Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Chống phân biệt đối xử đối với người lao động nữ theo pháp luật Việt Nam
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
HOÀNG THỊ MINH TÂM
CHỐNG PHÂN BIỆT ĐỐI XỬ
ĐỐI VỚI NGƢỜI LAO ĐỘNG NỮ
THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH LUẬT DÂN SỰ VÀ TỐ TỤNG DÂN SỰ
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 10-2016
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
CHỐNG PHÂN BIỆT ĐỐI XỬ
ĐỐI VỚI NGƢỜI LAO ĐỘNG NỮ
THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
Chuyên ngành: Luật Dân sự và Tố tụng Dân sự
Mã số: 60380103
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. LÊ THỊ THÚY HƢƠNG
Học viên: HOÀNG THỊ MINH TÂM Lớp CHL K17
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 10-2016
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Chống phân biệt đối xử đối với người lao động nữ
theo pháp luật Việt Nam” là công trình nghiên cứu của riêng tôi dƣới sự hƣớng dẫn
khoa học của Tiến sĩ Lê Thị Thúy Hƣơng. Các số liệu, thông tin đƣợc đề cập trong
luận văn là trung thực, các dữ liệu, luận điểm đều đƣợc trích dẫn đầy đủ theo đúng
quy định. Tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn về lời cam đoan này.
Tác giả luận văn
HOÀNG THỊ MINH TÂM
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BLLĐ 1994 Bộ luật Lao động năm 1994
BLLĐ 2012 Bộ luật Lao động năm 2012
CEDAW Công ƣớc quốc tế về chống phân biệt đối xử với phụ nữ
Công ƣớc 100 Công ƣớc số 100 về trả công bình đẳng giữa lao động nam
và lao động nữ cho một công việc có giá trị ngang nhau, 1951
Công ƣớc 111 Công ƣớc số 111 về phân biệt đối xử trong việc làm và nghề
nghiệp, 1958
ICCPR Công ƣớc về các quyền dân sự, chính trị
ICESCR Công ƣớc về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa
ILO Tổ chức Lao động quốc tế
NLĐ Ngƣời lao động
NSDLĐ Ngƣời sử dụng lao động
QHLĐ Quan hệ lao động
UDHR Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền
Ủy ban
CEDAW
Ủy ban về xóa bỏ phân biệt đối xử với phụ nữ
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ...............................................................................................................1
CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ CHỐNG PHÂN BIỆT ĐỐI XỬ ĐỐI VỚI
NGƢỜI LAO ĐỘNG NỮ TRONG QUAN HỆ LAO ĐỘNG ...................................8
1.1. Khái quát về phân biệt đối xử trong quan hệ lao động................................8
1.1.1. Khái niệm phân biệt đối xử trong quan hệ lao động............................8
1.1.2. Tác động của phân biệt đối xử đối với quan hệ lao động..................10
1.2. Khái niệm và ý nghĩa của chống phân biệt đối xử đối với ngƣời lao động
nữ ...........................................................................................................................14
1.2.1. Khái niệm phân biệt đối xử đối với ngƣời lao động nữ.....................14
1.2.2. Ý nghĩa của chống phân biệt đối xử đối với ngƣời lao động nữ trong
quan hệ lao động ...............................................................................................18
1.3. Quy định của pháp luật quốc tế và một số quốc gia về chống phân biệt đối
xử đối với ngƣời lao động nữ ................................................................................21
1.3.1. Quy định về chống phân biệt đối xử đối với ngƣời lao động nữ trong
các văn kiện quốc tế ..........................................................................................21
1.3.2. Quy định trong pháp luật của một số quốc gia về chống phân biệt đối
xử đối với ngƣời lao động nữ............................................................................29
1.4. Quá trình nội luật hóa các điều ƣớc quốc tế về chống phân biệt đối xử đối
với ngƣời lao động nữ vào pháp luật Việt Nam ....................................................35
CHƢƠNG 2: PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ CHỐNG PHÂN BIỆT ĐỐI XỬ
ĐỐI VỚI NGƢỜI LAO ĐỘNG NỮ, THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
...................................................................................................................................42
2.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện các quy định của pháp luật về chống phân
biệt đối xử đối với ngƣời lao động nữ bằng pháp luật...........................................42
2.2. Thực trạng áp dụng pháp luật Việt Nam về chống phân biệt đối xử đối với
ngƣời lao động nữ và một số kiến nghị .................................................................44
2.2.1. Chống phân biệt đối xử về việc làm ..................................................44
2.2.3. Phân biệt đối xử trong cơ hội thăng tiến nghề nghiệp .......................58
2.2.4. Chống phân biệt đối xử trong quá trình sử dụng lao động ................59
2.2.5. Chống phân biệt đối xử trong lĩnh vực tiền lƣơng.............................67
2.2.6. Chống phân biệt đối xử khi chấm dứt hợp đồng lao động.................72
KẾT LUẬN..........................................................................................................77
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Chống phân biệt đối xử, trong đó có chống phân biệt đối xử đối với ngƣời lao
động nữ là một trong những nguyên tắc cơ bản của Luật lao động quốc tế
1
. Nguyên
tắc này đƣợc ghi nhận trong nhiều văn kiện pháp lý quốc tế quan trọng về quyền
con ngƣời, đƣợc cụ thể hóa trong một số công ƣớc và khuyến nghị của Tổ chức lao
động quốc tế (ILO)2
. Ở nhiều nƣớc trên thế giới, vấn đề chống phân biệt đối xử đối
với ngƣời lao động nữ đã đƣợc quy định và thực hiện từ lâu nhƣng ở Việt Nam thì
vấn đề này vẫn chƣa đƣợc quan tâm đúng mức. Là thành viên của ILO, Việt Nam
đã phê chuẩn Công ƣớc 100 và Công ƣớc 111 của tổ chức này từ năm 1997. Đây là
hai trong số tám Công ƣớc cơ bản của ILO3
, trong đó Công ƣớc 100 có nội dung về
trả công bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ cho một công việc có giá trị
ngang nhau, còn Công ƣớc số 111 có nội dung về phân biệt đối xử trong việc làm,
nghề nghiệp.
Để hỗ trợ việc thực hiện Công ƣớc 100 và 111, từ đó đến nay hệ thống pháp
luật quốc gia đã nhiều sự thay đổi đáng kể. Đặc biệt, Luật Bình Đẳng Giới ra đời
năm 2006 đƣợc xem nhƣ là một kết tinh của những nỗ lực pháp lý của nhà nƣớc
Việt Nam trong việc thực hiện những mục tiêu phù hợp với các Công ƣớc của ILO.
Tuy nhiên hiện nay, hệ thống quy phạm pháp luật của Việt Nam về chống
phân biệt đối xử đối với ngƣời lao động nữ vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế. Việt
Nam vẫn chƣa có cơ chế pháp lý hữu hiệu để đảm bảo thực hiện các quy định về
chống phân biệt đối xử đối với ngƣời lao động nữ. Điều đó đặt ra nhu cầu cấp thiết
phải nghiên cứu cả về lý luận và thực tiễn, tìm ra các giải pháp nhằm hoàn thiện
pháp luật Việt Nam về chống phân biệt đối xử đối với ngƣời lao động nữ. Chính vì
vậy, tác giả chọn đề tài: “Chống phân biệt đối xử đối với người lao động nữ theo
pháp luật Việt Nam” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình.
1 Đỗ Hải Hà (2010), “Pháp luật chống phân biệt đối xử về giới tại nơi làm việc ở Việt Nam và AustraliaNghiên cứu so sánh”, Tạp chí Khoa học pháp lý số 01/2010, trang 45.
2 Công ƣớc 100 (1951) về trả công bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ và Công ƣớc 111 (1958) về
chống phân biệt đối xử trong việc làm.
3 Tám Công ƣớc cơ bản của ILO gồm: Công ƣớc số 29: Công ƣớc về lao động cƣỡng bức; Công ƣớc số 87:
Công ƣớc về tự do hiệp hội và bảo vệ quyền tổ chức, 1948; Công ƣớc số 98: Công ƣớc về quyền tổ chức và
thƣơng lƣợng tập thể, 1949; Công ƣớc số 100: Công ƣớc về trả lƣơng bình đẳng, 1951; Công ƣớc số 105:
Công ƣớc về xóa bỏ lao động cƣỡng bức, 1957; Công ƣớc số 111: Công ƣớc về phân biệt đối xử trong việc
làm và nghề nghiệp, 1958; Công ƣớc số 138: Công ƣớc về tuổi lao động tối thiểu, 1973; Công ƣớc số 182:
Công ƣớc về các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất, 1999.
2
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
Qua nghiên cứu, tìm hiểu tác giả đƣợc biết vấn đề bảo vệ quyền của phụ nữ
trong QHLĐ đã thu hút sự quan tâm của một số nhà nghiên cứu luật học, cũng nhƣ
những ngƣời làm công tác thực tiễn áp dụng pháp luật cả trong và ngoài nƣớc. Có
thể phân loại các công trình nghiên cứu này thành hai nhóm lớn nhƣ sau:
Nhóm các luận văn, đề tài nghiên cứu khoa học: Các công trình nghiên cứu
tiêu biểu trong nhóm này gồm có:
Trần Thị Rồi (chủ nhiệm) (2007), “Bình đẳng giới trong hoạt động quản lý
nhà nƣớc ở Việt Nam – Lý luận và thực tiễn”, đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ.
Trong đề tài này, tác giả tập trung phân tích quan điểm của Đảng Cộng sản Việt
Nam, quy định của Hiến pháp và pháp luật có liên quan đến quyền bình đẳng của
phụ nữ trong hoạt động lãnh đạo quản lý nhà nƣớc, chỉ ra những bất cập và kiến
nghị một số giải pháp về hoàn thiện hệ thống pháp luật.
Phạm Thị Phƣơng Thảo (2010), luận văn thạc sĩ: “Pháp luật Hành chính về
quyền của phụ nữ”, luận văn nghiên cứu những quyền cơ bản của phụ nữ nói chung
trong lĩnh vực hành chính, trong đó có đề cập một phần nhỏ về quyền của phụ nữ
trong lĩnh vực lao động, việc làm. Luận văn chỉ đề cập một cách sơ lƣợc về quyền
của lao động nữ chứ không đi sâu phân tích các quy định của pháp luật về quyền lợi
của ngƣời lao động nữ.
Lê Thị Thúy Hƣơng (chủ nhiệm) (2011), "Quyền con ngƣời của một số đối
tƣợng lao động đặc thù", đề tài nghiên cứu khoa học cấp trƣờng, trƣờng Đại học
Luật thành phố Hồ Chí Minh. Tác giả phân tích các quy định của pháp luật lao động
về quyền của các nhóm đối tƣợng lao động đặc thù, bao gồm lao động nữ, lao động
là ngƣời chƣa thành niên, lao động là ngƣời cao tuổi… chỉ ra những điểm bất cập
trong các quy định của pháp luật hiện hành và kiến nghị hoàn thiện. Đề tài không
phân tích dƣới khía cạnh phân biệt đối xử trong quan hệ lao động, mà chỉ nghiên
cứu tính khả thi của những quy định về khả năng thụ hƣởng quyền của những nhóm
đối tƣợng lao động đặc thù.
Trần Thị Rồi (chủ nhiệm) (2013), “Quan điểm của Đảng cộng sản và quy định
của pháp luật Việt Nam về chống phân biệt đối xử với phụ nữ trong quan hệ lao
động thời kỳ đổi mới”, đề tài nghiên cứu khoa học cấp trƣờng, trƣờng Đại học Luật
thành phố Hồ Chí Minh. Đề tài đã phân tích các khía cạnh của phân biệt đối xử, chủ
trƣơng, đƣờng lối của Đảng đối với vấn đề chống phân biệt đối xử với phụ nữ.
3
Công trình này chủ yếu nghiên cứu trên cơ sở đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng đối
với vấn đề chống phân biệt đối xử với phụ nữ, chỉ ra những thành tựu và hạn chế
của vấn đề chống phân biệt đối xử, từ đó đề xuất các kiến nghị nhằm thực hiện tốt
chủ trƣơng của Đảng về chống phân biệt đối xử đối với phụ nữ trong thời kỳ mới.
Nhóm các bài viết trên các báo, tạp chí: các công trình nghiên cứu tiêu biểu
trong nhóm này có:
- Đỗ Hải Hà (2010), “Pháp luật chống phân biệt đối xử về giới tại nơi làm việc
ở Việt Nam và Australia-Nghiên cứu so sánh”, Tạp chí Khoa học pháp lý số
01/2010
- Phùng Thị Cẩm Châu (2014), “Bộ luật Lao động năm 2012 với việc bảo vệ
quyền lợi cho lao động nữ”, Tạp chí Luật học số 7/2014
- Trần Hoàng Hải, Đoàn Công Yên (2014), “Phân biệt đối xử trong quan hệ
lao động: so sánh pháp luật lao động của Việt Nam với một số công ƣớc của ILO”,
Tạp chí Khoa học pháp lý số 03 (82)/2014
- Khánh Quyên (2015), “Đẩy lùi phân biệt đối xử trong tuyển dụng lao động”,
Tạp chí Lao động và xã hội số 511/2015
Những bài viết, bài báo nói trên phân tích, đánh giá các quy định của pháp luật
đối với ngƣời lao động nữ dƣới nhiều khía cạnh khác nhau. Mỗi bài viết đề cập đến
một nội dung nhất định và khai thác những khía cạnh nhỏ của vấn đề chống phân
biệt đối xử đối với ngƣời lao động nữ chứ chƣa tập trung phân tích, đánh giá chi tiết
về lý luận, thực tiễn và chƣa đƣa ra các giải pháp cụ thể để hƣớng đến hoàn thiện
các quy định của pháp luật về chống phân biệt đối xử đối với ngƣời lao động nữ
trong quan hệ lao động.
2.2. Về tình hình nghiên cứu ngoài nước
Theo tổng hợp của tác giả, hiện nay trên thế giới có nhiều công trình nghiên
cứu về quyền con ngƣời nói chung và vấn đề phân biệt đối xử đối với phụ nữ nói
riêng. Các công trình nghiên cứu này đƣợc tiến hành trong những điều kiện kinh tế,
chính trị, xã hội, văn hóa hoàn toàn khác với Việt Nam nhƣng là nguồn tƣ liệu tham
khảo rất tốt cho quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật về chống phân biệt đối
xử, hƣớng tới mục tiêu Bình Đẳng Giới. Một số công trình nghiên cứu tiêu biểu có
thể đƣợc liệt kê bao gồm:
- Raymond F Gregory (2003), “Women and Workplace Discrimination:
Overcoming Barriers to Gender Equality”. Trong công trình này, tác giả phân tích
vai trò của phụ nữ và vấn đề phân biệt đối xử tại nơi làm việc. Đặc biệt, tác giả chỉ