Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Chủ quyền hoàng sa và công cuộc đấu tranh bảo vệ vùng biển đảo hoàng sa của việt nam từ thế kỷ xvii đến đầu thế kỷ xix.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA LỊCH SỬ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
Chủ quyền Hoàng Sa và công cuộc đấu tranh bảo vệ
vùng biển đảo Hoàng Sa của Việt Nam từ thế kỷ XVII
đến đầu thế kỷ XIX
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Duyên
Chuyên ngành: Sư phạm Lịch sử
Lớp: 11SLS
Người hướng dẫn: Th.S Nguyễn Xuyên
Đà Nẵng, tháng 05 năm 2015
2
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Người Việt ta đã vươn ra làm chủ biển Đông từ rất sớm. Gắn liền chủ quyền lãnh
thổ của nước ta ở đất liền là chủ quyền lãnh thổ của nước ta trên biển Đông. Biển đảo
Việt Nam là phần lãnh thổ của đất nước Việt Nam, qua nghìn đời nó luôn gắn chặt với
đời sống của cư dân nước Việt cả về vật chất và tinh thần. Bởi vậy, biển đảo trong tâm
thức người Việt là đất nước, là cuộc sống, và thực tế hàng ngàn năm lịch sử người Việt
đã ra sức khai phá dựng xây sẵn sàng đổ cả máu xương cho chủ quyền biển đảo. Nói
đến chủ quyền của nước ta trên biển Đông thì điều quan trọng nhất cần nói đến đó
chính là hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Trong đó, Hoàng Sa là quần đảo quan trọng của Tổ quốc trên biển Đông, gắn liền
chủ quyền khai thác và quản lý của nước ta qua nhiều gia đoạn lịch sử của dân tộc.
Suốt khoảng thời gian gần 3 thế kỷ từ thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XIX quần đảo
Hoàng Sa đã được các triều đại phong kiến Việt Nam, từ thời chúa Nguyễn cho đến
triều Nguyễn chiếm hữu và xác lập chủ quyền qua các thời kì lịch sử, cùng với đó là
các hoạt động cụ thể để nhà bảo vệ được chủ quyền của mình trên quần đảo Hoàng Sa
như xây dụng một lực lượng thủy binh với tên gọi là đội Hoàng Sa vừa làm nhiệm vụ
khai thác sản vật,vừa làm nhiệm vụ tuần tra và bảo vệ vùng biển đảo Hoàng Sa, bên
cạnh đó còn có một số hoạt động khác của thủy binh lúc bấy giờ như việc đo đạc thủy
trình, vẽ bản đồ hay việc cắm mốc chủ quyền, xây dụng chùa miếu trên đảo nhằm
khẳng định chủ quyền lãnh thổ trên biển của ông cha ta.
Năm 1982 chính phủ ta quyết định thành lập huyện Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng
Nam – Đà Nẵng. Và trở thành huyện trực thuộc sự quản lý của thành phố Đà Nẵng vào
tháng 1 năm 1997. Đây là một khẳng định có tính pháp lý về quyền quản lý hành chính
của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, một phần lãnh thổ trên biển của Tổ quốc
ngoài khơi xa.
Hoàng Sa là bộ phận lãnh thổ thiêng liêng của dân tộc, chứa đựng những giá trị
riêng của mình và khi nghiên cứu về nó chúng ta sẽ có được sự hiểu biết và cách nhìn
nhận đầy đủ hơn về một quần đảo có vị trí quan trọng ngoài khơi của tổ quốc.
Chính vì vậy, việc nghiên cứu chủ quyền của Hoàng Sa và công cuộc bảo vệ
vùng biển đảo Hoàng Sa của nước ta nhằm góp phần phần vào việc khẳng định chủ
quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, cũng như có thể tìm hiểu được
3
những chính sách của các vương triều phong kiến Đại Việt đối với cuộc đấu tranh bảo
vệ Hoàng Sa vùng biển đảo của Tổ quốc qua các giai đoạn của lịch sử.
Trong bối cảnh thế giới hiện nay, vấn đề biển Đông đang tiếp tục diễn biến phức
tạp, với tham vọng bành trướng biển Đông của Trung Quốc đã tác động đến tình hình
trên thế giới làm cho các nước quan tâm đến biển Đông nói chung và về quần đảo
Hoàng Sa nói riêng, điều này đã tác động đến việc bảo vệ vững chắc chủ quyền biển,
đảo đối với nước ta ngày càng đặt ra yêu cầu cao hơn trong mục tiêu, nhiệm vụ bảo vệ
Tổ quốc.
Vì vậy, với đề tài này tôi hi vọng sẽ góp một phần nhỏ của mình vào việc tuyên
truyền cho mọi người đặc biệt là giới trẻ về vấn đề biển đảo của tổ quốc nói chung và
về Hoàng Sa nói riêng để từ đó có thái độ đúng đắn trong việc đấu tranh gìn giữ vùng
biển đảo Hoàng Sa thiêng liêng của tổ quốc, là một việc làm mang ý nghĩa thực tiễn.
Với tất cả những lí do trên, tôi chọn đề tài: “ Chủ quyền Hoàng Sa và công cuộc
đấu tranh bảo vệ vùng biển đảo Hoàng Sa của Việt Nam từ thế kỷ XVII đến đầu thế
kỷ XIX” làm khóa luận của mình.
2. Lịch sử vấn đề
Quần đảo Hoàng Sa luôn là đối tượng thu hút sự quan tâm tìm hiểu, nghiên cứu
của nhiều học giả, những nhà nghiên cứu cả trong và ngoài nước. Các công trình
nghiên cứu chủ yếu đi sâu nghiên cứu các nguồn sử liệu để khẳng định chủ quyền Việt
Nam đối với quần đảo này. Qua các công trình nghiên cứu về Hoàng Sa dựa trên các
chứng cứ lịch sử có thể kể ra một số công trình như sau:
Trong Phủ Biên Tạp Lục của Lê Quý Đôn, mô tả chi tiết về các hoạt động của
các đội Hoàng Sa, Bắc Hải minh chứng sự xác lập và bảo vệ chủ quyền của Việt Nam
trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Sang đến thời nhà Nguyễn, từ triều Gia Long, cả một hệ thống biên niên sử và
địa dư chí của Quốc Sử Quán, Châu bản của Nội Các triều đình nhà Nguyễn đã ghi
chép những hoạt động của đội Hoàng Sa một cách rất kỹ và rõ ràng thể hiện sự xác lập
và bảo vệ chủ quyền của nhà nước Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa cũng như
Trường Sa.
Trong đó có bộ chính sử Đại Nam Thực Lục Chính Biên cũng như Quốc Triều
Chính Biên Toát Yếu và bộ địa chí như Đại Nam Nhất Thống Chí ,đã đề cập đến việc
dựng bia chủ quyền đảo Hoàng Sa và Trường Sa là bằng chứng hùng hồn Hoàng Sa
4
được vua và triều đình Việt Nam quan tâm và bảo vệ chủ quyền đối với Hoàng Sa ở
bậc quyền lực tối cao.
Cuốn “ Hoàng Sa,Trường Sa là của Việt Nam” do NXB Trẻ ấn hành (2009) là
tập hợp những báo cáo khoa học của các nhà nghiên cứu như: Nguyễn Đình Đầu,
Nguyễn Nhã, Từ Đặng Minh Thu, Vũ Quang Việt, đã cung cấp những nguồn tài liệu,
chứng cứ khẳng định quần đảo Hoàng Sa đã được các chúng ta chiếm hữu và thực thi
chủ quyền của mình qua hàng thế kỉ.
“ Hoàng Sa, Trường Sa” của Nguyễn Quốc Thắng, tác giả đã dày công sưu tầm
các tư liệu, các chứng cứ lịch sử từ các thế kỉ trước ( Thế kỉ XVII trở đi) nhằm khẳng
định về chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa là của Việt Nam.
Đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về Hoàng Sa và mỗi công trình đó là
những tư liệu cơ bản nhất để tôi thực hiên đề tài khóa luận của mình.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài hướng đến nghiên cứu về việc xác lập chủ quyền của Việt Nam đối với
quần đảo Hoàng Sa và công cuộc bảo vệ vùng biển đảo Hoàng Sa với những nội dung
cơ bản như:
Khái quát về biển Đông và quần đảo Hoàng Sa: tên gọi, vị trí địa lí, điều kiện tự
nhiên.
Chủ quyền Hoàng Sa và cuộc đấu tranh bảo vệ vùng biển đảo Hoàng Sa của Việt
Nam từ thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XIX.
4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này nhằm mục đích làm sáng tỏ được chủ quyền của Việt Nam trên
quần đảo Hoàng Sa và công cuộc đấu tranh bảo vệ vùng bieent đảo Hoàng Sa của
nước ta trong thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XIX.
Khẳng định chủ quyền muôn đời của Việt Nam đối với Hoàng Sa.
5. Phương pháp nghiên cứu và các nguồn tư liệu
Phương pháp chủ yếu được sử dụng là phương pháp nghiên cứu lịch sử theo quan
điểm duy vật lịch sử. Người nghiên cứu vận dụng phương pháp luận lịch sử và phương
pháp nghiên cứu lịch sử cụ thể như sưu tầm, phân tích, so sánh và đánh giá trên cơ sở
các nguồn tài liệu cùng với phương pháp lôgích.
Các nguồn tư liệu: Để thực hiện đề tài này, tôi đã tiến hành sưu tầm, tìm kiếm tư
liệu trên các sách báo, các tạp chí có liên quan, khai thác tư liệu từ các trang web.
5
6. Đóng góp của đề tài
Thực hiện đề tài này sẽ góp phần vào việc tìm hiểu về một bộ phận lãnh thổ hết
sức thiêng liêng của Tổ quốc trên biển Đông, góp phần nhỏ bé của mình vào việc bảo
vệ chủ quyền lãnh thổ của đất nước.
Ngoài ra đây là công trình tổng hợp, có hệ thống, có tính đúc kết một cách mới
mẽ những công trình nghiên cứu, những tư liệu đã được phát hiện từ trước đến nay,
vừa đầy đủ nhất, với một số tư liệu mới và những luận cứ, luận chứng xác đáng góp
phần đấu tranh bảo vệ chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa
Kết quả thực hiện được của đề tài là một tư liệu cần thiết đối với những ai quan
tâm về vấn đề chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa nói riêng và vấn đề biển đảo
nói chung.
7. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, đề tài gồm có 2 chương
Chương 1: Khái quát về quần đảo Hoàng Sa
Chương 2: Chủ quyền Hoàng Sa và cuộc đấu tranh bảo vệ vùng biển đảo Hoàng
Sa của Việt Nam từ thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XIX.
6
NỘI DUNG
Chương 1
KHÁI QUÁT VỀ QUẦN ĐẢO HOÀNG SA
1.1. Biển Đông và việc xác lập chủ quyền trên biển Đông của Việt Nam
1.1.1. Khái quát về Biển Đông.
Là một biển lớn thứ hai ở Thái Bình Dương, Biển Đông có vị trí từ vĩ độ 3° Nam
lên đến vĩ độ 26° Bắc và từ kinh độ 100° đến kinh độ 121° Đông, biển Đông có diện
tích khoảng 3,5 triệu km², là vùng biển kín được bao bọc bởi 9 nước là Việt Nam,
Trung Quốc, Phi-lip-pin, In-đô-nê-xia, Bru-nây, Ma-lai-xia, Xin-ga-po, Thái Lan,
Cam-pu-chia và vùng lãnh thổ Đài Loan. Biển Đông nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió
mùa nên ít nhiều có ảnh hưởng đến khí hậu, địa hình và các hệ sinh thái vùng ven biển
Việt Nam, đó là làm cho khí hậu nước ta có độ ẩm cao, lượng mưa lớn tạo nên nhiều
dạng địa hình ven biển như cồn cát, đầm phá, bãi triều, vũng vịnh, các dạng bờ biển…
hay nhiều hệ sinh thái ven biển: rừng ngập mặn, rừng phèn, san hô.
Biển Đông có một tầm quan trọng chiến lược đối với các nước trong khu vực
Châu Á, Thái Bình Dương nói riêng và các quốc gia khác trên thế giới nói chung. Đó
là tuyết đường giao thông huyết mạch nối liền Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương;
Châu Âu – Châu Á; Trung Đông với Châu Á. Đây là tuyến đường nhộn nhịp thứ hai
của Thế giới (Mỗi ngày có khoảng 150 đến 200 tàu các loại qua lại trên Biển Đông, có
khoảng 50% số tàu có trọng tải 5.000 tấn, hơn 10% là tàu có trọng tải 30.000 tấn trở
lên). Nhiều nước và vùng lãnh thổ ở khu vực Đông Á có nền kinh tế phụ thuộc sống
còn vào con đường trên biển này như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Xinh-ga-po và
cả Trung Quốc. Đây còn là con đường huyết mạch vận chuyển dầu và các nguồn tài
nguyên thương mại từ Trung cận Đông và Đông Nam Á tới Nhật Bản, Hàn Quốc và
Trung Quốc. Hơn 90% thương mại được vận chuyển bằng đường biển của Thế giới thì
có đến 45% trong số đó phải đi qua Biển Đông.
Khu vực Biển Đông có những eo biển quan trọng đối với nhiều nước, trong đó có
eo biển Ma-Lắc-Ca, do vậy vùng biển này hết sức quan trong đối với các nước trong
và ngoài khu vục về địa - chiến lược, an ninh, giao thông hàng hải và kinh tế.
Ngoài bề mặt rộng lớn của Biển Đông, các đảo và quần đảo trên Biển Đông có ý
nghĩa phòng thủ chiến lược quan trọng đối với nhiều nước ven biển, trong đó 2 quần