Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Chức năng tạo lập và áp dụng án lệ của tòa án
MIỄN PHÍ
Số trang
39
Kích thước
479.6 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1798

Chức năng tạo lập và áp dụng án lệ của tòa án

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

ĐỖ THANH TRUNG

CHỨC NĂNG TẠO LẬP

VÀ ÁP DỤNG ÁN LỆ CỦA TÕA ÁN

CHUYÊN NGÀNH: LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH

MÃ SỐ: 62.38.50.02

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. NGUYỄN CẢNH HỢP

2. PGS.TS. ĐỖ VĂN ĐẠI

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

TP. HỒ CHÍ MINH - 2018

Công trình đƣợc hoàn thành tại

Trƣờng Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh

Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. Nguyễn Cảnh Hợp

2. PGS. TS. Đỗ Văn Đại

Phản biện 1: ______________________________________________________

______________________________________________________

Phản biện 2: ______________________________________________________

______________________________________________________

Phản biện 3: ______________________________________________________

______________________________________________________

Luận án sẽ đƣợc bảo vệ trƣớc Hội đồng cấp Trƣờng tại Trƣờng Đại học Luật

TP. Hồ Chí Minh

Số 2 Nguyễn Tất Thành, quận 4

Vào hồi….giờ….., ngày…..tháng….năm…..

Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, số 2

Nguyễn Tất Thành, quận 4 hoặc Thư viện Khoa học Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Hệ thống tư duy lý luận pháp luật xã hội chủ nghĩa Xô Viết ảnh hưởng mạnh

đến tư duy pháp lý ở Việt Nam, đặc biệt từ sau năm 1975 đến năm 1986. Chức

năng tạo lập và áp dụng án lệ của tòa án trong giai đoạn này dường như bị lãng

quên và không được chú trọng. Thực tế này có thể giải thích từ nhiều nguyên nhân

khác nhau. Trước hết, nguyên tắc pháp chế XHCN đòi hỏi tòa án tuân theo pháp

luật một cách nghiêm chỉnh và triệt để. Do đó, vai trò sáng tạo pháp luật của tòa án

không được đề cao. Thứ hai, theo nguyên tắc tập quyền XHCN, tòa án được xem là

một thiết chế quyền lực thực hiện chức năng xét xử dưới sự giám sát của Quốc hội

hơn là cơ quan bảo đảm công lý. Vì vậy, vai trò độc lập của tòa án tương đối thấp.

Thứ ba, quan điểm lý luận pháp luật XHCN đề cao vai trò của nguồn luật văn bản

pháp luật chứ không quan tâm nhiều đến nguồn luật án lệ. Bởi vì án lệ được coi là

nguồn luật không mang tính tiến bộ, dân chủ bằng nguồn văn bản pháp luật. Do đó,

chức năng tạo lập và áp dụng án lệ của tòa án không được quan tâm. Thứ tư, chức

năng giải thích pháp luật chủ yếu được trao cho UBTVQH nên tòa án được xem là

cơ quan có chức năng áp dụng pháp luật thuần túy chứ không phải là cơ quan thực

hiện chức năng giải thích pháp luật.

Sau năm 1992, Việt Nam bước vào thời kỳ đổi mới từ nền kinh tế tập trung

bao cấp chuyển sang nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, tập trung vào

mục tiêu xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN. Trên thực tế, nếu chỉ cho phép tòa

án áp dụng các văn bản pháp luật để giải quyết tranh chấp phát sinh sẽ gặp rất nhiều

khó khăn. Trước hết, có những vấn đề pháp lý mới phát sinh nhưng các văn bản

pháp luật chưa có quy định nên tòa án phải sáng tạo pháp luật để giải quyết vụ việc.

Thứ hai, văn bản pháp luật có quy định nhưng không cụ thể nên các tòa án có cách

hiểu khác nhau dẫn đến áp dụng pháp luật không thống nhất. Điều này có nguy cơ

dẫn đến sự bất công cũng như quyền bình đẳng trước pháp luật không được bảo

đảm, mục tiêu xây dựng nhà nước pháp quyền trở nên xa vời so với thực tế. Thứ ba,

nếu quy định trong văn bản pháp luật quá cứng nhắc thì tòa án không thể áp dụng

một cách máy móc để đạt được yêu cầu hợp pháp mà không chú ý yêu cầu hợp lý.

Để khắc phục những khó khăn này, TANDTC đã thực hiện nhiều biện pháp khác

như, ban hành Nghị quyết nhằm giải thích các quy định của văn bản pháp luật và

hướng dẫn công tác xét xử, thực hiện Báo cáo tổng kết kinh nghiệm xét xử hàng

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!