Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Chủ đề 3 vật chất và ý thức  vật chất và các hình thức tồn tại của vật chất
MIỄN PHÍ
Số trang
31
Kích thước
6.4 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1060

Chủ đề 3 vật chất và ý thức vật chất và các hình thức tồn tại của vật chất

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

CHỦ ĐỀ 3

VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC

3.1- VẬT CHẤT VÀ CÁC HÌNH THỨC TỒN TẠI CỦA VẬT CHẤT

Vật chất là một phạm trù nền tảng của chủ nghĩa duy vật triết học. Trong lịch sử tư

tưởng nhân loại, xung quanh vấn đề này luôn diên ra cuộc đấu tranh không khoan

nhượng giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm. Bản thân quan niệm của chủ nghĩa

duy vật về phạm trù vật chất cũng trải qua lịch sử phát triển lâu dài, gắn liền với những

tiến bộ khoa học và thực tiễn.

3.1.1- Quan niệm chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa duy vật trước C. Mác về phạm

trù vật chất

Các nhà triết học duy tâm, cảchủ nghĩa duy tâm khách quan và chủ nghĩa duy tâm

chủ quan, từ thời cổ đại đến hiện đại tuy buộc phải thừa nhận sự tồn tại của các sự sự vật

hiện tượng của thế giới nhứng lại phủ nhận đặc trưng “tự thân tồn tại” của chúng. Chủ

nghĩa duy tâm khách quan thừa nhận sự tồn tại hiện thực của giới tự nhiên, nhưng lại cho

rằng nguồn gốc của nó là do “sự tha hóa” của “tinh thần thế giới”. Chủ nghĩa duy tâm chủ

quan cho rằng đặc trưng bản chất của mọi sự vật, hiện tượng là sự tồn tại khác của ý thức. Do đó về mặt nhận thức, chủ nghĩa duy tâm cho rằng con người hoặc là không thể, hoặc là

chỉ nhận thức được cái bóng, cái bề ngoài của sự vật, hiện tượng. Thậm chí quá trình nhận

thức của con người theo họ chẳng qua chỉ là quá trình ý thức đi “tìm lại” chính bản thân

mình dưới hình thức khác mà thôi. Như vậy, về thực chất các nhà triết học duy tâm đã phủ

nhận đặc tính tồn tại khách quan của vật chất. Thế giới quan duy tâm rất gần với thế giới

quan tôn giáo và tất yếu dẫn họ đến với thần học. Quan điểm nhất quán từ xưa đến nay của các nhà triết học duy vật là thừa nhận sự

tồn tại khách quan của thế giới vật chất, lấy bản thân tự nhiên để giải thích tự nhiên. Lập

trường đó là đúng đắn, song chưa đủ để các nhà duy vật trước C. Mác đi đến một quan

niệm hoàn chỉnh về phạm trù nền tảng này. Tuy vậy, cùng với những tiến bộ của lịch sử,

quan niệm của các nhà triết học duy vật về vật chất cũng từng bước phát triển theo hướng

ngày càng sâu sắc và trừu tượng hóa khoa học hơn.

Chủ nghĩa duy vật thời Cổ đại. Thời Cổ đại, đăc biệt là Hy Lạp – La Mã, Trung

Quốc, Ấn Độ đã xuất hiện chủ nghĩa duy vật với quan niệm chất phác về tự nhiên, về vật

chất. Nhìn chung, các nhà duy vật thời Cổ đại quy vật chất về một hay một vài dạng cụ

thể của nó và xem chúng là khởi nguyên của thế giới, tức quy luật vất chất về những vật

thể hữu hình, cảm tính đang tồn tại ở thế giới bên ngoài, chẳng hạn, nước (Thales), lửa

(Heraclitus), không khí (Anaximenes); đất, nước, lửa, gió (Tứ Đại – Ấn Độ), kim, mộc,

1

thủy, hỏa , thổ (Ngũ hành – Trung Quốc). Một số trường hợp đăc biệt họ quy vật chất về

những trừu tượng như không (Phật giáo), Đạo (Lão Trang).

Một bước tiến mới trên con đường xây dựng quan niệm duy vạt về vật chất đực

thể hiện trong quan niệm của nhà triết học Hy Lạp cổ đại Anaximander. Ông cho rằng, cơ

sở đầu tiên của mọi vật trong vũ trụ là một dạng vật chất đơn nhất, vô định, vô hạn và tồn

tại vĩnh viễn, đó là Apeiron. Theo ông, Apeiron luôn ở trong một trạng thái vận động và

từ đó nảy sinh ra những mặt đối lập chất chứa trong nó, như nóng và lạnh, khô và ướt

sinh ra và chết đi v.v.. Đây là một cố gắng muốn thoát ly cách nhìn trực quan về vật chất

muốn tìm một bản chất sâu sắc hơn đang ẩn dấu phía sau các hiện tượng cảm tính bề

ngoài các sự vật. Tuy nhiên, khi Anaximander cho rằng, Apeiron là một cái gì đó ở giữa

nước và không khí thì ông vẫn chưa vượt khỏi hạn chế của quan niệm trước đó về vật

chất, muốn tìm một bản sâu sắc hơn đang ẩn dấu phía sau các hiện tượng cảm tính bề

ngoài các sự vật.

Bước tiến quan trọng nhất của sự phát triển phạm trù vật chất là định nghĩa vật

chất của hai nhà triết học Hi Lạp cổ đại là Lơxip (khoảng 500-440 trước công nguyên) và

Đêmocrit(khoảng 427 -374 trước công nguyên). Cả hai ông đều cho rằng, vật chất là

nguyên tử. Nguyên tử theo họ là nững hạt nhân nhỏ nhất, không thể phân chia, không

khác nhau về chất, tồn tại vĩnh viễn và phong phú của chúng về hình dạng, tư thế trật tự

sắp xếp quy định tính muôn vẻ của vạn vật. Theo thuyết nguyên tử thì vật chất theo nghĩa

bao quát nhất, chung nhất không đồng nghĩa với những vật thể mà con người có thể cảm

nhận được một cách trực tiếp, mà là một lớp các phần tử hữu hình rộng rãi nằm sâu trong

mỗi sự vật, hiện tượng. Quan niệm này không những thể hiện một bước tiến khá xa của

các nhà triết học duy vật trong quá trình tìm kiếm một định nghĩa đúng đắn về vật chất

mà còn có ý nghĩa như một dự báo khoa học tài tình của con người về cấu trúc của thế

giới vật chất nói chung.

Chủ nghĩa duy vật thế kỉ XV- XVIII. Bắt đầu từ thời kỳ Phục hưng (thế kỷ XV),

phương Tây đã có sự bứt phá so với phương Đông ở chỗ khoa học thực nghiệm ra đời,

đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ của cơ học; công nghiệp. Đến thế kỷ XVII- XVIII chủ

nghĩa duy vật mang hình thức chủ nghĩa duy vật siêu hình, máy móc. Thuyết nguyên tử

vẫn được các nhà triết học và khoa học tự nhiên thời kỳ Phục hưng và Cận đại (thế kỷ

XV – XVIII) như Galilê, Bêcơn, Hốpxơ, Xpinôda, Điđơrô, Niutơn… tiếp tục nghiên cứu

khẳng định trên lập trường duy vật. Đặc biệt, những thành công kỳ diệu của Niutơn trong

vật lý học cổ điển (nghiên cứu cấu tạo và thuộc tính của các vật thể vật chất vĩ mô – bắt

đầu tính từ nguyên tử trở lên) và việc khoa học vật lý thực nghiệm chứng minh được sự

tồn tại thực sự của nguyên tử càng làm cho quan niệm trên đây được cũng cố thêm. Song, do chưa thoát khỏi phương pháp tư duy siêu hình nên nhìn chung các nhà triết học

duy vật thời kì cận đại đã không đưa ra được những khái quát triết học đúng đắn. Họ

2

thường đồng nhất vật chất với khối lượng, coi những định luật cơ học như những chân lý

không thể không thêm bớt và giải thích mọi hiện tượng của thế giới theo những chuẫn

mực thuần túy cơ học; xem vật chất vận động không gian thời gian như những thực thể

khác nhau, không có mối quan hệ nội tại với nhau… Cũng có một số nhà triết học cố

gắng vạch ra những sai lầm của thuyết nguyên tử (chẳng hạn như Đềcáctơ, Cantơ…)

nhưng không nhiều và cũng không thể làm thay đổi căn bản cái nhìn cơ học về thế giới,

không đủ đưa đủ đến một địnhnghĩa hoàn toàn mới về phạm trù vật chất.

3.1.2- Cuộc cách mạng trong khoa học tự nhiên cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX và

sự phá sản của các quan điểm duy vật siêu hình về vật chất

Năm 1895, Ronwghen đã phát hiện ra tia X. Năm 1896, Béccơren phát hiện ra hiện tượng phóng xa của nguyên tố Urani. Năm 1897, Tômxơn phát hiện ra điện tử. Năm

1901, Kaufman đã chứng minh được khối lượng của điện tử không phải bất biến mà là

thay đổi theo vận tốc vận động của nguyên tử. Năm 1898 – 1902 nhà nữ vật lí học Balan

Mari Scôlôđốpsca cùng với chồng là Pie, nhà hóa học người pháp khám phá ra chất

phóng xạ là poloni và radium. Những phát hiện vĩ đại đó chứng tỏ rằng nguyên tử không

phải là phần tử nhỏ nhất mà nó có thể bị phân chia chuyển hóa. Năm 1905 Thuyết Tương

đối hẹp và năm 1916, Thuyết Tương đối Tổng quát của A. Anhxtanh ra đời đã chứng

minh: không gian, thời gian, khối lượng luôn biến đổi cùng với sự vận động vật chất. Thế

giới vật chất không có và không thể có những vật thể không kết cấu tức là không thể có

đơn vị cuối cùng, tuyệt đối đơn giản và bất biến để đặc trưng cho vật chất. Thế giới ấy

còn nhiều điều “kỳ lạ” mà con người đã và đang tiếp tục khám phá, chẳng hạn như: sự

chuyển hóa giữ hạt và trường, sóng và hạt, hạt và phản hạt, “hụt khối lượng”, quan hệ bất

định v.v.. Điều này khẳng định dự đóan thiên tài của V.I. Lênin: “điện tử cũng vô cùng

tận như nguyên tử, tự nhiên là vô tận” là hoàn toàn đúng đắn.

Đứng trước những phát hiện trên đây của khoa học tự nhiên, không ít nhà khoa

học và triết học đứng trên lập trường tư duy vật tự phá, siêu hình đã hoang mang, dao

động hoài nghi tính đúng đắn của chủ thể duy vật. Họ cho rằng, nguyên tử không phải là

phần tử nhỏ nhất, mà có thể bị phân chia, tan rã, bị “mất đi”. Do đó vật chất có thể biến

mất; hiện tượng không có khối lượng cơ học, hạt chuyển thành trường, cũng có nghĩa là

vật chất chỉ còn là năng lượng, là sóng phi vật chất, quy luật cơ học không còn có tác

dụng gì trong thế giới vật chất “kỳ lạ” thế giới tồn tại không có quy luật, mọi khoa học

trở thành thừa và nếu có đi chăng nữa cũng chỉ là sự sáng tạo tùy tiện của tư duy con

người; khách thể tiêu tan, chủ thể thành cái có trước, cái còn lại duy nhất là chúng ta và

cảm giác tư duy của chúng ta để tổ chức những cảm giác đó. Theo đó, E.Makhơ phủ nhận

tính hiện thực khách quan của điện tử. Ốtvan phủ nhận sự tồn tại thực tế của nguyên tử và

phân tử. Còn Piếcsơn thì định nghĩa: “Vật chất là cái phi vật chất đang vận động”. Đây

chính là cuộc khẳng định khủng hoảng vật lý học hiện đại mà thực chất của nó, như V.I.

3

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!