Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Chủ nghĩa cơ hội trong phong trào công nhân
MIỄN PHÍ
Số trang
8
Kích thước
496.2 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
717

Chủ nghĩa cơ hội trong phong trào công nhân

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

1

Chủ nghĩa cơ hội trong phong trào công nhân

Nguyễn Văn Quyết1

1 Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Email:

[email protected]

Nhận ngày 19 tháng 9 năm 2018. Chấp nhận đăng ngày 13 tháng 10 năm 2018.

Tóm tắt: Từ những năm 70 của thế kỷ XIX, khi chủ nghĩa Mác giành được địa vị thống trị trong

phong trào công nhân ở các nước Châu Âu, các loại tư tưởng tư sản, tiểu tư sản dần xâm nhập vào

nội bộ phong trào dưới hình thức cơ hội chủ nghĩa. Những biểu hiện của hiện tượng đó hết sức đa

dạng, phong phú, nhưng tựu trung đều là sự bóp méo, xuyên tạc, phủ nhận chủ nghĩa Mác. Để bảo

vệ, phát triển chủ nghĩa Mác, Ph.Ăngghen đã tập trung đấu tranh, phê phán các quan điểm cơ hội

trong phong trào công nhân lúc đó.

Từ khóa: Chủ nghĩa cơ hội, Ph.Ăngghen, phong trào công nhân.

Phân loại ngành: Triết học

Abstract: Since the 1870s, when Marxism won the predominant position in the workers' movement

in European countries, types of bourgeois and petty-bourgeois thought gradually penetrated into the

movement in opportunistic forms. Their various forms were all distorting and denying Marxism. In

order to protect and develop Marxism, F.Engels concentrated on fighting and criticising opportunistic

views in the workers' movement at the time.

Keywords: Opportunism, F.Engels, workers' movement.

Subject classification: Philosophy

1. Mở đầu

Chủ nghĩa cơ hội trong phong trào công nhân

đã xuất hiện từ rất sớm. Ngay trong Quốc tế

I đã xuất hiện chủ nghĩa vô chính phủ của

Bacunin. Năm 1862, xuất hiện chủ nghĩa cải

lương Lassalle. Đến những năm 1890, chủ

nghĩa cơ hội đã phát triển rộng khắp Châu

Âu, ảnh hưởng mạnh mẽ đến phong trào công

nhân. Chủ nghĩa cơ hội thời kỳ này được biểu

hiện ở một số đặc điểm chủ yếu như: phủ

nhận tính tất yếu của đấu tranh giai cấp, cách

mạng xã hội chủ nghĩa, chuyên chính vô sản;

tuyên truyền hợp tác giai cấp; tin tưởng rằng

cải cách có thể thay đổi được bản chất của

chủ nghĩa tư bản; vì lợi ích nhất thời, trước

mắt mà quên đi lợi ích lâu dài; thỏa hiệp với

giai cấp tư sản; bóp méo lý luận cách mạng,

cương lĩnh, sách lược, các nguyên tắc của

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!