Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

T
PREMIUM
Số trang
90
Kích thước
855.6 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1273

Chủ thể hộ gia đình trong Bộ luật Dân sự năm 2015

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

HOÀNG ĐÌNH KÊ

CHỦ THỂ HỘ GIA ĐÌNH

TRONG BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 2005

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

Chuyên ngành: Luật dân sự và Tố tụng dân sự

Mã số: 60380103

Người hướng dẫn khoa học: Ts. Bùi Minh Hồng

TP.HỒ CHÍ MINH, NĂM 2015

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn “Chủ thể hộ gia đình trong Bộ luật Dân sự

năm 2005” là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn khoa

học của Ts. Bùi Minh Hồng. Tôi xin chịu trách nhiệm về tính trung thực trong

luận văn.

TP. Hồ Chí Minh, ngày 26 tháng 01 năm 2015

Tác giả

Hoàng Đình Kê

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................................... 1

CHƯƠNG 1: KHÁI NIỆM VÀ NỘI DUNG VỀ CHỦ THỂ HỘ GIA ĐÌNH5

1.1. Lịch sử hình thành chế định hộ gia đình trong Bộ luật Dân sự năm

2005 ............................................................................................................... 5

1.2. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của hộ gia đình................................... 6

1.2.1. Khái niệm hộ gia đình ...................................................................... 6

1.2.2. Đặc điểm của hộ gia đình................................................................. 8

1.2.3. Vai trò của hộ gia đình ................................................................... 10

1.3 Quy định của pháp luật Việt Nam về chủ thể hộ gia đình qua các thời

kỳ................................................................................................................. 12

1.3.1. Giai đoạn trước năm 1992.............................................................. 12

1.3.2. Giai đoạn từ năm 1992 đến nay...................................................... 13

1.4. Điều kiện trở thành chủ thể hộ gia đình............................................. 16

1.4.1. Điều kiện về thành viên................................................................... 16

1.4.2. Điều kiện về tài sản ........................................................................ 17

1.4.3. Điều kiện về hoạt động kinh tế chung ............................................. 18

1.5. Năng lực chủ thể của hộ gia đình........................................................ 18

1.5.1. Thời điểm phát sinh tư cách chủ thể hộ gia đình............................. 20

1.5.2. Thời điểm chấm dứt tư cách chủ thể hộ gia đình............................. 21

1.6. Tổ chức và hoạt động của hộ gia đình ................................................ 21

1.6.1. Người đại diện hộ gia đình ............................................................. 21

1.6.2. Thành viên hộ gia đình ................................................................... 22

1.6.3. Trách nhiệm pháp lý của hô gia đình.............................................. 25

1.7. Tài sản và quyền sở hữu tài sản của hộ gia đình................................ 29

1.7.1. Tài sản của hộ gia đình .................................................................. 29

1.7.2. Quyền sở hữu tài sản của hộ gia đình............................................. 30

Kết luận chương 1 .......................................................................................... 34

CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN ÁP DỤNG QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT DÂN

SỰ VỀ CHỦ THỂ HỘ GIA ĐÌNH VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP

LUẬT VỀ CHỦ THỂ HỘ GIA ĐÌNH........................................................... 35

2.1. Thực tiễn áp dụng quy định của Bộ luật Dân sự về chủ thể hộ gia

đình ............................................................................................................. 35

2.1.1. Phạm vi hoạt động của chủ thể hộ gia đình .................................... 35

2.1.2. Việc phân định tài sản chung của hộ gia đình và tài sản riêng của

các thành viên .......................................................................................... 36

2.1.3. Hộ gia đình tham gia giao dịch dân sự ........................................... 40

2.1.4. Tiêu chí xác định thành viên của hộ gia đình trong quan hệ pháp luật

dân sự ...................................................................................................... 44

2.1.5. Hộ gia đình là chủ thể sử dụng đất ................................................. 54

2.1.6. Hộ gia đình thực hiện giao dịch mua bán tài sản............................ 59

2.1.7. Hộ gia đình thực hiện giao dịch vay vốn ngân hàng ....................... 60

2.2. Giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật về chủ thể hộ gia đình ..... 65

2.2.1. Tình hình sửa đổi Bộ luật Dân sự và vấn đề chủ thể hộ gia đình .... 65

2.2.2. Cần tiếp tục ghi nhận hộ gia đình là chủ thể của quan hệ pháp luật

dân sự ...................................................................................................... 66

2.2.3. Định hướng chung trong việc hoàn thiện pháp luật về chủ thể hộ gia

đình.......................................................................................................... 67

2.2.4. Những kiến nghị cụ thể hoàn thiện quy định pháp luật về chủ thể hộ

gia đình .................................................................................................... 67

Kết luận chương 2 .......................................................................................... 79

KẾT LUẬN CHUNG ..................................................................................... 81

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT

1 Bộ luật Dân sự BLDS

2 Bộ luật Tố tụng dân sự BLTTDS

3 Hộ gia đình HGĐ

4 Luật Hôn nhân và gia đình LHNGĐ

5

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở

và tài sản khác gắn liền với đất GCNQSDĐ

6 Ủy ban nhân dân UBND

- 1 -

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Từ khi được ban hành, Bộ luật Dân sự năm 2005 đã phát huy vai trò to

lớn trong việc điều chỉnh các quan hệ có tính phổ biến trong đời sống, đáp ứng

được nhiệm vụ phát triển kinh tến - xã hội và quá trình hội nhập quốc tế của

nước ta. Tuy nhiên, sau gần 10 năm áp dụng, một số quy định trong Bộ luật Dân

sự đã bộc lộ những hạn chế, bất cập và không còn phù hợp với sự phát triển của

đất nước trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Trong những hạn chế, bất

cập đó có các quy định về chủ thể hộ gia đình và vấn đề này đã và đang gây ra

không ít khó khăn cho các cơ quan chức năng trong giải quyết các vụ án, vụ việc

dân sự liên quan đến chủ thể này.

Ngoài ra, trong hệ thống pháp luật của nước ta hiện nay, bên cạnh Bộ luật

Dân sự còn nhiều ngành luật, văn bản dưới luật đề cập tới chủ thể hộ gia đình.

Tuy nhiên, quan điểm của mỗi ngành luật về chủ thể này còn tồn tại những khác

biệt nhất định so với Bộ luật Dân sự, mặc dù Bộ luật Dân sự là luật chung, là

khung pháp lý cho các giao dịch như dân sự, kinh tế, thương mại, hôn nhân gia

đình...và ngay chính các quy định trong Bộ luật Dân sự về chủ thể hộ gia đình

cũng chưa được quy định cụ thể, toàn diện. Do vậy, việc xác định tư cách chủ

thể hộ gia đình, xác định người đại diện cho hộ, thành viên gia đình, vấn đề về

tài sản và trách nhiệm pháp lý…của hộ gia đình là rất khó khăn, dẫn tới sự lúng

túng cho cơ quan quản lý cũng như người dân. Trong khi đó, hộ gia đình hằng

ngày vẫn tham gia nhiều lĩnh vực quan hệ khác nhau, kéo theo nhiều tranh chấp

phát sinh và Tòa án vẫn thụ lý giải quyết các tranh chấp liên quan trên cơ sở

những quy định pháp luật chưa được thống nhất và đầy đủ.

Từ lý do trên, thời gian qua vấn đề về chủ thể hộ gia đình đã thu hút nhiều

sự quan tâm của các nhà nghiên cứu pháp luật. Những tích cực và hạn chế được

các tác giả, các công trình nghiên cứu trình bày tương đối quy mô và phản ánh

sát thực tiễn. Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu này mới chỉ góp một phần

nhất định hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan. Vì vậy, việc nghiên cứu

một cách đầy đủ, sâu sắc về chủ thể hộ gia đình trong Bộ luật Dân sự năm 2005

cả về lý luận và thực tiễn, trên cơ sở đó sàng lọc, loại bỏ những quan điểm lạc

hậu, kế thừa, phát triển những quan điểm phù hợp để hoàn thiện các quy định

pháp luật về vấn đề này là rất quan trọng và hết sức cần thiết, đặc biệt là trong

giai đoạn hiện nay khi mà Dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi) đang được đưa ra

- 2 -

lấy ý kiến nhân dân. Đây là lý do tác giả chọn đề tài “Chủ thể hộ gia đình trong

Bộ luật Dân sự 2005” làm luận văn thạc sỹ.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Chủ thể hộ gia đình trong Bộ luật Dân sự năm 2005 là đề tài đã được một

số tác giả nghiên cứu với nhiều khía cạnh khác nhau như:

- “Bình luận về chế định hộ gia đình trong Bộ luật dân sự năm 2005” của

tác giả Trương Thanh Đức tại Hội thảo do Bộ Tư pháp tổ chức tháng 6/2012;

- “Bàn về chủ thể hộ gia đình” của Tiến sỹ Lê Thu Hà - Học viện Tư

pháp, tháng 6/2011;

- “Những khó khăn, vướng mắc trong quá trình giải quyết tranh chấp đất

đai liên quan đến hộ gia đình trong giấy chứng nhận quyền sử đất” của tác giả

Nguyễn Thị Xuân Ngọc - Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp, tháng 9/2013;

- “Quy định về hộ gia đình chưa rạch ròi” của tác giả Thao Giang - Báo

điện tử Đại biểu nhân dân;

- “Những điều hộ gia đình - cá nhân sử dụng đất cần biết” của tác giả

Nguyễn Minh Thăng - Nhà xuất bản Tư pháp năm 2005;

- “Quyền sử dụng đất; sở hữu tài sản trong Bộ luật Dân sự; việc xác định

tổ hợp tác và hộ gia đình là chủ thể quan hệ pháp luật dân sự” của các tác giả

Đinh Hữu Tời, Nguyễn Đình Cung và Nguyễn Hữu Hậu;

- Cùng một số đề tài liên quan như luận văn Thạc sỹ “Quyền sử dụng đất

của hộ gia đình, cá nhân dưới khía cạnh quyền tài sản tư theo pháp luật Việt

Nam” của tác giả Nguyễn Thị Thập...

Tuy nhiên, các tác giả trên mới chỉ dừng lại ở dạng các bài viết, bài tham

luận tại một số hội thảo...và chưa có luận văn nào đề cập đến vấn đề chủ thể hộ

gia đình trong Bộ luật Dân sự năm 2005. Từ tình hình nghiên cứu đó, tác giả

mong muốn phân tích sâu hơn về chủ thể này, trên cơ sở thực tiễn áp dụng pháp

luật phản ánh sự cần thiết của chủ thể hộ gia đình, tìm ra những thiếu sót, những

điểm chưa hợp lý của các quy định pháp luật hiện hành, từ đó đưa ra những định

hướng hoàn thiện để nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật đối với chủ thể hộ gia

đình.

3. Mục đích nghiên cứu

Việc nghiên cứu đề tài với mục đích: đưa ra các luận cứ khoa học và thực

tiễn để chứng minh cho việc cần phải tiếp tục duy trì hộ gia đình là một chủ thể

trong quan hệ pháp luật dân sự; kiến nghị, bổ sung hoàn thiện các quy định của

pháp luật hiện hành về chủ thể hộ gia đình.

- 3 -

Để thực hiện được mục đích trên, Luận văn phải hoàn thành nhiệm vụ

sau:

Thứ nhất, nghiên cứu tổng quan một số vấn đề lý luận chung về chủ thể

hộ gia đình trong Bộ luật Dân sự năm 2005;

Thứ hai, nghiên cứu các quy định của pháp luật dân sự Việt Nam hiện

hành về chủ thể hộ gia đình;

Thứ ba, phản ánh thực trạng áp dụng pháp luật điều chỉnh các quan hệ dân

sự có chủ thể hộ gia đình tham gia;

Thứ tư, tìm hiểu qua thực tiễn xét xử của Tòa án, của các cơ quan, tổ chức

giải quyết các vụ án, vụ việc liên quan đến chủ thể hộ gia đình;

Thứ năm, đưa ra những hạn chế, bất cập trong thực tiễn áp dụng pháp luật

về chủ thể hộ gia đình;

Thứ sáu, trên cơ sở nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn, kết quả nghiên

cứu của đề tài tìm ra những điểm còn bất cập, hạn chế của pháp luật về chủ thể

hộ gia đình để đưa ra những đề xuất, kiến nghị cụ thể, nhằm hoàn thiện các quy

định của Bộ luật Dân sự năm 2005 cùng các quy định liên quan tới chủ thể hộ

gia đình.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài: nghiên cứu các quy định của Bộ luật

Dân sự hiện hành về chủ thể hộ gia đình; tìm hiểu thực tiễn áp dụng pháp luật về

vấn đề này để phân tích, minh chứng làm sáng tỏ các quy định của pháp luật.

Phạm vi nghiên cứu: trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả tập

trung nghiên cứu thực trạng áp dụng các quy định pháp luật về chủ thể hộ gia

đình; một số ví dụ điển hình ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và một số địa phương

khác để minh chứng cho vấn đề nghiên cứu. Những vấn đề khác liên quan đến đề

tài này tác giả sẽ tiếp tục nghiên cứu sau khi có điều kiện.

5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu nói trên, việc nghiên cứu đề tài

được tiến hành dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ

Chí Minh về nhà nước, pháp luật, các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về

quản lý nhà nước, quản lý xã hội và về chủ trương đối với việc điều chỉnh, bổ

sung Bộ luật Dân sự năm 2005.

Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy

vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, sử dụng tổng hợp các phương pháp

nghiên cứu như: Phân tích, tổng hợp, lôgíc, lịch sử, qui nạp, tham khảo các ý

- 4 -

kiến của các chuyên gia, sử dụng kết quả thống kê từ thực tiễn của các cơ quan

nghiên cứu, qua đó làm rõ thực trạng áp dụng các quy định có liên quan đến vấn

đề chủ thể hộ gia đình, cụ thể như sau:

- Phương pháp phân tích: phân tích lý luận về chủ thể hộ gia đình trong

Bộ luật Dân sự năm 2005 - được sử dụng để viết Chương 1 của Luận văn.

- Phương pháp so sánh: sau khi phân tích đầy đủ các vấn đề lý luận liên

quan đến chủ thể hộ gia đình, tác giả tiến hành so sánh, tìm ra những ưu điểm và

nhược điểm của các quy định về hộ gia đình trong Bộ luật Dân sự hiện hành -

được sử dụng để viết Chương 1 và Chương 2 của Luận văn.

- Phương pháp liệt kê, dẫn chứng: làm sáng tỏ các quy định của Bộ luật

Dân sự năm 2005 về hộ gia đình trong một số giao dịch dân sự thực tế có liên

quan - được sử dụng để viết Chương 2 của Luận văn.

- Phương pháp bình luận án, vụ việc liên quan: để bình luận một số vụ án,

vụ việc đã xảy ra trong thực tiễn xét xử và thực tiễn áp dụng pháp luật liên quan

đến chủ thể hộ gia đình - được sử dụng để viết Chương 2 của Luận văn.

- Phương pháp tổng hợp: trên cơ sở kết quả phân tích và so sánh, đề tài

tổng hợp các vấn đề về hộ gia đình và đưa ra kết luận - được sử dụng để viết

Chương 2 của Luận văn.

6. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài

Với việc thực hiện đề tài này, tác giả mong muốn góp phần cung cấp cho

khoa học pháp lý những nền tảng lý luận và thực tiễn về chủ thể hộ gia đình,

nhất là trong giai đoạn hiện nay khi mà việc tiếp tục duy trì hay hủy bỏ chủ thể

hộ gia đình trong Bộ luật Dân sự còn nhiều ý kiến khác nhau. Đề tài sẽ là một tài

liệu khoa học hữu ích cho việc giảng dạy, học tập, nghiên cứu pháp luật dân sự.

Đối với các cơ quan nhà nước, kết quả của đề tài có thể sử dụng để tham khảo

trong quá trình xây dựng, áp dụng pháp luật dân sự về chủ thể hộ gia đình cũng

như việc giải quyết những vấn đề liên quan đến chủ thể hộ gia đình trong các

giao dịch dân sự. Những kiến nghị của tác giả nếu được các cơ quan có thẩm

quyền nghiên cứu, tham khảo có thể góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật nói

chung và pháp luật về chủ thể hộ gia đình nói riêng.

7. Bố cục của Luận văn

Ngoài lời nói đầu, danh mục tài liệu tham khảo, kết luận, Luận văn được

chia thành hai chương, cụ thể như sau:

Chương 1: Khái niệm và nội dung về chủ thể hộ gia đình.

Chương 2: Thực tiễn áp dụng quy định của Bộ luật Dân sự về chủ thể hộ

gia đình và giải pháp hoàn thiện pháp luật về chủ thể hộ gia đình.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!