Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

T
PREMIUM
Số trang
93
Kích thước
1.6 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1729

Chức năng xét xử theo luật tố tụng hình sự Việt Nam

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

TRẦN PHẠM DUYÊN AN

CHỨC NĂNG XÉT XỬ

THEO LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ

CHUYÊN NGÀNH LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ

ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2019

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

CHỨC NĂNG XÉT XỬ

THEO LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM

Chuyên ngành: Luật Hình sự và Tố tụng hình sự

Định hướng nghiên cứu

Mã số: 8380104

Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Huỳnh Tấn Duy

Học viên: Trần Phạm Duyên An

Lớp: Cao học Luật, Khóa 25

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2019

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan Luận văn thạc sĩ “Chức năng xét xử theo luật tố tụng hình sự

Việt Nam” là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của

TS. Lê Huỳnh Tấn Duy. Những số liệu và thông tin trích dẫn, chú thích trong luận

văn là trung thực, đầy đủ, chính xác. Kết quả nghiên cứu của luận văn chưa từng

được công bố trong bất kì công trình khoa học nào khác.

Nếu có bất kỳ thông tin nào sai sự thật, tôi sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày…. tháng…. năm 2019

Tác giả luận văn

Trần Phạm Duyên An

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Cụm từ đầy đủ

BLTTHS Bộ luật Tố tụng hình sự

HĐXX Hội đồng xét xử

TAND Tòa án nhân dân

TTHS Tố tụng hình sự

VAHS Vụ án hình sự

VKS Viện kiểm sát

XXST Xét xử sơ thẩm

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU ...........................................................................................................1

CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHỨC NĂNG XÉT XỬ

TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ.................................................................................7

1.1. Chức năng tố tụng hình sự.............................................................................7

1.1.1. Khái niệm chức năng tố tụng hình sự.........................................................7

1.1.2. Phân loại chức năng tố tụng hình sự .........................................................9

1.2. Chức năng xét xử trong tố tụng hình sự.....................................................17

1.2.1. Khái niệm, nội dung của chức năng xét xử trong tố tụng hình sự ...........17

1.2.2. Chủ thể thực hiện, thời điểm bắt đầu và kết thúc của chức năng xét xử

trong tố tụng hình sự ..........................................................................................22

1.2.3. Vị trí của chức năng xét xử trong tố tụng hình sự....................................25

1.2.4. Mối quan hệ giữa chức năng xét xử với chức năng buộc tội, chức năng

bào chữa .............................................................................................................27

1.3. Chức năng xét xử trong các mô hình tố tụng hình sự ...............................30

1.3.1. Chức năng xét xử trong tố tụng tố cáo.....................................................30

1.3.2. Chức năng xét xử trong tố tụng thẩm vấn................................................31

1.3.3. Chức năng xét xử trong tố tụng tranh tụng..............................................32

1.3.4. Chức năng xét xử trong tố tụng pha trộn .................................................33

Kết luận chương 1 ...................................................................................................35

CHƯƠNG 2. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VỀ CHỨC

NĂNG XÉT XỬ.......................................................................................................37

2.1. Chức năng xét xử trong chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự .............37

2.1.1. Quy định về việc Tòa án xác minh, thu thập, bổ sung chứng cứ..............37

2.1.2. Quy định về việc Tòa án trả hồ sơ để điều tra bổ sung............................39

2.1.3. Quy định về giới hạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự .................................46

2.2. Chức năng xét xử tại phiên tòa hình sự sơ thẩm .......................................51

2.2.1. Quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng xét xử trong thủ tục xét

hỏi tại phiên tòa hình sự sơ thẩm .......................................................................51

2.2.2. Quy định về xem xét việc rút quyết định truy tố hoặc kết luận về tội danh

nhẹ hơn tại phiên tòa hình sự sơ thẩm ...............................................................55

2.2.3. Quy định về thẩm quyền khởi tố vụ án của Hội đồng xét xử....................57

Kết luận chương 2 ...................................................................................................61

CHƯƠNG 3. THỰC TIỄN THỰC HIỆN CHỨC NĂNG XÉT XỬ TRONG TỐ

TỤNG HÌNH SỰ VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN .............................................63

3.1. Thực tiễn thực hiện chức năng xét xử trong tố tụng hình sự ...................63

3.1.1. Những kết quả đạt được trong quá trình thực hiện chức năng xét xử trong

tố tụng hình sự....................................................................................................63

3.1.2. Những hạn chế trong quá trình thực hiện chức năng xét xử trong tố tụng

hình sự ................................................................................................................65

3.1.3. Nguyên nhân của những hạn chế trong quá trình thực hiện chức năng xét

xử trong tố tụng hình sự .....................................................................................71

3.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao chất lượng thực hiện chức

năng xét xử trong tố tụng hình sự ......................................................................73

3.2.1. Cải cách tư pháp và yêu cầu nâng cao chất lượng thực hiện chức năng

xét xử trong tố tụng hình sự................................................................................73

3.2.2. Giải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật về chức năng xét xử trong

tố tụng hình sự....................................................................................................75

3.2.3. Các giải pháp nâng cao chất lượng thực hiện chức năng xét xử trong tố

tụng hình sự ........................................................................................................79

Kết luận chương 3 ...................................................................................................82

KẾT LUẬN CHUNG ..............................................................................................83

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1

LỜI NÓI ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Chức năng tố tụng hình sự là vấn đề có ý nghĩa rất quan trọng về mặt lý luận

và thực tiễn. Nhận thức đúng đắn về nội dung, vị trí, vai trò của từng chức năng tố

tụng hình sự sẽ tạo cơ sở vững chắc định hướng cho công cuộc cải cách tư pháp,

góp phần nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tội phạm. Chức năng xét xử là

một trong ba chức năng cơ bản của tố tụng hình sự, đóng vai trò trung tâm bên cạnh

hai chức năng buộc tội và bào chữa. Theo quy định tại Điều 102 Hiến pháp năm

2013 và Điều 2 Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 thì Tòa án nhân dân là cơ

quan thực hiện chức năng xét xử, là cơ quan trung tâm trong công cuộc cải cách tư

pháp. Nghị quyết số 49/NQ-TW của Bộ Chính trị ngày 02/6/2005 về chiến lược cải

cách tư pháp đến năm 2020 xác định các nhiệm vụ cải cách tư pháp trong đó trọng

tâm là xây dựng, hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân.

Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 ra đời trên tinh thần thể chế hóa nội dung các

Nghị quyết về cải cách tư pháp. Ở lần ban hành này Quốc hội đã ghi nhận vào Bộ luật

tố tụng hình sự nhiều nhiệm vụ và quyền hạn mới cho Tòa án, nhằm nâng cao chất

lượng hoạt động xét xử; tạo điều kiện thuận lợi cho việc xác định sự thật khách quan

của vụ án, xử lí kịp thời mọi hành vi phạm tội, kiểm soát chặt chẽ tội phạm. Trong đó

tiêu biểu là việc mở rộng giới hạn xét xử sơ thẩm, cùng với các quy định về hoạt

động chứng minh, thu thập, bổ sung chứng cứ của Tòa án. Điều này dẫn đến tình

trạng chồng chéo, lẫn lộn chức năng. Hơn nữa sẽ gây ra mâu thuẫn trong Bộ luật tố

tụng hình sự năm 2015, vi phạm một số nguyên tắc cơ bản của luật tố tụng hình sự,

ảnh hưởng lớn đến quyền, lợi ích hợp pháp của của người bị buộc tội. Vì vậy cần phải

nghiên cứu sửa đổi các quy định có liên quan đến chức năng xét xử.

Chủ thể thực hiện chức năng xét xử là thẩm phán và hội thẩm. Đây là nhân tố

quan trọng, quyết định hiệu quả, chất lượng việc thực hiện chức năng xét xử trong

thực tiễn. Hiện nay tình hình tội phạm ngày càng diễn biến phức tạp, sự gia tăng về

số lượng cũng như mức độ nguy hiểm đặt ra yêu cầu chất lượng thẩm phán và hội

thẩm phải ngày càng hoàn thiện về số lượng lẫn chất lượng, phục vụ cho công tác

xét xử, đấu tranh với tội phạm. Dựa trên yêu cầu thực tiễn, các lớp đào tạo bồi

dưỡng nghiệp vụ, phiên tòa trực tuyến rút kinh nghiệm mang lại nhiều bài học quý

báu. Các cuộc thi tuyển thẩm phán hằng năm được tổ chức ngày càng quy mô và

2

chất lượng, yêu cầu đặt ra ngày càng cao thể hiện sự nâng tầm chất lượng đối với

chức danh này đáp ứng yêu cầu xét xử trên thực tế. Số lượng các vụ án được giải

quyết ngày càng nhiều, thể hiện sự cố gắng của cả tập thể ngành Tòa án. Tuy nhiên

vẫn còn một số tồn tại, chất lượng đội ngũ thẩm phán có sự phân hóa giữa các vùng

miền, nhận thức áp dụng pháp luật chưa đồng nhất, còn mang nặng tư duy hành

chính chỉ đạo thỉnh thị, tâm lý lo sợ đối với việc bổ nhiệm lại. Đây là những vấn đề

cần được khắc phục nhằm nâng cao chất lượng thực hiện chức năng xét xử.

Trước đây đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về chức năng tố tụng

hình sự. Tuy nhiên khi Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 ra đời đã có nhiều sửa đổi

về phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan tiến hành tố tụng. Những sửa đổi

này nhằm tăng tính chủ động của các cơ quan tiến hành tố tụng để xử lý kịp thời tội

phạm. Nội dung của các chức năng tố tụng hình sự có nhiều thay đổi lớn, đặc biệt

chức năng xét xử được bổ sung nhiều nội dung mới chồng lấn phạm vi của các chức

năng khác. Việc đánh giá, phân tích một cách toàn diện những sửa đổi, bổ sung đối

với chức năng xét xử sẽ giúp hiểu rõ hơn chức năng xét xử theo luật tố tụng hình sự

Việt Nam. Vì vậy cần có một đề tài nghiên cứu, đánh giá sự phù hợp giữa việc sửa

đổi và các kiến thức chung về mặt lý luận chức năng của tố tụng hình sự, tạo ra sự

đồng bộ trong việc sửa đổi, hướng tới nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của

chức năng này, đưa Tòa án trở lại là cơ quan thực hiện chức năng xét xử đúng nghĩa.

Xuất phát từ những lý do trên, tác giả chọn đã chọn đề tài “Chức năng xét

xử theo luật tố tụng hình sự Việt Nam” làm đề tài luận văn thạc sĩ luật học.

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Những năm gần đây, đã có nhiều đề tài nghiên cứu về các chức năng cơ bản

của tố tụng hình sự ở những cấp độ và phạm vi khác nhau. Những công trình nghiên

cứu mà tác giả tiếp cận được bao gồm:

Về luận án tiến sĩ

- Lê Tiến Châu (2009), Chức năng xét xử trong tố tụng hình sự Việt Nam,

Luận án tiến sĩ, Trường đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh;

- Nguyễn Mạnh Hùng (2012), Các chức năng trong tố tụng hình sự Việt

Nam: Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận án tiến sĩ, Học viện khoa học xã hội

viện khoa học xã hội Việt Nam, Hà Nội.

3

Nội dung của hai luận án này đã làm rõ vấn đề về mặt lý luận, quy định pháp

luật cũng như thực tiễn áp dụng quy định pháp luật về chức năng xét xử trên nền

tảng Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003.

Về luận văn thạc sĩ

- Lê Tiến Châu (2001), Các chức năng tố tụng cơ bản trong tố tụng hình sự;

Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh.

- Trần Thị Ánh (2007), Chức năng xét xử của Tòa án trong tố tụng hình sự

Việt Nam, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh;

- Phùng Bá Thắng (2019), Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự theo luật tố tụng

hình sự Việt Nam, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh.

Đây là những luận văn nghiên cứu về các khía cạnh khác nhau của chức năng

cơ bản trong tố tụng hình sự, từ khái quát đến cụ thể, luận văn của tác giả Lê Tiến

Châu đã nghiên cứu bao quát, toàn diện về cả ba chức năng cơ bản trong tố tụng

hình sự trên cơ sở Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988. Luận văn của tác giả Trần Thị

Ánh nghiên cứu ở góc độ chức năng xét xử, trong mối quan hệ với các nguyên tắc

cơ bản của tố tụng hình sự trên nền tảng Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003. Gần đây

nhất là luận văn của tác giả Phùng Bá Thắng nghiên cứu về thẩm quyền khởi tố vụ

án của Viện kiểm sát và Tòa án (Hội đồng xét xử) theo quy định của Bộ luật tố tụng

hình sự năm 2015.

Về bài viết trên các tạp chí khoa học

- Nguyễn Thái Phúc (2007), “Mô hình tố tụng hình sự Việt Nam - Những vấn

đề lý luận và thực tiễn”, Tạp chí Khoa học pháp lý, số 05;

- Nguyễn Thái Phúc (2019), “Cần sửa đổi và hoàn thiện Điều 298 về giới

hạn xét xử trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015”.

Những bài viết này cung cấp các kiến thức hữu ích về chức năng tố tụng hình sự

từ nhiều góc độ khác nhau, bên cạnh đó còn chỉ ra những bất cập tồn tại trong quy định

của pháp luật về nội dung chức năng xét xử. Tuy nhiên, những bài viết chỉ dừng lại ở

việc nghiên cứu, phân tích một vài khía cạnh riêng lẻ mà chưa có sự phân tích bao quát

toàn diện các vấn đề về lý luận cũng như thực tiễn thực hiện chức năng xét xử.

Các công trình nghiên cứu đã kể trên, là nguồn tư liệu quý báu bước đầu đã

tạo ra những nền tảng cơ bản cho việc nghiên cứu những vấn đề liên quan đến chức

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!