Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Chữa bệnh tiểu đường bằng món ăn từ cá
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
T ủ SÁCH
CHĂM sộc
SỨC KHỎE
tiéu đường
tòng món ăn từ
• í
* \ “í
NHÀ XUẤT BẢN PHỤ NỮ
Ịỷịòì các bạĩ) tÌTĩ) dọc
LutmgyTHA) HỒA NGUYỄN HỮU ĐÀNG
mân cmiiỊiịĩon
T^hènỷ, chữữ^ ờênh'
fiUosưĐẠNGHANHĐ( I
HỦI-ĐÁP
ĐIỀU TRỊ VÀ CHÀM SÓC
V y /
HNHAXUATIAN PHt' Ntr
cỉiữaDệĩưi
tiéu đưtog
D ần g m ó n ăn từ ^^
Nguyễn Hữu Đảng
ciỊũa ồệnli tiểu đưtag
Dằng món ăn
(In lần thứ hal)
NHÀ XUẤT BẢN PHỤ NỮ
LỜI NÓI ĐẦU
B
ệnh tiểu đường (hay còn gọi là đái tháo đường) là căn bệnh phát
sinh và tiến triển âm thầm, nhưng để lại những hậu quả rất
nghiêm trọng. Những biến chứng cấp tính của bệnh tiểu đường có thể
xảy ra ở bất cứ giai đoạn nào trong quá trình phát triển của bệnh. Biến
chứng mạn tính khó xác định được thời điểm bắt đầu. Với bệnh tiểu
đường type 1 các triệu chứng thường rầm rộ nên có thể phát hiện và điều
trị sớm. Riêng với bệnh tiểu đường type 2, bệnh thường diễn tiến âm
thầm nên hầu hết các biến chứng chỉ được phát hiện tình cờ khi thăm
khám hoặc ở giai đoạn muộn nên quá trình điều trị thường phức tạp, khó
khăn và rất tốn kém.
Một số biến chứng mạn tính người bệnh có thể nhận biết với các biểu
hiện như mắt mờ, thị lực giảm; ở thận có triệu chứng ban đầu là phù mắt
cá chân, cẳng chân hay cẳng tay; Một số bệnh lý tim mạch như đau thắt
ngực, nhồi máu cơ tim, đột quỵ, xơ vữa động mạch và cao huyết áp v.v...
Có khoảng 50% số người bệnh tiểu đường type 2 bị biến chứng thần
kinh tại thời điểm phát hiện bệnh với các dấu hiệu ban đầu như: Tê bì,
bứt rứt, bỏng rát, đau bắt đầu từ ngón lan dần lên phía trên... Một số
biến chứng khác cũng có thể được phát hiện khi cơ thể xuất hiện nhiễm
trùng dai dẳng ở một số bộ phận như các vết thương, miệng, nướu răng,
phổi, da, chân v.v... Cơ chế chung giải thích cho những biến chứng này
là do lượng đường trong máu cao làm tổn thương các mạch máu, thần
kinh, làm giảm khả năng miễn dịch và tăng nguy cơ nhiễm trùng ở bệnh
nhân tiểu đường.
6 >o> Chữa bệnh tiều đường bằng món ăn từ cá
Vậy làm thế nào để phát hiện sớm bệnh tiểu đường và sau khi phát
hiện bệnh cần làm những gì để khống chế bệnh là điều được rất nhiều
người quan tâm, bởi hiện nay con số những người mắc bệnh tiểu đường
ngày càng tăng và tuổi đời ngày càng trẻ. Bệnh tiểu đường có nguy cơ
uy hiếp sức khỏe con người chỉ sau bệnh tim mạch, não và bệnh ung thư.
Trong điều trị bệnh tiểu đường thì chế độ ăn uống kết hợp với luyện
tập thể lực, giữ vững trạng thái tinh thần lành mạnh là điều vô cùng
quan trọng. Đặc biệt đối với những bệnh nhân tiểu đường type 2 thì chế
độ ăn uống cũng góp phần tích cực vào việc ổn định đường huyết và
giảm thiểu các nguy cơ biến chứng. Ngày nay, phương pháp điều trị bệnh
tiểu đường ngoài việc sử dụng các biện pháp y học hiện đại thì việc kết
hợp điều trị bằng Đông y cũng đưa lại nhiều kết quả khả quan cho người
bệnh. Đông y tham gia chữa trị bệnh tiểu đường (hay còn gọi là bệnh
tiêu khát) bằng nhiều cách khác nhau: Dùng thảo dược, sử dụng các bài
thuốc dân gian, dùng các món ăn, đồ uống hàng ngày để chữa bệnh...
Cuốn sách Chữa bệnh tiểu đường bằng món ăn từ cá vận dụng
một trong các biện pháp trên. Với khoảng 400 bài thuốc chế biến các món
ăn từ cá như: Cá trôi, cá mè, cá chạch, cá trắm, cá chép, cá mực, cá nhám,
cá ngựa, cá thu... Khi kết hợp với các thảo dược, hoa, củ, quả sẽ tạo ra
những món ăn có tác dụng bổ dưỡng cơ thể, nâng cao sức đề kháng; vừa
tham gia tích cực vào việc ổn định đường huyết, vừa hạn chế những biến
chứng nguy hiểm do tiểu đường gây ra. Cách chế biến các món ăn rất đơn
giản, giá thành rẻ.
Người bệnh có thể căn cứ vào loại bệnh, cũng như thể trạng sức khỏe,
khẩu vị của mình để lựa chọn món ăn phù hợp nhất nhằm đáp ứng tốt
nhu cầu điều trị bệnh cũng như nâng cao sức khỏe để chiến thắng bệnh tật.
Trân trọng giới thiệu cùng hạn đọc!
NHÀ XUẤT BẢN PHU NỮ
CHƯƠNG 1
Một SÔ điẽu can biẽt
về bệnh tiểu đường
T
iểu đường là một bệnh mạn tính, thuộc hệ thống nội tiết,
phát sinh do cơ thể thiếu chất insulin sinh ra bởi tuyến tụy.
Khi thức ăn được đưa vào miệng, sau quá trình nghiền nát
được chuyển xuống dạ dày, dạ dày co bóp dưới tác dụng của dịch
tiêu hóa và chuyển xuống ruột non một chất, gọi là dưỡng chất.
Dưỡng chất có chứa đạm, đường và mỡ, được ruột non hấp thu
để nuôi cơ thể. Đường được hấp thu vào máu gọi là đường máu,
hay đường huyết. Người bình thường, lượng đường trong máu
luôn được cơ thể giữ ở mức trung bình (lúc đói dưới 6,1 mmol/1
hay lOOmg/dl). Nếu đường máu cao thì tuyến tụy sẽ tiết ra một
lượng lớn chất insulin để làm giảm lượng đường, đưa lượng
đường máu về mức trung bình. Khi lượng đường trong máu thiếu
thì cơ thể sẽ huy động lượng đường tích lũy trong gan chuyển
thành đường trong máu (đường huyết), giúp cơ thể luôn ổn định
lượng đường. Vì lý do nào đó mà insulin không đảm nhận được
chức năng của m ình hoặc khi tuyến tụy không sản sinh ra đủ
insulin cần thiết, làm rối loạn các dạng trao đổi chất trong cơ thể
khiến lượng đường trong máu tăng cao sẽ phát sinh bệnh tiểu đường.
8 >o> Chữa bệnh tiểu đường bằng món ăn từ cá
Có bốn thể bệnh tiểu đường, bao gồm tiểu đường type 1, tiểu
đường type 2, tiểu đường thai kỳ và tiểu đường thể đặc biệt.
- Tiểu đường type 1 xảy ra khi tế bào beta sản xuất ra insulin
của tuyến tụy bị phá hủy bởi hệ thống m iễn dịch của cơ thể.
Người bị tiểu đường type 1 do cơ thể không sản xuất được insulin
nên phải tiêm insulin vào để kiểm soát đường máu. Tiểu đường
type 1 chiếm tỉ lệ thấp (khoảng 5%) và thường xuất hiện ở những
người dưới 20 tuổi. Ngoài ra bệnh cũng có thể xuất hiện ở bất kỳ
lứa tuổi nào.
- Tiểu đường type 2 không giống như tiểu đường type 1, tuyến
tụy của người bệnh vẫn sản xuất được insulin. N hưng do insulin
sản xuất không đủ lượng cần thiết hoặc insulin được sản xuất ra
không đảm nhiệm được chức năng, hoạt động của nó không hiệu
quả nên đường vẫn không hấp thu vào tế bào của cơ thể được.
Tiểu đường type 2 là loại bệnh tiểu đường phổ biến nhất (chiếm
90-95%), thường xuất hiện ở những người trên 40 tuổi, tuy nhiên
tiểu đường type 2 ngày càng phổ biến ở nhữ ng người trẻ tuổi
hơn, thậm chí ở trẻ tiền dậy thì và trẻ nhỏ. N hữ ng người mắc
bệnh thường bị quá cân hay béo phì. Tuy nhiên cũng có m ột số
trường hợp bệnh nhân không bị quá cân hay béo phì.
- Tiểu đường thai kỳ chỉ xuất hiện ở phụ nữ trong kỳ có thai.
N hững thay đổi về horm one và dinh dưỡng trong thời kỳ có thai
có thể tác động đến khả năng hoạt động của insLilin làm cho
insulin hoạt động không hiệu quả. Phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ
phần nhiều trên 25 tuổi, thường có cân nặng lớn hơn bình thường
trước khi có thai và tiền sử gia đình có người bị tiểu đường. Tiểu
đường thai kỳ thường xuất hiện vào tháng thứ 6, thứ 7 của kỳ thai
và đường m áu trở về bình thường sau khi sinh con được 6 tuần.
Người mẹ bị tiểu đường thai kỳ nếu không được kiểm soát tốt sẽ
gây nguy hiểm tníớc m ắt đến thai nhi, đồng thời nguy cơ mắc
bệnh tiểu đường type 2 của cả hai mẹ con sau này sẽ tăng lên.
- Tiểu đường thể đặc biệt, khi đó tiểu đường thường là bệnh đi
kèm của m ột số bệnh khác như khi mắc m ột số bệnh nôi tiết
Chương 1. Một số điếu cần biết về bệnh tiểu đường <cx 9
(bệnh Basedovv), bệnh tuyến tụy, nhiễm trùng, nhiễm độc, dùng
một số loại thuốc v.v...
Ngoài các thể tiểu đuờng được xác định trên đầy, người ta còn
nói đến tình trạng tiền tiểu đường, tức là những người có đường
m áu cao, nhưng chưa đến ngưỡng xác định bệnh. N hững người
này thường có nguy cơ bị mắc tiểu đường rất cao nếu không được
phòng bệnh tích cực và không được kiểm tra đường m áu định kỳ
tối thiểu 6 tháng một lần.
1. Yếu tố gậy bệnh
Dựa trên kết quả lâm sàng các thầy thuốc đã xác định một số
yếu tố gây bệnh như sau:
- Yếu tố gia đình.
- Yếu tố cơ địa: Người béo dễ bị tiểu đường.
- Yếu tố nội tiết như:
+ Tổn tương tụy.
+ Dùng cotticoid thường xuyên có thể xuất hiện tiểu đường
hoặc làm cho bệnh tiểu đường nặng thêm v.v...
- Các yếu tố khác:
+ Viêm tụy, u tụy, sỏi tụy.
+ Sơ gan do nhiễm sắc tố sắt.
+ Chấn thương tinh thần. Trong thực tế điều trị cho thấy
con cái của người bị tiểu đường type 2 thường có nguy cơ
mắc bệnh tiểu đường rất cao so với người không có yếu
tố gia đình. Các yếu tố cơ địa, yếu tố nội tiết cũng cho
thấy tỉ lệ người mắc bệnh tiểu đường type 2 là cao nếu
không có biện pháp kiểm soát ngay từ đầu.
2. Triệu chứng của bệnh tiểu đường type 2
a. Hội chứng tăng đường huyết
- Ăn nhiều.
- Uống nhiều.
- Đái nhiều.
10 X3 > Chữa bệnh tiểu đường bằng món ăn từ cá
b. X ét nghiệm máu người bệnh lúc đói cho kết quả lượng đường
vượt ngưỡng bình thường
Kiến bâu vào nước tiểu của bệnh nhân vì có đường.
c. Khi bệnh nặng có hội chứng toan máu
Khi toan máu tăng đề phòng bệnh nhân tiểu đường bị hôn mê,
về lâm sàng khi toan máu tăng người bệnh thường xuất hiện rối
loạn tiêu hóa: Kém ăn, đau bụng, ỉa lỏng v.v...
Rối loạn thần kinh: Người bệnh thấy nhức đầu, chóng mặt, lờ
đờ, ngửi thấy mùi axetôn trong nước tiểu và mồ hôi.
ở một số trường hợp bệnh nhân tiểu đường có biểu hiện sụt
cân nhanh.
Trên cơ sở một số triệu chứng trên, người bệnh tiểu đường cần
tuân thủ kế hoạch điều trị theo chỉ định của bác sĩ, m ặt khác cần
có chế độ ăn uống phù hỢp để khống chế sự phát triển của bệnh,
đồng thời ngăn chặn những biến chứng phức tạp của tiểu đường,
đảm bảo sức khỏe, chủ động hoặc tăng đường huyết.
3. Biến chứng của bệnh tiểu đường
Khi điều trị bệnh tiểu đường, nhất là tiểu đường type 2, ở
người bệnh thường xuất hiện một số loại biến chứng sau:
a. M ụn nhọt
Dễ nhiễm khuẩn khi người bệnh bị sây sát, đặc biệt là vùng
bàn chân bị tổn thương thì rất khó điều trị.
b. X ơ cứng mach máu
Người bệnh có biểu hiện huyết áp tăng, mạch vành bị xơ cứng,
viêm động mạch, nhồi máu cơ tim, xuất huyết não.
c. Những biến chíoig ở mắt
- Viêm võng mạc.
- Viêm thần kinh thị giác.
- Viêm giác mạc.
- Đục thủy tinh thể.
Và một số biến chứng về mắt khác.
Chương 1. Một số điéu cẩn biết vế bệnh tiểu đường <o< 11
d. Thần kinh chịu ảnh hưởng của biến chứng: Người bệnh
thường có một số triệu chứng sau;
- Phản xạ gân xương giảm.
- Liệt m ột chi, liệt nửa người, liệt khu vực.
- Rối loạn thần kinh thực vật, ra mồ hôi nhiều.
- Liệt dương.
đ. Biến chứng làm gan to chắc và nhẵn: Người bệnh thường
xuất hiện m ột số chứng bệnh sau:
- Chức năng gan giảm sút.
- Viêm túi mật.
- Viêm gan thoái hóa mỡ.
e. Thận viêm, thận thoái hóa tiến dần đến suy thận
Tùy theo thể trạng của người bệnh hay thời gian mắc bệnh mà
khi xuất hiện biến chứng có thể là cấp tính hoặc m ạn tính.
Biến chứng cấp tính: Thường xảy ra trong thời gian ngắn, gây
tức thở (do đường huyết quá thấp hay quá cao).
Biến chứng m ạn tính: Xảy ra sau 5-10 năm, thậm chí 15 năm
nếu bệnh nhân không giữ được mức đường huyết đúng theo yêu
cầu của bác sĩ.
4. Điều trị tiểu đường t3'pe 2
Trong điều trị tiểu đường type 2, các thầy thuốc cho rằng, chế
độ ăn và chế độ sử dụng phải thuốc được coi trọng như nhau,
đòi hỏi người bệnh tiểu đường phải thực hiện một cách nghiêm
túc những hướng dẫn của thầy thuốc điều trị.
a. Chế độ ăn giảm nhiệt lượng
Người lớn cần sử dụng lượng calo là 1500-2000 trong một ngày,
đối với người lao động nặng củng không quá 2500 calo trong ngày.
b. Cần cân đối các thành phần dinh dưỡng chính hàng ngày
Gluxít 40% khoảng 200g
Protít 20% khoảng lOOg
Lipít 40% khoảng 80g
1 2 X3> Chữa bệnh tiểu đường bằng món ăn từ cá
Người bệnh cần chia nhỏ làm 3 -4 bữa ăn trong ngày, đảm bảo
đủ vitamin. Đặc biệt ăn nhiều rau để tránh cảm giác thèm ăn.
Khi đã thực hiện điều chỉnh chế độ ăn mà đường huyết vẫn
cao, trong nước tiểu vẫn có đường và mỡ thì lúc đó người bệnh
phải cần dùng thuốc hạ đường huyết theo chỉ định của bác sĩ.
c. Thuốc hạ điíờng huyết
Tùy theo bệnh nặng hay nhẹ bác sĩ sẽ chỉ định chế độ dùng
thuốc cho người bệnh, liều lượng tăng giảm phụ thuộc vào mức
đường huyết và đường niệu. Nếu người bệnh có dấu hiệu tiền
hôn mê hoặc hôn mê do tiểu đường người nhà cần liên hệ với bác
sĩ để được chỉ định dùng insulin một cách hợp lý.
Bệnh tiểu đường là m ột bệnh do thiểu năng insulin gây rối
loạn chuyển hóa gluxít. Bệnh thường biểu hiện tăng đường trong
máu, nhiễm toan máu. Bệnh tiểu đường xuất hiện nhiều thể biến
chứng, nhưng phức tạp nhất là nhiễm khuẩn.
Khi điều trị bệnh tiểu đường người bệnh cần hết sức tự giác
thực hiện chế độ ăn phù hợp, kết hợp dùng thuốc theo chỉ định
của bác sĩ điều trị. cần tự giác khám bệnh theo định kỳ, đảm bảo
đường huyết, đường niệu ổn định.
5. Chế độ ăn cho người tiểu đường
Đối với người bị tiểu đường cần thấy rõ đặc thù trong điều
trị bệnh là ăn uống phải điều độ, ph ù hợp với cân nặng của
m ình và nghiêm túc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, có như
vậy sức khỏe mới được ổn định, loại trừ các biến chứng tiểu
đường gây ra. Chế độ ăn của bệnh nhân tiểu đường cần tuân
theo các mục sau:
a. Ăn vừa đủ calo (năng lượng) theo cân nặng và hoạt động thể
lực của bệnh nhân. Nếu cân nặng vượt quá chỉ số cân nặng bình
thường thì người bệnh phải có chế độ ăn giải phóng calo. Song
việc giảm cân phải thực hiện từ từ, có kế hoạch m ột tháng giảm
từ l-3kg bằng cách giảm lượng cơm cho phù hợp v.v... Sau đây là
một số phương pháp chống béo phì.
Chương Một số điếu cẩn biết về bệnh tiểu đường <o< 1 3
- Không nên ãn quá no nhất là các thực phẩm có chứa nhiều
chất đạm , đường, chất béo.
- N ên ăn chậm nhai kỹ.
- Không nên để quá đói, bỏ bữa ăn vì sẽ có khuynh hướng ăn
bù. Bớt lại phần thức ăn cuối cùng không nên ăn cố.
- Các bữa ăn phụ nên chọn thức ăn có ít đạm, ít béo. Có thể ăn
hoa quả hoặc sữa chua thay thế.
- Tập thể dục đều đặn một lần trong một ngày, tốt nhất là vào
buổi sáng, thời gian tập là 30 phút.
- Nếu phải tham gia chế biến thực phẩm , nấu ăn, không nên
nếm thức ăn quá nhiều.
- Khi uống trà, cà phê không nên cho đường, đặc biệt không
dùng đường hóa học. Không dùng nước giải khát như nước cam,
nước chanh v.v... mà lại cho thêm muối, như vậy không có lợi
cho huyết áp.
- Các loại thực phẩm như dăm bông, lạp xường, đồ hộp v.v...
tốt nhất không nên dùng, nếu có dùng cần hạn chế tối đa.
- Trong các bữa ăn hàng ngày chú ý chọn các thức ăn có nhiều
chất xơ.
- Để đường m áu ổn định, tốt nhất người bệnh nên chia nhỏ
các bữa ăn trong ngày thành nhiều bữa, phân đều các chất bột,
béo, đạm.
- N ên để người thân quen biết và giúp đỡ kế hoạch ăn giảm
cân của mình. Làm như vậy rất có lợi cho sự giảm cân, được mọi
người quan tâm giúp đỡ và không ép ăn vượt quá định lượng
theo kế hoạch.
Đối với bệnh nhân tiểu đường có cân nặng thực tế thấp hơn
15% cân nặng lý tưởng thì cần phải ăn nhiều hơn để đưa trọng
lượng cơ thể về gần với trọng lượng cơ thể lý tưởng, c ầ n chú
ý tăng cân từ từ, thực hiện trong nhiều tháng, có như vậy mới
trán h được sự xáo trộn quá n h an h đưa đến m ất cân bằng
đường máu.
14 X3> Chữa bệnh tiểu đường bằng món ăn từ cá
Trường hợp cân nặng thực tế gần bằng cân nặng lý tưởng thì
chế độ ăn của người bệnh tiểu đường được thực hiện ở mức bình
thường có sự hướng dẫn cụ thể của bác sĩ điều trị.
b. Ăn đều đặn và chia làm nhiều bữa
Người bệnh tiểu đường cần ăn làm nhiều bữa trong ngày
nhằm tránh huyết áp tăng quá cao sau ăn, đồng thời phải đảm
bảo tránh hạ đường huyết lúc xa bữa ăn, nhất là đối với những
bệnh nhân đang điều trị bằng insulin. Thực tế cho thấy người
bệnh tiểu đường nên ăn ít nhất 3 bữa trong m ột ngày. Nếu giữa
các bữa ăn chính có biểu hiện bị hạ đường huyết thì cần ăn thêm
bữa phụ, hoặc tăng thêm chút ít lượng thức ăn cho bữa chính.
N hưng tốt nhất là ăn các bữa phụ xen kẽ vào giữa các bữa ăn
chính. Tất nhiên cách xử lý cụ thể sẽ tùy thuộc vào mức độ tăng
hoặc giảm đường máu sau ăn, khối lượng thức ăn đã dùng và loại
thuốc đang sử dụng, c ần có sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa cho
từng trường hợp cụ thể.
c. Vai trò của chất xơ
Người bệnh tiểu đường cần phải làm chậm lại quá trình tiêu
hóa và hấp thụ đường vào máu, chính vì vậy cần ăn nhiều chất
xơ. Chất xơ có trong rau xanh, măng, cám gạo v.v... làm thức ăn
lưu lại ở dạ dày lâu hơn, ngăn cản men tiêu hóa tác dụng với thức
ăn nên làm quá trình tiêu hóa, hấp thụ đường vào m áu chậm lại,
giúp hạn chế tăng lượng đường máu sau ăn. Tuy vậy khi dùng
nhiều chất xơ củng cần tới lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa vì
có một số trường hợp thể tạng không phù hợp khi sử dụng nhiều
chất xơ.
d. Chất béo trong khẩu phần ăn hàng ngày của người mắc bệnh
tiểu đường
Khi dùng chất béo trong khẩu phần ăn hàng ngày, người bệnh
tiểu đường cần tuân theo sự chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Người bệnh tiểu đường ở độ tuổi khác nhau, nghề nghiệp khác
nhau, ở các vùng địa lý khác nhau, thời tiết các m ùa khác nhau
v.v..., cần một lượng chất béo khác nhau giữa chất béo từ động
Chương 1. Một số điếu cán biết về bệnh tiểu đường <cx 1 5
vật và chất béo từ thực vật. Người bệnh cần chú ý sử dụng một
cách hợp lý, đúng chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa về việc phối
hợp dùng chất béo từ động vật và chất béo từ thực vật, có như
vậy mới đem lại kết quả cao trong điều trị tiểu đường, c ần loại bỏ
m ột số thói quen sau: u ố n g nhiều rượu bia, uống nhiều nước
ngọt có ga, ăn nhiều nội tạng động vật, ăn mặn, không chịu vận
động, tập thể dục v.v... c ần định kỳ kiểm tra đường m áu trước
và sau ăn, trước và sau vận động mạnh.
6. Chế độ ăn tốt cần thỏa mãn các yếu tố cơ bản
- Đảm bảo đủ chất đạm , béo, bột, đường, vitam in, muối
khoáng, nước uống với lượng hợp lý.
- Không làm tăng đường máu nhiều sau ăn.
- Chú ý không để hạ đường huyết khi xa bữa ăn.
- Cần duy trì hoạt động thể lực bình thường hàng ngày.
- Cố gắng duy trì trọng lượng cơ thể ở mức cân nặng lý tưởng.
- Thường xuyên chú ý không làm tăng các yếu tố nguy cơ như
rối loạn m ỡ máu, tăng huyết áp, suy thận, suy nhược thần kinh,
suy nhược thị lực...
- Cần phối hợp một cách khoa học giữa yêu cầu ăn uống trong
điều trị với tập quán ăn uống của các vùng và các dân tộc khác nhau.
- Thức ăn, đồ uống đơn giản, không quá tốn kém, đảm bảo
nhu cầu cần thiết.
- H ạn chế thay đổi quá nhanh cơ cấu cũng như khối lượng của
các bữa ăn.
Trong chế độ ăn uống của người bị bệnh tiểu đường cần
thường xuyên có sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa, có như vậy
mới giúp cho sự ổn định đường máu và tránh được những biến
chứng do bệnh tiểu đường gây ra.
Bệnh tiểu đường là một bệnh kinh niên do thiểu năng insulin
gây rối loạn chuyển hóa gluxít. Cho đến nay các thông tin về bệnh
tiểu đường type 2 đã cảnh báo căn bệnh này không chỉ thường
gặp ở lứa tuổi từ 40 tuổi trở lên mà gần đây đã xuất hiện ngày càng
16 >o> Chữa bệnh tiếu đường bằng món ăn từ cá
nhiều ở lứa tuổi 30 thậm chí ở cả tuổi thanh thiếu niên. Tiểu đường
type 2 chiếm khoảng 85% trong tổng số bệnh nhân tiểu đường.
Phần lớn bệnh nhân tiểu đường được phát hiện m uộn, nhờ
các triệu chứng của biến chứng, hoặc tình cờ được phát hiện khi
đi thử m áu để điều trị một chứng bệnh khác.
Tiểu đường là m ột trong những căn bệnh không lây nhiễm
nhưng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, có những biến chứng
cấp tính có thể gây tử vong nhanh chóng như: H ôn mê do toan
huyết, do tăng huyết áp, do tăng áp lực thẩm thấu, tăng đường
huyết đột ngột v.v...
Thực tế lâm sàng còn cho thấy m ột số các biến chứng khác
cũng rất nguy hiểm như: Tai biến mạch m áu não; hoại tử bàn
chân; nhiễm khuẩn tại phổi, tai, mũi, họng, suy thận; bệnh võng
mạc, đục thủy tinh thể, mù lòa; suy nhược hệ thần kinh vận động,
khả năng đề kháng kém v.v... N hững biến chứng của tiểu đường
rất phức tạp, do đó bệnh nhân cần chú ý thực hiện đúng hướng
dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Đặc biệt chế độ ăn uống cần theo dõi
cẩn thận, tìm những món ăn, thức uống phù hợp, thường xuyên
luyện tập, có thói quen kiểm tra đường m áu trước và sau khi ăn,
sử dụng thuốc đúng chỉ định.