Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Chủ đề nhu cầu của giới trẻ đối với các điểm tham quan bảo tàng lịch sử trên địa bàn tp hcm
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA DU LỊCH
----------------
BÁO CÁO CUỐI KỲ
Chủ đề:
NHU CẦU CỦA GIỚI TRẺ ĐỐI VỚI CÁC ĐIỂM THAM
QUAN BẢO TÀNG LỊCH SỬ TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM
Môn học: Tâm lý học Du lịch
Giáo viên hướng dẫn : TS. Phạm Thị Thúy Nguyệt
Nhóm: 5
Lớp: B Du lịch K12-CLC
TP. Hồ Chí Minh, tháng 1O năm 2022
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 5
STT HỌ VÀ TÊN MSSV GHI CHÚ
1 Nguyễn Lê Minh Thư 2156181092 Nhóm trưởng
2 Nguyễn Ái My 2156181070 Thành viên
3 Lê Thành Nhân 2156181080 Thành viên
4 Trương Hoàng Phúc 2156181085 Thành viên
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN 4
LỜI CAM ĐOAN 5
LỜI MỞ ĐẦU 6
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 7
A- PHẦN MỞ ĐẦU 7
I- LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 7
II- ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 7
III- MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU: 8
IV- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 8
V- Ý NGHĨA NGHIÊN CỨU 10
VI- BỐ CỤC NGHIÊN CỨU 10
B- NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 11
CHƯƠNG I - CƠ SỞ LÝ LUẬN 11
1. Các khái niệm liên quan 11
2. Nguyên nhân lựa chọn điểm đến: 15
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH SỐ LIỆU THỐNG KÊ 17
I. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐIỀU TRA 17
II. PHƯƠNG PHÁP PHỎNG VẤN SÂU 28
CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG - KIẾN NGHỊ 39
1. Vai trò của bảo tàng với sự phát triển du lịch ở TPHCM hiện nay 39
2. Định hướng khai thác bảo tàng phục vụ hoạt động du lịch 40
3. Các giải pháp khai thác hiệu quả bảo tàng nhằm phục vụ hoạt động du lịch 42
C - LỜI KẾT 50
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 51
PHỤ LỤC 52
I-BIÊN BẢN HỌP NHÓM 52
II-TIMELINE LÀM VIỆC NHÓM 58
III-ĐÁNH GIÁ CHÉO THÀNH VIÊN 58
BẢNG ĐÁNH GIÁ CỦA NHÓM 60
IV-THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG QUÁ TRÌNH LÀM BÁO CÁO 61
V- BẢNG HỎI KHẢO SÁT 66
3
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập, nhóm em luôn được sự quan tâm từ phía giảng
viên cùng với sự động viên giúp đỡ từ các bạn bè trong lớp. Và đề tài nghiên cứu dưới
đây được xem như là một công trình khoa học nhỏ thể hiện cho kết quả của quá trình
học tập này. Và để làm được thành quả ngày hôm nay, không chỉ đến từ sự cố gắng
của các thành viên trong nhóm, mà còn là sự giúp đỡ từ thầy cô, anh chị, bạn bè.
Lời đầu tiên, nhóm em xin gửi lời tri ân chân thành đến Trường Đại học Khoa
học Xã hội và Nhân Văn đã đưa môn học Tâm lý du lịch vào chương trình giảng dạy. Đặc biệt, nhóm em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên bộ môn - Cô Phạm Thị
Thuý Nguyệt đã dạy dỗ, truyền đạt những kiến thức quý báu cho chúng em trong suốt
thời gian học tập vừa qua. Những kiến thức và sự góp ý của cô là động lực để nhóm
tiếp tục phát triển và nỗ lực hoàn thành công trình nghiên cứu này.
Thứ hai, nhóm xin cảm ơn các bạn du khách tham quan tại Bảo tàng Thành phố
Hồ Chí Minh, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, Bảo tàng Hồ Chí Minh - Chi nhánh Thành
phố Hồ Chí Minh đã hỗ trợ trong việc khảo sát, phỏng vấn. Mỗi một câu trả lời của
bạn đều đáng trân trọng và chân quý, giúp đỡ nhóm rất nhiều để có thể đưa ra nhận
định khách quan nhất.
Thứ ba, chúng em xin tri ân cũng như xin lỗi quý thầy/ cô, các tác giả, nhà
nghiên cứu có liên quan vì chúng em đã sử dụng những thông tin, nội dung của quý vị
mà chưa có sự đồng ý chung.
Mặc dù nhóm em đã cố gắng hết sức nhưng chắc chắn bài tiểu luận khó có thể
tránh khỏi những sai sót, bất cập do vốn kiến thức còn nhiều hạn chế và khả năng tiếp
thu thực tế chưa tốt. Kính mong cô xem xét và góp ý để bài tiểu luận của em được
hoàn thiện hơn.
Nhóm em xin chân thành cảm ơn!
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2022
4
LỜI CAM ĐOAN
Nhóm em xin được cam đoan: Công trình nghiên cứu “ NHU CẦU CỦA GIỚI
TRẺ ĐỐI VỚI CÁC ĐIỂM THAM QUAN LỊCH SỬ VIỆT NAM TRÊN ĐỊA BÀN
TP.HCM ” được tiến hành công khai, dựa trên sự cố gắng, nỗ lực của mình và dưới sự
hướng dẫn của TS. Phạm Thị Thuý Nguyệt.
Các số liệu và kết quả nghiên cứu đề tài là trung thực và không có bất kỳ sự sao
chép hay sử dụng kết quả của đề tài nghiên cứu tương tự. Tất cả những sự giúp đỡ cho
việc xây dựng cơ sở lý luận cho bài luận đều được trích dẫn đầy đủ và ghi rõ nguồn
gốc rõ ràng và được phép công bố.
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2022
Trưởng nhóm nghiên cứu
Nguyễn Lê Minh Thư
5
LỜI MỞ ĐẦU
Người ta thường nói: “Học phải đi đôi với hành”, và nhóm nghiên cứu chúng em
nghĩ rằng đây là một điều rất đúng. Vì nếu bạn chỉ học lý thuyết mà không thực hành thì
bạn sẽ rất khó áp dụng lý thuyết vào thực tế. “Mọi lý thuyết đều là màu xám, và cây đời
luôn xanh tươi.” Mọi lý thuyết đều phải dựa trên thực tế, không có thực tế thì lý thuyết
luôn chỉ là sáo rỗng và vô ích. Đặc biệt khi học môn “ Tâm lý học du lịch". Nhóm cho
rằng đây là cơ hội vô cùng trân quý và tuyệt vời để thực hành và tiếp xúc gần hơn với
các nhóm đối tượng khách.
Du lịch Việt Nam trong những năm gần đây đã từng bước vươn lên góp phần xứng
đáng trong tăng trưởng kinh tế hàng năm và có vị trí quan trọng trong chiến lược phát
triển kinh tế, xã hội của nước ta. Nếu như tài nguyên thiên nhiên hấp dẫn du khách bởi
sự hoang sơ, độc đáo, tính truyền thống cũng như tính địa phương của nó thì tài nguyên
du lịch nhân văn thu hút khách bởi tính đa dạng, phong phú, độc đáo, tính truyền thống
cũng như tính địa phương của nó. Đây là cơ sở tạo nên các loại hình du lịch văn hóa
phong phú.
Bảo tàng như một chiếc cầu nối giữa quá khứ và hiện tại, một phần của ký ức,
giúp cho những người đương đại có thể tiếp cận hiểu rõ hơn được các giai đoạn lịch sử
của dân tộc, nhận thức được xã hội và văn hóa thời quá khứ. Tuy nhiên, các bảo tàng này
đến nay vẫn chưa được khai thác hết hiệu quả. Do vậy cần phải có những phương hướng
và giải pháp phù hợp để khai thác nguồn tài nguyên đặc biệt này cho phát triển du lịch
thành phố Hồ Chí Minh một cách toàn diện và sâu sắc.
Là sinh viên của ngành Du lịch, nhóm cảm thấy tự hào khi mình được học và tìm
hiểu về văn hóa Việt Nam. Chúng em mong muốn được duy trì bảo tồn và phát triển các
tinh hoa văn hóa của dân tộc để giới thiệu với mọi người và bạn bè trên thế giới những
tinh hoa đó. Chính vì những lý do trên, nhóm em đã lựa chọn đề tài “NHU CẦU CỦA
GIỚI TRẺ ĐỐI VỚI CÁC ĐIỂM THAM QUAN LỊCH SỬ VIỆT NAM TRÊN ĐỊA BÀN
TP.HCM” làm công trình nghiên cứu.