Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Chính sách quản lý lúa gạo dưới triều nguyễn (1802-1883)
PREMIUM
Số trang
71
Kích thước
911.2 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
767

Chính sách quản lý lúa gạo dưới triều nguyễn (1802-1883)

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

KHOA LỊCH SỬ

TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Đề tài:

CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ LÚA GẠO DƢỚI TRIỀU

NGUYỄN (1802- 1883)

Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Chi

Chuyên ngành :Sƣ phạm Lịch sử

Lớp : 15SLS

Ngƣời hƣớng dẫn : TS. Trƣơng Anh Thuận

Đà Nẵng, tháng 1 năm 2019

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Đầu thế kỉ XIX, ngay sau khi vương triều được kiến lập, trên cơ sở kế thừa kinh

nghiệm của các triều đại trước đó, các hoàng đế triều Nguyễn đã thi hành nhiều chính

sách tích cực phát triển kinh tế nông nghiệp. Bên cạnh đó, chính sách quản lí lúa gạo

trong nước với một hệ thống các biện pháp hữu hiệu cũng được đề ra với mục đích

“đảm bảo an sinh xã hội và duy trì quyền lực của chính quyền trung ương”. Vậy triều

Nguyễn đã dựa trên cơ sở nào để đưa ra chính sách trên? Trên thực tế chính sách này

đã được thực thi như thế nào và hiệu quả ra sao? ... Tất cả những vấn đề trên thực sự

đã có sức hấp dẫn lạ thường, thôi thúc tôi lựa chọn nghiên cứu vấn đề này.

Trong khi đó, mặc dù hiện nay, số lượng các công trình nghiên cứu trên hầu hết

các lĩnh vực liên quan đến giai đoạn triều Nguyễn trị vì là tương đối phong phú, tuy

nhiên, đối với chính sách quản lí lúa gạo của vương triều này thì vẫn còn nhiều

khoảng trống. Một vài công bố trước năm 1975 và trong thời gian gần đây mặc dù đã

bắt đầu đề cập trực tiếp đến nội dung trên, nhưng do giới hạn thời gian khảo cứu vấn

đề hẹp, nên thật sự chưa mang tính toàn diện. Đều đó ảnh hưởng không nhỏ đến cách

nhìn nhận đánh giá vai trò của triều Nguyễn trong lịch sử dân tộc. Một yêu cầu đặt ra

là phải có một công trình với phạm vi nghiên cứu về mặt thời gian đủ lớn để có thể

xem xét một cách hoàn chính sự biến thiên trong chính sách quản lí lúa gạo của triều

Nguyễn. Và việc lựa chọn nghiên cứu đề tài trên hoàn toàn có thể đáp ứng được

những đòi hỏi trên.

Mặt khác, ngày nay nhà nước ta cũng đặt biệt quan tâm đến chính sách phát triển

nông nghiệp, nhằm hướng tới một trong những mục đích quan trọng nhất là đảm bảo

an ninh lương thực và hướng đến xuất khẩu ra toàn thế giới. Để làm được đều đó, một

yêu cầu đặt ra đối với ngành sản xuất lúa gạo là phải có một chiến lược phát triển bền

vững. Trong đó, trọng tâm là phải hoạch định cho được chính sách quản lí lúa gạo

trong cả nước đúng đắn và phù hợp.Chính vì vậy, việc nghiên cứu chính sách quản lí

lúa gạo của triều Nguyễn - Một vấn đề đã lùi sâu vào trong quá khứ nhưng chắc chắn

sẽ để lại không ít bài học quý giá cho công cuộc phát triển kinh tế đất nước trong hiện

tại và tương lai.

Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài “Chính sách quản lí lúa gạo của

triều Nguyễn (1802-1883)” làm đề tài khóa luận của mình.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Triều Nguyễn từ trước đến nay vẫn là một chủ đề có sức hấp dẫn mạnh mẽ đối

với giới học giả. Việc nghiên cứu về vương triều này tương đối toàn diện, đã cung cấp

một số lượng công trình khoa học tương đối lớn. Trên phương diện kinh tế, các mảng

lớn như nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp ít nhiều đều đã được khảo cứu.

Tuy nhiên, khi đi sâu vào tìm hiểu chính sách quản lý lúa gạo thì cho đến hiện tại

thành quả nghiên cứu vẫn còn rất khiêm tốn.

Công trình Kinh tế và xã hội dưới các vua triều Nguyễn của Nguyễn Thế Anh đã

đề cập đến vấn đề nông nghiệp, nông thôn của nhân dân ta trong thế kỉ XIX. Nhưng

nội dung công trình cũng chỉ đề cập một cách tổng quát các chính sách trong nông

nghiệp, cũng như các biện pháp, việc làm mà vua quan triều Nguyễn đã thực hiện khi

đất nước gặp khó khăn, nhân dân gặp thiên tai, mà chưa đi sâu vào vấn đề lúa gạo

cũng như các chính sách mà vua quan triều Nguyễn sử dụng để quản lý lúa gạo.

Nội dung Vấn đề ruộng đất ở Việt Nam của Lâm Quang Huyền có đề cập đến

mối quan hệ giữa ruộng đất với nông nghiệp và nông dân; những quan điểm của C.

Mac, Ph. Ăngghen, V.I. Lênin và Hồ Chí Minh bàn về vấn đề ruộng đất; giải quyết

vấn đề ruộng đất trên thế giới. Sử dụng thật tốt ruộng đất phục vụ công nghiệp hóa –

hiện đại hóa đất nước, vấn đề ruộng đất trong quá trình hợp tác hóa nông nghiệp;

chính sách ruộng đất từ đổi mới đến nay; đưa ra một số biện pháp bảo vệ và phát triển

quỹ ruộng đất của nước ta; sử dụng ruộng đất đạt hiệu quả cao. Giải quyết vấn đề

ruộng đất để phát triển kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân; quan hệ ruộng đất trước

Cách mạng tháng Tám 1945; chính sách ruộng đất của Đảng từ sau Cách mạng tháng

Tám 1945; chính sách ruộng đất của Đảng ở Miền Nam Việt Nam (1954-1975);

đường lối giai cấp của Đảng trong cách mạng ruộng đất; quá trình thực hiện chính

sách ruộng đất; phát huy thắng lợi của cách mạng ruộng đất; nhận định chung về cách

mạng ruộng đất ở Việt Nam. Bảo vệ và mở rộng quỹ đất đai; sử dụng tốt ruộng đất để

phục vụ công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Tác giả nói rất cụ thể về các chính

sách nông nghiệp, nông dân, nông thôn cũng như đưa ra định hướng cho sự phát triển

nông nghiệp trong giai đoạn hiện nay, nhưng chưa làm rõ các nội dụng liên quan đến

vai trò của lúa gạo trong sản xuất và phát triển đất nước, định hướng phát triển cụ thể

cho nghành lúa gạo trong thời gian tới và cũng như công trình nghiên cứu của Nguyễn

Thế Anh, chủ yếu nói về tình hình xã hội, tình hình kinh tế để giải quyết, làm rõ các

vấn đề xã hội nước ta.

Những tư liệu về vấn đề quản lý lúa gạo của triều Nguyễn ít nhiều lại được ghi

chép trong các bộ sử lớn của vương triều này như Đại Nam thực lục, Khâm định Đại

Nam hội điển sự lệ....Những tư liệu này được ghi chép qua từng thời kỳ khác nhau và

sự liên kết giữa các sự kiện không có, rời rạc, nên chưa làm rõ được nội dung chính,

đó là vấn đề quản lý lúa gạo của triều Nguyễn trong giai đoạn dài từ 1802 đến 1883.

Vấn đề quản lý lúa gạo dưới triều Nguyễn cũng được đề cập trong một số bài báo, tạp

chí. Công trình Chính sách quản lý và sử dụng gạo của triều Nguyễn trong thời kì

1802-1858 của Trần Viết Nghĩa in trên tạp chí Khoa học ĐHQGHN năm 2013 đã làm

rõ những chính sách quản lý lúa gạo dưới triều Nguyễn từ năm 1802-1858 như sử

dụng gạo công như thế nào, việc giao thương lúa gạo giữa nước ta với người Trung

Hoa, hay các biện pháp xử lý khi những ai vi phạm chính sách. Mặc dù đây là bài viết

đề cập trực tiếp đến vấn đề lúa gạo dưới triều Nguyễn, tuy nhiên do giới hạn thời gian

nghiên cứu chỉ từ khi nhà Nguyễn thành lập cho đến khi thực dân Pháp xâm lược

nước ta năm 1858, nên việc nghiên cứu chưa thể đi sâu để làm rõ đầy đủ các nội dụng

trong các chính sách mà triều đình áp dụng với vấn đề lương thực, lúa gạo trải qua bốn

triều vua Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị và Tự Đức.

Trong Tạp san Sử Địa, số 6 - tháng 4, 5, 6 – 1967 có bài viết của Nguyễn Thế

Anh về Vấn đề lúa gạo ở Việt Nam trong tiền bán thế kỷ XIX đã đề cập đến vấn đề sự

biến đổi giá lúa gạo trước thế kỉ XIX, từ đó cho thấy lúa gạo đã có ảnh hưởng như thế

nào đối với đời sống nhân dân như giá lúa lên cao dẫn tới tình trạng dân nghèo không

có tiền mua lương thực, quan lại thì đầu cơ tích trữ lúa gạo làm cho tình hình xã hội

thêm rối ren. Trước tình hình như vậy, vua quan triều Nguyễn cũng có đưa ra một số

chính sách như đắp đê, chẩn cấp…Với bài này tác giả đi sâu và làm rõ toàn bộ các vấn

đề như vai trò, tác động của sự biến đổi giá gạo đối với đời sống nhân dân còn các

lĩnh vực khác thì chưa đi sâu nghiên cứu kĩ.

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài này chính là chính sách quản lí lúa gạo của triều

Nguyễn.

Phạm vi nghiên cứu về mặt thời gian là từ năm 1802 đến năm 1883, trải qua 4

triều vua Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị, Tự Đức.

4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

4.1 Mục đích nghiên cứu

Chính sách quản lí lúa gạo có ý nghĩa quan trọng, ở một mức độ nhất định ảnh

hưởng đến sự phát triển kinh tế của đất nước ta ở thế kỉ XIX. Vì vậy, nghiên cứu đề

tài là nhằm đi sâu tìm hiểu cơ sở đề ra chính sách trên cũng như các biện pháp quản lí

lúa gạo của triều Nguyễn, từ đó, rút ra những bài học kinh nghiệm quý giá để vận

dụng vào việc quản lí lương thực ở nước ta trong hiện tại và tương lai.

4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu.

Để đạt được mục đích trên, chúng tôi hướng vào thực hiện các nhiệm vụ nghiên

cứu sau đây:

Thứ nhất, tìm hiểu tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của nước ta dưới

triều Nguyễn và cơ sở đề ra chính sách quản lí lúa gạo của vương triều này.

Thứ hai, trên cơ sở tổng hợp, phân tích, so sánh, đối chiếu tư liệu, tiến hành tái

hiện lại một cách chân thực và chính xác nhất có thể về chủ trương cũng như hệ thống

các biện pháp quản lí lúa gạo của triều Nguyễn trong giai đoạn 1802 - 1883, từ đó

bước đầu đánh giá tính hiệu quả cũng như tác động của chính sách này đối với đời

sống kinh tế, xã hội đương thời.

5. Các nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu

5.1Nguồn tƣ liệu

Trong quá trình nghiên cứu đề tài này, chúng tôi chủ yếu sử dụng các nguồn tư

liệu thành văn, bao gồm các tư liệu gốc trong các bộ sử lớn của triều Nguyễn như Đại

Nam thực lục, Khâm định Đại Nam hội điền sự lệ... Ngoài ra, chúng tôi còn tham

khảo một sách chuyên khảo, tham khảo, chuyên đề về lịch sử Việt Nam và lịch sử

triều Nguyễn cũng như các công trình nghiên cứu công bố trêncác tạp chí chuyên

ngành. Bên cạnh đó, nguồn tư liệu mạng cũng có một giá trị nhất định trong quá trình

thực hiện đề tài này của chúng tôi.

5.2 Phƣơng pháp nghiên cứu.

Nghiên cứu đề tài này, chúng tôi đứng vững trên quan điểm của chủ nghĩa Mác -

Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Hai phương pháp chủ đạo trong nghiên cứu sử học

được vận dụng trong quá trình thực hiện đề tài này là phương pháp lịch sử và phương

pháp lôgic. Bên cạnh đó, tác giả luận văn còn sử dụng một số phương pháp nghiên

cứu khác nhưphân tích, tổng hợp, so sánh,đánh giá, hệ thống và các phương pháp liên

ngành khác.

6. Đóng góp của đề tài

Về mặt lý luận: Với đề tài này,chúng tôi hy vọng sẽ góp phần khôi phục bức tranh

nông nghiệp Việt Nam dướitriều Nguyễn một cách đầy đủ và toàn diện nhất. Đồng

thời, cung cấp thêm tài liệu để phục vụ cho việc tìm hiểu chính sách của triều Nguyễn

đối với lúa gạo, ruộng đất...

Về mặt thực tiễn: Đề tài giúp chúng ta hiểu rõ về chính sách quản lí lúa gạo của

triều Nguyễn, từ đó, vận dụng những bài học kinh nghiệm do lịch sử để lại vào việc

thực hiện chính sách về lúa gạo trong giai đọan hiện nay.

7. Cấu trúc đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung của đề tài được cấu trúc

thành 2 chương:

Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH VIỆT NAM DƢỚI TRIỀU NGUYỄN

(1802 -1883) VÀ CƠ SỞ HÌNH THÀNH CHÍNH SÁCH QUẢN LÍ LÚA GẠO

CỦA VƢƠNG TRIỀU NÀY

1.1. Khái quát tình hình Việt Nam dƣới triều Nguyễn (1802 -1883)

1.1.1. Chính trị

1.1.2. Kinh tế, xã hội

1.1.3. Văn hóa, giáo dục

1.2. Cơ sở hình thành chính sách quản lí lúa gạo dƣới triều Nguyễn

1.2.1. Kế thừa chính sách quản lí lúa gạo của các triều đại phong kiến trước

1.2.2. Nhận thức của triều Nguyễn về an ninh lương thực

1.2.3. Vai trò của lúa gạo trong đời sống nhân dân và phát triển đất nước

Chƣơng 2: TRIỀU NGUYỄN VỚI VẤN ĐỀ QUẢN LÍ LÚA GẠO GIAI ĐOẠN

1802-1883

2.1. Chính sách quản lí lúa gạo của triều Nguyễn giai đoạn 1802 -1883

2.1.1.Quy định đơn vị đo lường và giá gạo

2.1.2.Hoạt động mua bán lúa gạo

2.1.3. Quản lí hoạt động vận chuyển và lưu trữ lúa gạo

2.1.4. Kiểm soát việc sử dụng lúa gạo công trong nước

2.1.5. Xử lí các trường hợp vi phạm chính sách

2.2. Đánh giá chính sách quản lí lúa gạo của triều Nguyễn (1802 - 1883)

2.3. Bài học kinh nghiệm đối với vấn đề quản lí lƣơng thực của nƣớc ta hiện nay

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!