Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Chống độc quyền doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Bé quèc phßng
Häc viÖn chÝnh trÞ
TRÞNH XU¢N VIÖT
CHèNG §éc quyÒn doanh nghiÖp trong nÒn
Kinh tÕ thÞ tr-êng ®Þnh h-íng x· héi chñ nghÜa
ë n-íc ta hiÖn nay
luËn ¸n tiÕn SÜ kinh tÕ
Hµ Néi - 2015
Bé quèc phßng
Häc viÖn chÝnh trÞ
TRÞNH XU¢N VIÖT
CHèNG §éc quyÒn doanh nghiÖp trong nÒn
Kinh tÕ thÞ tr-êng ®Þnh h-íng x· héi chñ nghÜa
ë n-íc ta hiÖn nay
Chuyªn ngµnh: Kinh tÕ chÝnh trÞ
M· sè : 62 31 01 02
luËn ¸n tiÕn SÜ kinh tÕ
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS, TS Nguyễn Minh Khải
2. PGS, TS Bùi Ngọc Quỵnh
Hµ Néi - 2015
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu
của riêng tôi, các số liệu, kết quả nêu trong luận án là
trung thực, các tài liệu được trích dẫn đúng quy định và
được ghi đầy đủ trong danh mục tài liệu tham khảo.
Hà Nội, ngày tháng năm 2015
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
Trịnh Xuân Việt
MỤC LỤC
Trang
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
MỞ ĐẦU 5
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 11
Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHỐNG ĐỘC QUYỀN DOANH
NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƢỜNG ĐỊNH
HƢỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ KINH NGHIỆM CỦA
MỘT SỐ NƢỚC 27
1.1. Những vấn đề lý luận chung về độc quyền, độc quyền doanh
nghiệp trong kinh tế thị trường 27
1.2. Khái niệm, nội dung và sự cần thiết chống độc quyền doanh
nghiệp trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa 42
1.3. Kinh nghiệm một số nước trên thế giới trong chống độc quyền
doanh nghiệp và một số bài học rút ra đối với Việt Nam 59
Chƣơng 2 THỰC TRẠNG CHỐNG ĐỘC QUYỀN DOANH NGHIỆP
TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƢỜNG ĐỊNH HƢỚNG XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM 78
2.1. Tình hình độc quyền doanh nghiệp ở nước ta trong thời gian qua 78
2.2. Thành tựu, hạn chế và nguyên nhân trong chống độc
quyền doanh nghiệp ở nước ta trong thời gian qua 87
2.3. Một số vấn đề đặt ra về chống độc quyền doanh nghiệp trong nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay 123
Chƣơng 3 QUAN ĐIỂM CƠ BẢN VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU VỀ
CHỐNG ĐỘC QUYỀN DOANH NGHIỆP TRONG NỀN
KINH TẾ THỊ TRƢỜNG ĐỊNH HƢỚNG XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA Ở NƢỚC TA TRONG THỜI GIAN TỚI 131
3.1. Quan điểm cơ bản về chống độc quyền doanh nghiệp trong nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta trong
thời gian tới 131
3.2. Giải pháp chủ yếu về chống độc quyền doanh nghiệp trong nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta trong
thời gian tới
139
KẾT LUẬN 170
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 172
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 174
PHỤ LỤC 184
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
1 CIEM Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương
2 DNNN Doanh nghiệp nhà nước
4 EU Liên minh Châu Âu
5 NXB Nhà xuất bản
6 M&A Hoạt động mua bán và sát nhập
7 KTTT Kinh tế thị trường
8
9
TCT
TĐKT
Tổng công ty
Tập đoàn kinh tế
9 TTKT Tập trung kinh tế
10 TBCN Tư bản chủ nghĩa
11 VCAD Cục Quản lý cạnh tranh
12 XHCN Xã hội chủ nghĩa
DANH MỤC CÁC BẢNG
STT Tên bảng Trang
1 Bảng 1.1: Xu hướng thay đổi mức phạt đối cá nhân vi phạm pháp
luật về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh của một số quốc gia
67
2 Bảng 1.2: Thống kê nhân lực của cơ quan quản lý cạnh tranh
ở một số quốc gia
69
3 Bảng 2.1: Thống kê ngành, lĩnh vực được đánh giá cạnh tranh 92
4 Bảng 2.4: Thống kê tăng, giảm giá bán lẻ xăng, dầu từ năm
2005 đến nay 106
DANH MỤC CÁC HÌNH, ĐỒ THỊ
STT Tên hình, đồ thị Trang
1 Hình 2.1: Số lượng và giá trị M&A tại Việt Nam (2003 –
Q1/2012)
83
3 Hinh 2.2: Thống kê các vụ việc hạn chế cạnh tranh trong giai
đoạn từ 2006 đến 2013
93
2 Đồ thị 2.1: Giá xăng và dầu diesel trong năm 2013 107
5
MỞ ĐẦU
1. Giới thiệu khái quát về công trình nghiên cứu
Đề tài “Chống độc quyền doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay” được nghiên cứu sinh ấp ủ từ lâu.
Để triển khai đề tài này, nghiên cứu sinh đi từ cơ sở lý luận và thực tiễn
chống độc quyền doanh nghiệp, trong đó tập trung xây dựng quan niệm và nội
dung chống độc quyền doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường định hướng
XHCN, đánh giá thực trạng chống độc quyền doanh nghiệp trong nền kinh tế
nước ta, từ đó đề xuất những quan điểm cơ bản và giải pháp chủ yếu trong
chống độc quyền doanh nghiệp ở nước ta hiện nay. Những vấn đề được luận
giải trong đề tài, một mặt là sự kế thừa có chọn lọc một số quan điểm của một
số học giả trong và ngoài nước, mặt khác là sự nỗ lực nghiên cứu của tác giả
dưới sự chỉ bảo, định hướng của các cán bộ hướng dẫn.
Kết quả nghiên cứu của luận án được trình bày trong 172 trang, sử dụng
133 danh mục tài liệu tham khảo. Kết cấu gồm phần mở đầu, tổng quan vấn đề
nghiên cứu, ba chương, 8 tiết, phục lục, danh mục công trình khoa học của tác
giả, danh mục tài liệu tham khảo. Phần chính của luận án tập trung vào ba
chương với dung lượng 148 trang , đã trình bày những vấn đề cơ bản mà nghiên
cứu sinh lựa chọn nghiên cứu, để trả lời cho được các câu hỏi cốt lõi mà bản thân
nghiên cứu sinh đặt ra và cần phải giải quyết, đó là: Chống độc quyền doanh
nghiệp trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay thì ai
sẽ là người chống ? chống những vấn đề gì ? và chống bằng cách nào ?
2. Lý do lựa chọn đề tài luận án
Độc quyền hoặc khống chế thị trường là ước mơ của hầu hết các doanh
nghiệp muốn tồn tại và phát triển mà không phải đương đầu với cạnh tranh.
Thực tế cho thấy, việc hình thành các doanh nghiệp độc quyền trên thị trường rất
dễ dẫn tới tình trạng doanh nghiệp lạm dụng vị trí đó nhằm thu lợi nhuận độc
quyền cao, làm ảnh hưởng tiêu cực cho nền kinh tế, xã hội cũng như người tiêu
6
dùng. Khi có vị trí độc quyền, doanh nghiệp hoàn toàn có thể thao túng thị
trường theo quyền lực thị trường của mình. Theo đó, doanh nghiệp có thể áp
đặt những điều kiện có lợi cho mình nhằm thu lợi nhuận cao, thông qua
những hành vi áp đặt các điều kiện bất lợi cho xã hội, cho người tiêu dùng.
Một khi doanh nghiệp giữ vị thế độc quyền, khách hàng buộc phải tuân theo
các điều kiện áp đặt của họ. Bên cạnh đó, doanh nghiệp có thể chi phối, lũng
đoạn thị trường, làm cho nền kinh tế mất ổn định từ đó ảnh hưởng không tốt
đến tình hình chính trị, xã hội. Vì vậy, việc chống các hành vi độc quyền của
doanh nghiệp là hoạt động vô cùng cần thiết của bất kỳ quốc gia nào.
Nhận thức rõ những tác động tiêu cực của độc quyền doanh nghiệp tạo
ra, Đảng ta chủ trương “thu hẹp những lĩnh vực Nhà nước độc quyền kinh
doanh, xoá bỏ độc quyền doanh nghiệp”, đồng thời “hoàn thiện cơ chế, chính
sách để các doanh nghiệp nhà nước thực sự hoạt động trong môi trường cạnh
tranh, công khai, minh bạch, nâng cao hiệu quả. Xoá bỏ độc quyền và đặc
quyền sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước” [40,tr 25]. Tuy nhiên,
tình hình độc quyền doanh nghiệp vẫn tồn tại với nhiều diễn biến phức tạp.
Tình trạng lạm dụng độc quyền, sự biến tướng của độc quyền nhà nước thành
độc quyền doanh nghiệp, các hoạt động hạn chế cạnh tranh của doanh nghiệp
độc quyền... đã ảnh hưởng tiêu cực đến xã hội, người tiêu dùng và môi trường
cạnh tranh của nước ta. Trong khi đó, hoạt động chống độc quyền doanh
nghiệp vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế, hiệu quả chưa cao, tình trạng phân biệt
đối xử giữa các doanh nghiệp vẫn tồn tại; hoạt động chống ấn định giá sản
phẩm bất hợp lý chưa hiệu quả, các hiện tượng tăng giá, bảo hộ, lợi ích của
Nhà nước bị xâm phạm và lợi dụng để phục vụ cho một số nhóm người,
người dân không được hưởng đầy đủ những quyền lợi mà xã hội tạo ra... đã
và đang ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động kinh tế, xã hội của nước ta. Bên
cạnh đó, cùng với quá trình mở cửa thị trường thông qua việc ký kết và gia
nhập các hiệp định thương mại song phương và đa phương, đã và sẽ xuất hiện
những công ty đa quốc gia hoạt động ở Việt Nam. Với sức mạnh kinh tế của
7
mình, các công ty này có khả năng tạo lập được vị thế độc quyền để thực hiện
quyền lực thị trường của họ. Tình trạng loại bỏ đối thủ để chiếm đoạt thị
trường, thiết lập vị trí độc quyền sẽ diễn ra. Trong bối cảnh đó, các doanh
nghiệp Việt Nam với tiềm lực hạn chế dễ bị tổn thương, hoặc bị thao túng trở
thành những công ty con, công ty vệ tinh cho các tập đoàn đó. Những điều
trên đặt ra những nghi ngại xung quanh vấn đề chống độc quyền doanh
nghiệp ở nước ta hiện nay.
Dưới góc độ lý luận, chống độc quyền doanh nghiệp thực sự là vấn đề
phức tạp, có liên quan và tác động đến nhiều lĩnh vực nên đã thu hút sự quan
tâm nghiên cứu trong xã hội dưới nhiều giác độ, phạm vi khác nhau và đạt
những kết quả nhất định. Tuy nhiên, đến nay chưa có một công trình nào
nghiên cứu một cách đầy đủ, có hệ thống về chống độc quyền doanh nghiệp
trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, yêu cầu đặt ra là cần tiếp
tục làm sáng tỏ về lý luận và thực tiễn vấn đề trên, từ đó đề xuất quan điểm
và giải pháp phù hợp trong chống độc quyền doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu
xây dựng một nền kinh tế ổn định và phát triển. Với ý nghĩa đó, tác giả lựa
chọn đề tài: "Chống độc quyền doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường
định hướng XHCN ở nước ta hiện nay" làm luận án tiến sĩ kinh tế.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích: Làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn về chống độc quyền doanh
nghiệp trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Khảo cứu, đánh giá thực
trạng chống độc quyền doanh nghiệp ở nước ta. Từ đó đề xuất những giải pháp
cơ bản chống độc quyền doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường định hướng
XHCN ở nước ta trong thời gian tới.
* Nhiệm vụ:
- Phân tích cơ sở lý luận, thực tiễn về chống độc quyền doanh nghiệp
trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Trên cơ sở hệ thống hóa
những vấn đề chung về độc quyền, độc quyền doanh nghiệp, luận án tập trung
vào xây dựng khái niệm trung tâm và nội dung chống độc quyền doanh
8
nghiệp trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Khảo sát kinh nghiệm
các nước: Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc trong chống độc quyền doanh nghiệp
như, từ đó rút ra một số bài học đối với Việt Nam.
- Đánh giá thực trạng chống độc quyền doanh nghiệp ở nước ta hiện nay,
với việc chỉ ra thành tựu, hạn chế và nguyên nhân trong chống độc quyền
doanh nghiệp, và những vấn đề đặt ra trong chống độc quyền doanh nghiệp
trong nền kinh tế của nước ta.
- Đề xuất các quan điểm cơ bản và giải pháp chủ yếu về chống độc quyền
doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Luận án không nghiên cứu chống độc quyền nói
chung mà chủ yếu tập trung vào nghiên cứu chống độc quyền trong nền kinh tế thị
trường định hướng XHCN.
- Phạm vi nghiên cứu: về mặt không gian được xác định là trong nền
kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam; thời gian nghiên cứu khảo
sát từ năm 2005 đến nay; về mặt nội dung: tập trung vào những vấn đề cơ bản
về chống độc quyền doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường định hướng
XHCN ở Việt Nam.
5. Cở sở lý luận, thực tiễn và phƣơng pháp nghiên cứu
* Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp chung: Để thực hiện đề tài, tác giả sử dụng tổng hợp các
phương pháp trong đó lấy phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch
sử làm phương pháp luận chung trong nghiên cứu.
- Phương pháp chuyên ngành: Dựa trên cơ sở lý luận và phương pháp luận
chung, luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu đặc thù của kinh tế chính trị
Mác - Lênin: phương pháp trừu tượng hoá khoa học, làm cơ sở trong việc nghiên
cứu triển khai. Bên cạnh đó, luận án coi trọng việc điều tra, tổng kết thực tiễn,
phương pháp hệ thống, phân tích, tổng hợp, phương pháp lô gic - lịch sử, điều tra xã
9
hội học, thống kê, so sánh, khảo sát,… để nghiên cứu, từ đó khái quát hóa nêu lên
những kiến nghị hoàn thiện giải pháp. Các phương pháp được sử dụng cụ thể là:
- Hệ thống hóa các văn bản chính sách cạnh tranh, độc quyền, nhất là
các quy định, chính sách, pháp luật, thể chế tác động trực tiếp, gián tiếp đến
cạnh tranh, chống độc quyền doanh nghiệp, từ đó đưa ra các nhận định, đánh
giá, phân tích về tác động của các chính sách đối với chống độc quyền doanh
nghiệp ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.
- Tiến hành phân tích thống kê, so sánh, tổng hợp các tài liệu, số liệu từ các
văn bản, báo cáo của các cơ quan quản lý nhà nước, các công trình nghiên cứu của
các tác giả, các bài viết có liên quan đến độc quyền, chống độc quyền doanh nghiệp
như: Số liệu báo cáo từ các cơ quan có liên quan của Đảng, Nhà nước (Ban
Chấp hành Trung ương Đảng, Chính phủ, Tổng cục Thống kê, đặc biệt là
nguồn số liệu Cục Quản lý cạnh tranh - Bộ Công thương); các kết quả đã
công bố của các hội nghị, hội thảo, các cuộc điều tra, khảo sát và những thông
tin, số liệu thu thập thông qua việc đi khảo sát tại các cơ quan, doanh nghiệp.
- Luận án sử dụng các phương pháp sơ đồ, bảng, biểu nhằm minh
chứng cho những đánh giá, nhận định, đồng thời khái quát hóa lý luận và thực
tiễn, thấy được mối quan hệ giữa các quy định và chính sách với kết quả của
tạo lập môi trường cạnh tranh, chống độc quyền doanh nghiệp
- Sử dụng phương pháp xin ý kiến chuyên gia, trao đổi với các nhà
khoa học về vấn đề lý luận cũng như thực tiễn trong chống độc quyền doanh
nghiệp ở nước ta.
6. Những đóng góp mới của luận án
Luận án góp phần làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về chống
độc quyền doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN,
trong đó tập trung vào xây dựng quan niệm và nội dung chống độc quyền
doanh nghiệp trong nên kinh tế thị trường định hướng XHCN.
10
Đánh giá đúng thực trạng về chống độc quyền doanh nghiệp, làm rõ
những thành tưu, hạn chế, chỉ ra nguyên nhân và những vấn đề đặt ra về
chống độc quyền doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường định hướng
XHCN ở nước ta hiện nay.
Đề xuất một số quan điểm và giải pháp cơ bản về chống độc quyền
trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay.
7. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án
Góp phần bổ sung làm phong phú thêm những vấn đề lý luận và thực
tiễn về chống độc quyền doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường định
hướng XHCN ở nước ta hiện nay.
Kết quả nghiên cứu của luận án là cơ sở lý luận, thực tiễn để các cấp
tham khảo trong chỉ đạo xây dựng môi trường cạnh tranh, chống độc quyền
doanh nghiệp trong nền kinh tế ở nước ta hiện nay.
Luận án có thể làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu khoa học,
giảng dạy, học tập những vấn đề có liên quan đến độc quyền, chống độc
quyền doanh nghiệp trong các môn kinh tế học cho các nhà trường đại học ở
nước ta hiện nay.
8. Kết cấu của luận án
Luận án bao gồm phần mở đầu, tổng quan vấn đề nghiên cứu, ba chương,
8 tiết, phục lục, danh mục công trình khoa học của tác giả, danh mục tài liệu
tham khảo.
11
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1. Các công trình khoa học nƣớc ngoài nghiên cứu về độc quyền,
chống độc quyền doanh nghiệp
* Các công trình nghiên cứu liên quan đến độc quyền, độc quyền doanh nghiệp
Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến độc quyền,
độc quyền doanh nghiệp, trong đó phải kể đến tác phẩm “Kinh tế học” của P.A.
Samuelson [78]. Theo P.A.Samuelson, độc quyền là một người bán duy nhất có
quyền kiểm soát hoàn toàn đối với toàn bộ ngành, ở đó chỉ có một người sản
xuất trong ngành và không có ngành nào sản xuất ra các mặt hàng thay thế gần
gũi. P.A.Samuelson cho rằng, để kiềm chế sức mạnh thị trường, Chính phủ nên
điều tiết những ngành có quá ít hàng để có thể khuyến khích cạnh tranh mạnh
mẽ. Chính phủ nên điều tiết những ngành, đặc biệt là trong trường hợp cực đoan
về độc quyền tự nhiên, khi độc quyền xảy ra. P.A.Samuelson cho rằng, phải có
chính sách chống Tơ- rớt với các đạo luật khung, và xây dựng chính sách
khuyến khích cạnh tranh, theo đó cần hạ thấp hàng rào gia nhập thị trường để
khuyến khích các doanh nghiệp khác tham gia, tạo sự liên thông giữa thị trường
trong và ngoài nước, và thực hiện đánh thuế để giảm nhẹ tác động của thu nhập
đối với các hãng độc quyền, tuy nhiên, không nên quá lạm dụng.
Một trong những học giả được giới khoa học đánh giá rất cao trong giai
đoạn hiện nay là Michael E. Porter, ông đã xuất bản ba cuốn sách hết sức có
giá trị, “Chiến lược cạnh tranh”, “Lợi thế cạnh tranh”, “Lợi thế cạnh tranh
quốc gia” [63]. Michael E. Porter đã đưa ra một trong những công cụ cạnh
tranh mạnh mẽ nhất là: Ba chiến lược cạnh tranh phổ quát - chi phí thấp, khác
biệt hóa và trọng tâm. Tác giả chỉ rõ, lợi thế cạnh tranh không chỉ nằm ở bản
thân mỗi hoạt động, mà còn ở cả mối liên kết giữa các hoạt động với nhau,
với các hoạt động của nhà cung cấp và cả các hoạt động của khách hàng nữa.
Theo Michael E. Porter, cạnh tranh để trở thành giỏi nhất. Cạnh tranh để trở
12
thành độc nhất vô nhị... Porter khẳng định, không có công ty tốt nhất bởi cái
tốt nhất tùy thuộc vào nhu cầu của từng khách hàng. Vì thế, chiến lược của
công ty sẽ không phải là trở thành tốt nhất, mà phải trở thành độc nhất vô nhị,
là khác biệt. Tác giả cho rằng, trong chiến lược, sai lầm lớn nhất là cạnh tranh
trực tiếp trên cùng một quy mô, một lĩnh vực với đối thủ. Michael E. Porter
chi ra, việc lặp lại những việc mà người khác đã làm sẽ là không hiệu quả.
“Chạy theo” không phải là tư duy chiến lược mà là cái bẫy. Từ đó tác giả
khẳng định, những công ty thành công là những công ty biết tạo ra các giá trị
mới dựa trên việc đáp ứng tốt hơn các nhu cầu của khách hàng.
Mặc dù vấn đề chủ yếu được Michael E. Porter đề cập là cạnh tranh,
nhưng thông qua các cuốn sách đã gợi mở cho nghiên cứu sinh nhiều vấn đề
khi bàn về chống độc quyền, bởi mặt đối lập của cạnh tranh là độc quyền, để
chống độc quyền hiệu quả thì cần có một chính sách cạnh tranh minh bạch, rõ
ràng, một môi trường cạnh tranh lành mạnh. Vì vậy, cần phải đặt chống độc
quyền trong mối quan hệ với cạnh tranh, qua đó lột tả rõ bản chất của vấn đề
chống độc quyền doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.
Vấn đề độc quyền, chống độc quyền tiếp tục được các học giả phân tích,
luận giải dưới nhiều khía cạnh khác nhau. Chẳng hạn, học giả Ben W.F.
Depoorter trong cuốn “5400 Regulation of natural monopoly”của Center for
Advanced Studies in Law and Economics University of Ghent, Faculty [113].
Hay tác giả Patrick Rey và Paul Seabright với cuốn sách“The activities of a
monopoly firm in adjacent competitive markets: Economic consequences And
Implications For Competition Policy” [117]. Đề tài,“Firms with market power:
monopoly” của Ali Emami [112]. Tác giả Ferguson, Paul R với cuốn
sách“Business economic: the application of economic theory” [114]... Nhìn
chung, các tác giả đều có cách tiếp cận, đánh giá về độc quyền và chống độc
quyền trong nền kinh tế thị trường khá tương đồng dưới góc độ kinh tế học. Ben
W.F. Depoorter khẳng định, độc quyền tự nhiên tồn tại trong một ngành công
13
nghiệp mà một công ty đó có thể sản xuất hàng hóa để cung cấp cho thị trường với
chi phí thấp hơn so với hai hay nhiều doanh nghiệp. Cùng góc nhìn đó, Patrick
Rey và Paul Seabright đề cập đến hoạt động của các công ty độc quyền trong thị
trường cạnh tranh - hậu quả kinh tế và những hệ lụy đối với chính sách cạnh tranh.
Tác giả phân tích các hành vi chống cạnh tranh, sự đổi mới của các công ty độc
quyền nhằm củng cố vị trí độc quyền; sức mạnh thị trường và sự đổi mới trong thị
trường độc quyền. Vấn đề lợi nhuận được Ali Emami luận giải, cho rằng, tối đa
hóa lợi nhuận là động cơ đối với các công ty độc quyền. Mô tả hoạt động của
công ty độc quyền, Ali Emami đã chỉ ra lý do tại sao một công ty độc quyền có
thể tránh được sự cạnh tranh của các công ty khác, những áp lực liên tục để giảm
chi phí, nâng cao chất lượng và đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Ali Emami nhấn
mạnh, thực tế là các công ty độc quyền hoạt động như một nhà tạo giá hơn là một
nhà lấy giá trên thị trường do sức mạnh thị trường của công ty.
Còn theo U.S Department of Justice, “Competition and monopoly: single- firm
conduct under section 2 of the Sherman act”[119], khi đề cập tới sức mạnh của độc quyền
khẳng định, nó có thể tác động tiêu cực cho xã hội bằng việc làm cho sản lượng thấp hơn,
giá cao hơn và đổi mới ít hơn trong một thị trường cạnh tranh. Và chính sự hiểu rõ về sức
mạnh của độc quyền sẽ rất hữu ích trong việc tạo chính sách chống độc quyền phù hợp với
các công ty độc quyền. Tác giả Russell Pittman, Vụ Chống Ðộc quyền, Bộ Tư pháp Mỹ
với bài viết, “Tại sao phải có chính sách cạnh tranh - đặc biệt đối với những nước đang
phát triển”, được đăng trên http://vietnamese.vietnam.usembassy.gov [128]. Russell
Pittman đã chỉ ra trong một số bối cảnh, sức mạnh của thị trường không bảo vệ được sự
cạnh tranh trong kinh doanh và lợi ích mà sựcạnh tranh đó đem lại cho người tiêu dùng thì
cần phải có chính sách cạnh tranh.
* Các công trình nghiên cứu liên quan đến chống độc quyền doanh nghiệp
Theo X.Nicitin trong cuốn “Chính sách chống độc quyền ở các nước có nền
kinh tế thị trường phát triển” [110], tác giả đã khẳng định, đối tượng của Luật
Chống độc quyền của các nước tư bản phát triển chính là các tập đoàn kinh tế thống