Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

T
PREMIUM
Số trang
105
Kích thước
1.3 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1946

Chứng cứ trong vụ án hành chính

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.HỒ CHÍ MINH

KHOA LUẬT HÀNH CHÍNH

  

NGUYỄN SƠN LÂM

CHỨNG CỨ

TRONG VỤ ÁN HÀNH CHÍNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Chuyên ngành: Luật hành chính – Mã số 60.38.20

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:

TS. Nguyễn Thị Thƣơng Huyền

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2012

LỜI CAM ĐOAN

Đề tài “Chứng cứ trong vụ án hành chính” là công trình do chính tác giả

tìm hiểu, nghiên cứu và xây dựng dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Thị Thương

Huyền. Mọi kết quả nghiên cứu của các công trình nghiên cứu khác được sử dụng

trong luận văn này đều được giữ nguyên ý tưởng và trích dẫn đầy đủ nguồn theo

đúng quy định. Nội dung của luận văn không sao chép bất kỳ công trình nghiên cứu

nào.

Tác giả xin chịu trách nhiệm hoàn toàn về tính trung thực của đề tài

Tác giả

Nguyễn Sơn Lâm

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

HVHC : Hành vi hành chính

Luật TTHC : Luật tố tụng hành chính năm 2010

QĐHC : Quyết định hành chính

Quyết định kỷ luật BTV: Quyết định kỷ luật buộc thôi việc

TTHC : Tố tụng hành chính

VAHC : Vụ án hành chính

MỤC LỤC



LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................1

1. Lý do chọn đề tài ...............................................................................................1

2. Tình hình nghiên cứu đề tài .............................................................................2

3. Mục đích, đối tƣợng nghiên cứu, giới hạn phạm vi nghiên cứu ...................3

4. Phƣơng pháp nghiên cứu..................................................................................4

5. Ý nghĩa khoa học và ứng dụng của đề tài.......................................................4

6. Cơ cấu của luận văn..........................................................................................5

CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHỨNG CỨ TRONG VỤ ÁN HÀNH

CHÍNH .......................................................................................................................6

1.1. Khái niệm, đặc điểm chứng cứ trong vụ án hành chính. ..........................6

1.1.1. Khái niệm, đặc điểm vụ án hành chính ................................................6

1.1.1.1. Khái niệm ..............................................................................................6

1.1.1.2. Đặc điểm của vụ án hành chính..........................................................10

1.1.2. Khái niệm, đặc điểm của chứng cứ trong vụ án hành chính ...............13

1.1.2.1. Khái niệm..............................................................................................13

1.1.2.2. Đặc điểm của chứng cứ.........................................................................17

1.1.2.3. Phân biệt nguồn chứng cứ với chứng cứ trong vụ án hành chính ........19

1.2. Các thuộc tính và ý nghĩa của chứng cứ trong vụ án hành chính. .........21

1.2.1. Các thuộc tính của chứng cứ: .................................................................21

1.2.1.1. Tính khách quan......................................................................................21

1.2.1.2. Tính liên quan. ........................................................................................22

1.2.1.3. Tính hợp pháp..........................................................................................23

1.2.2. Ý nghĩa của chứng cứ. ..............................................................................25

1.2.2.1. Đối với các đương sự................................................................................25

1.2.2.2. Đối với các cơ quan tiến hành tố tụng ......................................................27

1.3. Quy định pháp luật về chứng cứ trong vụ án hành chính ......................29

1.3.1. Giao nộp chứng cứ .....................................................................................29

1.3.2. Xác minh, thu thập chứng cứ .....................................................................31

1.3.3. Bảo quản, đánh giá, công bố và sử dụng và bảo vệ chứng cứ....................39

1.3.3.1. Bảo quản chứng cứ......................................................................................39

1.3.3.2. Đánh giá chứng cứ .....................................................................................40

1.3.3.3. Công bố và sử dụng chứng cứ ....................................................................42

CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG CỦA VIỆC GIAO NỘP, XÁC MINH, THU

THẬP, ĐÁNH GIÁ, CÔNG BỐ, SỬ DỤNG, BẢO QUẢN VÀ BẢO VỆ

CHỨNG CỨ TRONG VỤ ÁN HÀNH CHÍNH VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

HOÀN THIỆN.........................................................................................................47

2.1. Thực trạng của việc giao nộp, xác minh, thu thập, đánh giá, công bố sử

dụng, bảo quản và bảo vệ chứng cứ. .....................................................................47

2.1.1. Thực trạng giao nộp chứng cứ.......................................................................47

2.1.2. Xác minh, thu thập chứng cứ .........................................................................54

2.1.3. Đánh giá, công bố, sử dụng, bảo quản và bảo vệ chứng cứ...........................64

2.1.3.1. Đánh giá chứng cứ.......................................................................................64

2.1.3.2. Công bố và sử dụng chứng cứ......................................................................69

2.1.3.3. Bảo quản và bảo vệ chứng cứ ......................................................................75

2.2. Nguyên nhân của những hạn chế trong việc giao nộp, xác minh, thu thập,

đánh giá, công bố sử dụng, bảo quản và bảo vệ chứng cứ ..................................76

2.3. Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật và thực hiện pháp luật về chứng cứ

trong vụ án hành chính...........................................................................................79

2.3.1. Kiến nghị hoàn thiện về mặt pháp luật ...........................................................79

2.3.2. Các kiến nghị hoàn thiện khác ........................................................................88

Kết luận

Danh mục tài liệu tham khảo

1

LỜI MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Ở nước ta, hiện nay việc giải quyết vụ án hành chính được điều chỉnh riêng

bởi Luật tố tụng hành chính, đã được Quốc hội khóa XII thông qua tại kỳ họp

thứ 8 ngày 24 tháng 11 năm 2010 và có hiệu lực từ ngày 01/7/2011. Có thể nói

Luật tố tụng hành chính được thiết kế và ra đời để thống nhất thủ tục tố tụng tư

pháp, hợp nhất các văn bản tố tụng đơn lẻ kèm theo sửa đổi về mặt kỹ thuật

đồng thời còn là một bước tiến về tư duy pháp lý của các nhà làm luật nước ta.

Quan hệ pháp luật hành chính là quan hệ pháp luật tương đối phức tạp, rắc

rối, liên quan đến việc ban hành các quyết định hành chính, hành vi hành chính,

quyết định kỷ luật buộc thôi việc của cơ quan hành chính nhà nước. Khi các

quyết định hành chính, hành vi hành chính được ban hành không đúng quy định

của pháp luật thì thông qua tòa án sẽ được xem xét tính hợp pháp trên cơ sở

pháp lý cũng như chứng cứ mà các đương sự cung cấp cho tòa án hay tòa án xác

minh thu thập được và được giải quyết bằng vụ án hành chính.

Trong vụ án hành chính thì chứng cứ có vai trò và ý nghĩa đặc biệt quan

trọng, gần như mang tính chất quyết định trong việc xác định kết quả thắng thua

của các đương sự trong một vụ án. Có thể nói, chứng cứ ảnh hưởng tới chất

lượng giải quyết vụ án, nó được xem là chiếc chìa khóa để làm sáng tỏ nội dung

vụ án. Các hoạt động liên quan đến chứng cứ như: cung cấp chứng cứ, giao nộp

chứng cứ, xác minh, thu thập chứng cứ, đánh giá chứng cứ, bảo quản chứng cứ...

là những bộ phận không thể thiếu trong quá trình Tòa án giải quyết vụ án hành

chính. Tuy nhiên, không phải tất cả tài liệu mà đương sự cung cấp đều được tòa

án chấp nhận là chứng cứ để sử dụng trong quá trình giải quyết vụ án hành chính

mà các tài liệu đó cần phải đáp ứng được những điều kiện nhất định, cụ thể ở

đây là phải thỏa mãn các điều kiện bao gồm: tính khách quan, tính liên quan và

tính hợp pháp. Vì vậy, làm rõ các vấn đề về chứng cứ trong giải quyết vụ án

hành chính là trọng tâm của hoạt động tố tụng hành chính của cơ quan tiến hành

tố tụng và những người tiến hành tố tụng, đó là thực hiện các quyền và nghĩa vụ

trong tố tụng hành chính.

Tuy nhiên, qua nghiên cứu tìm hiểu các quy định về “chứng cứ” theo Luật tố

tụng hành chính, tác giả nhận thấy những quy định về chứng cứ trong vụ án

2

hành chính hiện nay còn nhiều điều bất cập, hạn chế cần phải được sửa đổi, bổ

sung cho phù hợp với tình hình thực tiễn :

Thứ nhất, các quy định của Luật tố tụng hành chính còn tồn tại nhiều hạn

chế, chưa rõ ràng, chưa chính xác như: vai trò của đương sự trong cung cấp, xác

minh, thu thập chứng cứ, công bố, sử dụng, bảo quản và bảo vệ chứng cứ của

tòa án, trách nhiệm của các cá nhân, cơ quan tổ chức trong việc cung cấp chứng

cứ... dẫn đến việc thực hiện và áp dụng trong thực tiễn còn gặp nhiều khó khăn,

vướng mắc;

Thứ hai, trong hoạt động áp dụng pháp luật nói chung và áp dụng các quy

định về chứng cứ trong vụ án hành chính nói riêng trong giai đoạn hiện nay còn

tồn tại nhiều vấn đề bức xúc. Đòi hỏi các nhà khoa học, các luật gia, các học giả

phải tiếp tục nghiên cứu để trả lời cho câu hỏi “ làm sao để đạt được hiệu quả

trong việc áp dụng các quy định của pháp luật về chứng cứ trong thực tiễn, hạn

chế được tối đa tình trạng oan sai trong tố tụng ”;

Trong bối cảnh công cuộc cải cách ở nước ta đã và đang đi vào chiều rộng và

chiều sâu, với trọng tâm được xác định là “Cải cách tư pháp cần thiết phải bắt

đầu từ cải cách tòa án và các thủ tục tố tụng tòa án”. Với mong muốn hoàn thiện

được các vấn đề lý luận pháp lý, tạo nền tảng để các quy định của pháp luật về

chứng cứ phát huy hiệu quả trong thực tiễn. Đồng thời xuất phát từ tình hình

thực tiễn hoạt động giải quyết vụ án hành chính trong thời gian qua cũng như

những đòi hỏi hiện nay, tác giả thấy rằng việc xác định rõ các vấn đề liên quan

đến chứng cứ là yêu cầu cấp bách nhằm đảm bảo cho việc giải quyết vụ án hành

chính được chính xác, nhanh chóng, khách quan bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích

hợp pháp của đương sự, góp phần bảo vệ công lý và quyền lợi ích hợp pháp của

người dân. Đó là lý do cơ bản làm cơ sở cho tác giả chọn đề tài: “Chứng cứ

trong vụ án hành chính” làm luận văn thạc sĩ luật học của mình.

1. Tình hình nghiên cứu đề tài

Chứng cứ đóng một vai trò rất quan trọng trong việc giải quyết vụ án hành

chính, Trong Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính năm 1996 (sửa

đổi, bổ sung năm 1998 và 2006) đã dành sự quan tâm nhất định đối với vấn đề

này. Đến Luật tố tụng hành chính năm 2010 Chứng cứ đã được quy định thành

một chế định riêng biệt, độc lập, góp phần tạo điều kiện thuận lợi hơn trong việc

giải quyết vụ án hành chính.

3

Với tầm quan trọng đó, việc nghiên cứu về chứng cứ trong vụ án hành chính

cũng nhận được sự quan tâm nhất định của một số tác giả nhưng đa số chỉ là

những bài viết đăng trên các tạp chí chuyên ngành. Xét về nội dung mới chỉ

nghiên cứu một cách sơ lược về chứng cứ như: “Luật tố tụng hành chính bước

tiến quan trọng về quy định chứng cứ, chứng minh trong luật tố tụng hành chính

năm 2010” của tác giả Nguyễn Thị Thu Hương được đăng trên tạp chí Nghề luật

– Học viện tư pháp, số 04/2011, hoặc các bài viết nghiên cứu về một số điểm

mới của chế định chứng cứ trong chương trình tập huấn hướng dẫn áp dụng Luật

tố tụng hành chính của Tòa án nhân dân tối cao, được phát hành trong ấn phẩm

“Tài liệu tập huấn Luật tố tụng hành chính” của Trường cán bộ Tòa án (2012).

Đến nay đề tài “Chứng cứ trong vụ án hành chính” chỉ có một khóa luận tốt

nghiệp cử nhân luật của tác giả Đỗ Thị Thúy – Năm 2011 nhưng với mức độ và

phạm vi nghiên cứu hạn chế, mang tính lý thuyết, chưa làm nổi bật được những

vấn đề liên quan đến chứng cứ trong vụ án hành chính, còn thiếu cơ sở thực tiễn

và chưa chuyên sâu bao quát có hệ thống về toàn bộ các vấn đề về chứng cứ

trong vụ án hành chính. Chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu chuyên sâu

ở bậc cao học để tổng hợp làm rõ các kiến thức về tố tụng hành chính xoay

quanh vấn đề là chứng cứ. Nghiên cứu một cách có hệ thống các nguyên tắc,

quy định, nội dung, đặc điểm của chứng cứ. Trên cơ sở quy định của pháp luật,

đi sâu vào phân tích những điểm hạn chế, bất cập trong quá trình áp dụng, tìm ra

nguyên nhân lý giải các hạn chế, vướng mắc trong quá trình thực hiện và áp

dụng chứng cứ trong vụ án và đề xuất một số biện pháp có khả năng áp dụng

trên thực tế để hoàn thiện hơn nữa các quy định pháp luật của chứng cứ, góp

phần giải quyết vụ án hành chính một cách nhanh chóng và chính xác.

2. Mục đích, đối tƣợng nghiên cứu, giới hạn phạm vi nghiên cứu

Mục đích tổng quát của luận văn là nghiên cứu một cách có hệ thống

những vấn đề lý luận và thực tiễn về chứng cứ trong vụ án hành chính. Trên cơ

sở đó tìm ra những điểm chưa hợp lý, chưa hoàn thiện trong các quy định của

pháp luật tố tụng hành chính về chứng cứ, đi đến đề xuất phương hướng hoàn

thiện các quy định về chế định chứng cứ trong Luật tố tụng hành chính, cũng

như các vấn đề liên quan đến thực tiễn áp dụng các quy định này. Nhằm góp

phần hạn chế những sai sót trong quá trình áp dụng, mang lại hiệu quả cao trong

việc giải quyết vụ án hành chính, đảm bảo được tính khách quan, công bằng và

4

minh bạch. Để thực hiện những mục tiêu trên phạm vi nghiên cứu của luận văn

đề cập đến những nội dung sau:

Nghiên cứu khái niệm, đặc điểm, thuộc tính và ý nghĩa của chứng cứ

trong vụ án hành chính, tiến hành phân biệt chứng cứ và nguồn chứng cứ để tạo

điều kiện thuận lợi hơn cho việc xác định các tài liệu được xem là chứng cứ sử

dụng trong quá trình giải quyết vụ án hành chính. Đồng thời, nghiên cứu những

vấn đề lý luận liên quan đến quá trình giao nộp, xác minh, thu thập, bảo quản,

đánh giá, công bố, sử dụng và bảo vệ chứng cứ.

Phân tích những điểm chưa hoàn thiện của pháp luật hiện hành liên quan

đến vấn đề giao nộp, xác minh, thu thập, bảo quản, đánh giá, công bố, sử dụng

và bảo vệ chứng cứ cũng như những bất cập, hạn chế trong thực tiễn áp dụng các

quy định này. Tìm ra nguyên nhân của những hạn chế, bất cập đó, từ đó đưa ra

những kiến nghị để hoàn thiện chế định chứng cứ trong vụ án hành chính.

3. Phƣơng pháp nghiên cứu

Luận văn sẽ được trình bày trên quan điểm nhận thức của chủ nghĩa duy

vật biện chứng, các cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin về Nhà nước và

Pháp luật. Việc sử dụng phương pháp này cho phép tác giả nhận thức rõ hơn về

bản chất của chứng cứ trong vụ án hành chính, cũng như các vấn đề lý luận liên

quan đến các biện pháp giao nộp, xác minh, thu thập, bảo quản, đánh giá, công

bố, sử dụng và bảo vệ chứng cứ, từ đó làm nền tảng cho việc nghiên cứu, hoàn

thiện các quy định về chứng cứ trong vụ án hành chính.

Đồng thời, tác giả cũng sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như:

Tổng hợp, thống kê, phân tích, so sánh để thực hiện nghiên cứu đề tài này. Các

phương pháp này giúp tác giả nghiên cứu một cách thấu đáo, toàn diện hơn, từ

đó tìm ra những điểm chưa hợp lý, đưa ra những giải pháp, đề xuất nhằm hoàn

thiện các quy định của pháp luật cũng như thực tiễn áp dụng liên quan đến vấn

đề chứng cứ trong vụ án hành chính.

4. Ý nghĩa khoa học và ứng dụng của đề tài

Đề tài là công trình nghiên cứu chuyên sâu đầu tiên về chứng cứ trong vụ án

hành chính ở bậc cao học. Là một công trình nghiên cứu cơ bản, có tính hệ

thống những vấn đề mang tính lý luận, pháp lý và thực tiễn chuyên về chứng cứ

trong vụ án hành chính. Luận văn góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và

thực tiễn cho việc hoàn thiện pháp luật về chứng cứ trong tố tụng hành chính.

Đưa đến cho người đọc một cái nhìn toàn diện nhất về các vấn đề liên quan đến

5

chứng cứ trong vụ án hành chính bao gồm: giao nộp, xác minh, thu thâp, bảo

quản, đánh giá, công bố, sử dụng và bảo vệ chứng cứ.

Luận văn là tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm đến chứng cứ trong vụ

án hành chính, đặc biệt là đối với cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố

tụng cũng như các đương sự khi tham gia tố tụng giải quyết các vụ án hành

chính.

5. Cơ cấu của luận văn

Để đạt được mục đích trong phạm vi nghiên cứu của đề tài bên cạnh lời nói

đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm hai chương:

Chương I : Cơ sở lý luận về chứng cứ trong vụ án hành chính

Chương II: Thực trạng của việc giao nộp, xác minh, thu thập, đánh giá, công

bố, sử dụng, bảo quản và bảo vệ chứng cứ trong vụ án hành chính và một số

kiến nghị hoàn thiện

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!