Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Chứng minh văn sĩ Hộ mang nhiều nét tiêu biểu hay cũng như dở của tính cách một trí thức nghệ sĩ
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
Đề bài: Chứng minh văn sĩ Hộ mang nhiều nét tiêu biểu hay cũng như dở
của tính cách một trí thức nghệ sĩ có tâm huyết, tài năng
Bài làm:
Nam Cao - một trong những nhà văn tiêu biểu nhất của nền văn học Việt Nam
thế kỉ XX, trước cách mạng ông là nhà văn của hiện thực, sau cách mạng ông
là nhà báo của kháng chiến. Truyện ngắn "Đời thừa" của Nam Cao là một trong
những tác phẩm tiêu biểu cho sáng tác sau cách mạng, nhân vật Hộ trong tác
phẩm nổi lên là một người văn sĩ nghèo, mang trong mình những ước mơ, hoài
bão và tâm huyết với nghề, thế nhưng lại bị rơi vào bi kịch "đời thừa". Tác giả
đã xây dựng một nhân vật Hộ - "mang nhiều nét tiêu biểu hay cũng như dở của
tính cách một trí thức nghệ sĩ có tâm huyết, tài năng". Trước hết, nói về nét hay tiêu biểu của Hộ - một người trí thức nghệ sĩ có tâm
huyết và tài năng phải kể đến lòng tự trọng, trách nhiệm của Hộ đối với nghề
văn. Hộ là một người có tâm với nghề, nuôi hoài bão có cho mình những tác
phẩm văn chương để đời, góp ích cho xã hội. Anh ý thức sâu sắc về nghề văn, sống hết mình vì nghệ thuật và coi nghệ thuật là tất cả, ngoài nghệ thuật ra thì
chẳng còn gì nữa. Anh xây dựng lí tưởng hành văn của mình đó là phải cho ra
đời những tác phẩm văn chương có giá trị sâu sắc, phải "làm mờ được các tác
phẩm cùng thời", phải là một tác phẩm "chung cho tất cả loài người". Hộ không chấp nhận được lối hành văn cẩu thả, viết hời hợt, nhạt nhẽo và vô
giá trị, anh phê phán những thứ văn chương mĩ miều, hoa lệ không bắt nguồn
từ cuộc sống, xa vời hiện thực và không hướng đến hiện thực. Hộ nhận thức rõ
ràng, nghề viết văn không cho phép sự cẩu thả và nghệ thuật là không tồn tại sự
cẩu thả, bởi dù là bất cứ nghề nào làm cẩu thả cũng là bất lương, cẩu thả trong
nghề văn còn đê tiện gấp bội, không thể chấp nhận được. Anh đã rất xấu hổ và
trách phạt mình khi viết ra thứ văn cẩu thả, hời hợt và nông cạn để kiếm tiền, đối với anh đó không phải là nghệ thuật. Văn sĩ Hộ cẩn thận và trau chuốt trong
sáng tác của mình, chính vì vậy, anh mất rất nhiều công sức để đọc, để ngẫm
nghĩ và suy xét, tìm tòi về mọi thứ, công trình nghiên cứu về nghệ thuật để
hành văn của Hộ là không bao giờ biết chán. Một nét hay nữa trong tính cách
của Hộ đó là ý thức sáng tạo trong văn chương, trong con người anh xác định
rõ văn chương gắn liền với sáng tạo, có sáng tạo mới đích thực là nghệ thuật, người viết văn phải có tính sáng tạo, đặt sáng tạo lên hàng đầu. Bởi theo Hộ
"văn chương không cần đến những người thợ khéo tay" mà cần đến những
người "sáng tạo những gì chưa có". Nghĩa là người viết văn phải biết tìm tòi, đào sâu, khai thác những con đường mà chưa ai khai thác, phải sáng tạo, phải
lao động nghiêm túc và trách nhiệm. Niềm mơ ước của Hộ là một niềm mơ ước
cao đẹp, là khao khát tự khẳng định mình trong cuộc đời "Cả một đời tôi, tôi sẽ
chỉ viết một quyển thôi, nhưng quyển đó sẽ ăn giải Nobel...", quả thực Hộ là
người có ý thức về bản thân, nhận thức được giá trị cuộc sống và không muốn
sống vô ích, không muốn trở thành "đời thừa". Tồn tại song song với nét hay trong tính cách của Hộ là nét dở. Trong hoạt
động nghệ thuật, Hộ say mê văn chương là không thể phủ nhận nhưng anh
cũng rất dễ bốc đồng, mất kiểm soát vì văn chương. Bắt gặp một chuyện văn
chương, nghe được những bình luận về tác phẩm là Hộ dễ "sa ngã", cao hứng
và "lao đầu" vào những câu chuyện đó bất kể hoàn cảnh nào. Hộ quá đắm say