Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Chùa bút tháp.DOC
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
LỜI NÓI ĐẦU
Nằm giữa sông Đuống và sông Cầu, Bắc Ninh (Kinh Bắc xưa) là vùng đất cổ
của người Việt với mật độ di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh dầy đặc. Không
chỉ thu hút du khách bởi những bức tranh “ bừng sáng trên giấy điệp, lặng lòng
người bởi những triền đê xanh mướt, ngút ngàn cỏ và hoa cúc dại mà còn thu
hút bởi những kiến trúc Phật Giáo nổi tiếng. Nhắc đến Bắc Ninh là không thể
không nói đến Chùa Bút Tháp. Đây là một ngôi chùa cổ, mặc dù đã trải qua
những lần trùng tu, sửa chữa nhưng chùa vẫn giữ được những tác phẩm kiến
trúc, điêu khắc tuyệt mỹ và nét nguyên sơ hấp dẫn của nó với sự dung hội hai
nền văn hoá Việt – Hoa.
Chùa Bút Tháp hiện còn khá nhiều tác phẩm kiến trúc, điêu khắc tuyệt mỹ. Nổi
bật là hai tác phẩm Tháp Bảo Nghiêm (có thể vì nó giống hình cái bút mà
người ta gọi chùa với tên là Tháp Bút?) và bức tượng Phật Bà Quan âm nghìn
mắt nghìn tay. Toàn bộ kiến trúc của ngôi chùa là một khuôn mẫu về sự kết
hợp hài hòa kiến trúc của các chất liệu gạch, gỗ và đá, của sự hòa nhập kiến
trúc rất gần gũi với môi trường thiên nhiên. Những ai đã từng đến đây chắc
chắn sẽ bị chinh phục bởi vẻ đẹp kỳ thú và cực kỳ ấn tượng của nó.
Chùa Bút Tháp không chỉ hấp dẫn đối với người dân Việt mà còn thu hút khá
đông khách Quốc tế đế viếng thăm. Đây đang thực sự trở thành một địa điểm
du lịch lý tưởng và là nơi hành hương của đồng bào cả nước và của du khách
thập phương.
I-Tên di tích và lịch sử xây dựng
Bút Tháp là một trong những ngôi chùa cổ nhất ở đất Kinh bắc xưa. Giử vẻ
đẹp trong sự thăng biến của bao đời, chùa cổ uy nghiêm và tĩnh lặng trong
không gian văn hoá đất Bắc. Bút Tháp với sự huy hoàng của cái nôi Phật Giáo,
dòng Lâm tế phát xuất thời Lê, tạo thành mạch nguồn đạo giáo thâm sâu trong
tâm thức dân tộc. Chùa cổ dấu xưa đến nay đã trải qua mấy trăm năm, hưng
tích vẫn còn với thời gian, mà lịch sử vẫn là điều chưa được thấu rõ.
1
1 a. Tên di tích thường gọi, tên chữ và các tên gọi khác
- Tên thường gọi : Chùa Bút Tháp
- Tên chữ là "Ninh Phúc Thiền tự", lại là chốn "Thiền lâm cổ tự". Trước đây,
chùa có tên Vĩnh Nghiêm. Theo sổ sách ghi lại, đời vua Tự Đức, năm 1876, trong
một lần đi qua đây vua thấy có một cây tháp hình dáng khổng lồ liền gọi tên là Bút
Tháp, nhưng trên đỉnh vẫn ghi là tháp Bảo Nghiêm..
- Ngoài ra, nhân dân trong vùng còn gọi là chùa Nhạn Tháp.
1 b. Thuộc xã phường, quận huyện – Đơn vị hành chính cũ hay mới.
Chùa nằm tại địa phận làng Á Lữ xã Nhạn Tháp huyện Siêu Loại phủ Thuận
An xứ Kinh Bắc xưa nay thuộc thôn Bút Tháp xã Đình Tổ huyện Thuận Thành,
tỉnh Bắc Ninh
2 a. Nội dung các tấm bia trong chùa
Tư liệu thành văn còn lại trong chùa và trên các tháp mộ quanh chùa được
khắc trên bia đá, chuông đồng, biển gỗ có rất nhiều ý nghĩa, đó là nguồn sử
liệu chứa đựng nhiều thông tin về ngôi chùa. Hiện tại chùa Bút Tháp còn lưu
giữ được 17 văn bia thời Lê, một văn bia thời Nguyễn, một minh văn trên
chuông thời Nguyễn niên đại Gia Long và nhiều bức đại tự bằng gỗ.
Văn bia có niên đại sớm nhất tại chùa Bút Tháp là bia Phụng lệnh chỉ tạo
năm Phúc Thái 4 (1646). Bia này được đặt phía bên phải trong Nhà Tổ Đệ
Nhất. Bia có hình dáng cột đá, được chôn trực tiếp xuống nền đất, không đặt
trên lưng Rùa. Bia là một thanh đá cao 167cm, rộng 33cm, dày 14cm, trán bia
cao 22cm và được trang trí rất tinh tế. Ở giữa trán bia là một hình chạm nổi
đồng tâm. Trên mặt tròn để trơn, xung quanh có các đao mác hình ngọn lửa tỏa
ra, các đao được thể hiện một cách mềm mại, uyển chuyển. Xung quanh vòng
tròn có hai con rồng chầu vào. Rồng được chạm rất khéo léo và đăng đối. Tuy
nhiên những tấm biển gổ để khắc đại tự treo ở chính giữa gian thiêu hương
còn có niên đại sớm hơn cả bia đá. Đây là trường hợp rất hiếm gặp tại các di
tích cổ. Bởi vì chất liệu gỗ rất khó bảo quản lâu bền như chất liệu đá, chúng
thường bị thời gian làm cho mục ruỗng. Vậy mà hiện nay tại chùa Bút Tháp
vẫn còn ba tấm biển gỗ có niên đại Dương Hoà 8 (1643), là bằng chứng sớm
nhất có văn bản khắc xác nhận ngôi chùa. Hai tấm biển được treo tại gian đầu
tiên của chùa, một tâm khắc bằng chữ Hán.Qua đó ta có thể thấy sau khi xây
dựng lại chùa Ninh Phúc và điện Đại Hùng, vào năm Dương Hoà 8 (1643)
2
người ta mới chỉ kịp khắc chữ ghi lại vào mấy tấm biển gỗ để treo. Đến năm
Phúc Thái 4 (1664) lệnh chỉ của Chúa Trịnh đã được khắc vào bia đá, đó là văn
bia Phụng lệnh chỉ của Chúa Trịnh Tráng cho phép dân xã Nhạn Tháp được thu
lấy toàn bộ số thuế ngạch chi dùng vào việc đèn hương lễ Phật. Năm Phúc Thái
5 (1647) có thêm bốn văn bia ghi lại quá trình xây dựng và trung tu chùa.
Ngay khi bước vào chùa ta bắt gặp 2 tấm bia đá được đặt trên lưng con rùa
được khắc bằng chữ Hán Nôm.
Đi tới tòa “Cửu Phẩm Liên Hoa” được dựng trên cơ sở bia “Tích Thiện Am”
Bia Tích Thiện am là một tấm bia nhỏ ,được dựng vào giờ tốt ngày lành
tháng 11 năm Tân Mùi niên hiệu Chính Hòa thứ 12 (1691) gồm có hai mặt,
một mặt có văn toàn bia, mặt kia chỉ có một dòng ghi bài vị của vị Thiền sư,
kích thước mặt bia cao khoảng 70x50cm chiều ngang, chân bia chôn dưới đất,
gần sát phần chữ cùng với chữ nhỏ vì thế rất khó in bia và đọc văn bản. Còn
mặt sau là bài vị:” Trưởng lão tăng là Hà Đăng Đệ, tên chữ là Huệ Thông, đạo
hiệu là Huyền Thanh Phổ Tế Thiền sư”
Thực tế thì văn bia không hề đưa ra một từ ngữ nào liên hệ đến chùa Bút
Tháp cũng như tên đất lân cận trong vùng Thuận Thành. Năm 1659 Minh Hành
mất thì Như Phúc nối đèn lên trụ trì chùa Bút Tháp, trong khoảng 30 năm
không thể có điều gì khác biệt. Như vậy bia Tích Thiện am là được đem từ nơi
khác về mà chúng ta không biết nguồn gốc bia từ đâu và theo thời gian cùng
thói quen mà dân ta gọi tên tòa nhà Cửu phẩm liên hoa theo tên bia là "nhà
Tích Thiện Am".
Ngoài ra còn 3 tấm bia quan trọng khác như: “Sắc kiến Ninh Phúc Thiền Tự
“(xây dựng chùa Ninh Phúc) năm 1642 ; “Ninh Phúc Thiền Tự Tam Bảo Tế Tư
Điền Bi”(bia cúng ruộng cho Tam Bảo chùa Ninh Phúc) năm 1674 ; "Ngự chế
Đại hùng bảo điện năm 1642.
Với những tấm bia đá có niên đại lâu đời còn giữ được tại chùa Bút Tháp đã
tôn lên giá trị cổ kính của ngôi chùa và là sử liệu vô cùng quí giá giúp cho các
học giả nghiên cứu về ngôi chùa này trên nhiều phương diện khác nhau.
2 b. Năm tháng xây dựng và các đợt trùng tu nâng cấp mở rộng.
Theo Bắc Ninh phong thổ tạp kí, chùa có từ đời vua Trần Thánh Tông (1258-
1278)thời Trần, sách ghi chuyện tổ thứ ba thiền phái Trúc Lâm là Huyền
3