về kỹ thuật (Lê Đăng
Doanh, (2007). Để tìm hiểu về những bất lợi
của ngƣời nông dân khi tham gia vào chuỗi
giá trị ngành chè chúng tôi tiến hành nghiên
cứu: “chuỗi giá trị ngành chè tỉnh Thái
Nguyên" với mục đích tìm hiểu về những
chuỗi giá trị mà nông dân trồng chè tỉnh Thái
Nguyên đang tham gia và những chi phí và
lợi nhuận những nông dân này phải bỏ ra và
thu về từ việc tham gia vào chuỗi giá trị, từ đó
tìm ra chuỗi giá trị nông dân đƣợc lợi nhuận
nhiều nhất.
NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
Nội dung nghiên cứu
- Đánh giá một số tác nhân tham gia vào
chuỗi giá trị ngành chè tỉnh Thái Nguyên.