Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Chính sách nhập khẩu phế liệu hợp lý đề Việt Nam không là bãi rác của thế giới pot
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Lời mở đầu
Hội nhập kinh tế quốc tế là xu thế tất yếu của nền kinh tế Thế giới, các nước chuyển từ
đối đầu sang đối thoại, hợp tác, quan hệ trên cơ sở hai bên cùng có lợi, cùng nhau phát
triển kinh tế. Xu thế này đã góp phần tích cực vào sự tăng trưởng và phát triển của một
số nước trên thế. Đặc biệt là đối với Việt Nam, thực trạng nền kinh tế sau chiến tranh
giành độc lập hoàn toàn, tiến tới xây dựng, ổn định và từng bước phát triển kinh tế:
Việt Nam là một nước có nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu, đời sống nhân dân còn quá
thấp so với các nước trên thế giới. Tình hình đó đòi hỏi nước ta phải có sự đổi mới cho
phù hợp với xu thế chung của thế giới. Quan điểm mở rộng hợp tác kinh tế của Việt
Nam được thể hiện rõ trong đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII, VIII: Thực hiện đường
lối kinh tế đối ngoại theo hướng mở rộng quan hệ kinh tế với tất cả các nước trên
nguyên tắc bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau và cùng có lợi. Thực hiện đa phương hóa, đa
dạng hóa các quan hệ quốc tế, phấn đấu thực hiện mục tiêu “ Dân giàu,nước mạnh, xã
hội công bằng và văn minh”.
Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ở nước được thực hiện thông qua việc mở
rộng các hoạt động xuất nhập khẩu, đầu tư nước ngoài, tín dụng nước ngoài… Trong
đó, hoạt động xuất nhập khẩu có tầm quan trọng hơn cả, là yếu tố quan trọng thúc đẩy
nền kinh tế phát triển nhanh. Nhập khẩu là để bù đắp những mặt hàng còn thiếu mà
nền trong nước chưa sản xuất được hoặc sản xuất nhưng không đủ để đáp ứng nhu cầu
trong nước. Cơ cấu nhập khẩu của Việt Nam chủ yếu bao gồm những mặt hàng sau:
máy móc thiết bị, khoa học kĩ thuật, công nghệ mới và nguyên vật liệu phục vụ cho
phát triển sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng ở nước ta.
Trong giai đoạn trước đây, thép là mặt hàng quan trọng trong cơ cấu nhập khẩu của
nước ta vì đây là mặt hàng cần thiết cho nhiều ngành công nghiệp, xây dựng nhà
xưởng, cơ sở hạ tầng phục vụ cho nhiều ngành sản xuất nói chung. Tuy nhiên, việc
nhập khẩu thép thành phẩm chỉ là biện pháp trước mắt và tình thế. Do đó, vấn đề đặt ra
cho các doanh nghiệp sản xuất thép trong nước phải đẩy mạnh hoạt động sản xuất theo
hướng ngày càng nâng cao chất lượng và sản lượng thép. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra cho
các doanh nghiệp luyện kim nói chung là nguồn nguyên liệu đầu vào cho luyện kim mà
chủ yếu là thép phế liệu sẽ đuợc lấy ở đâu khi mà tổng sản lượng thu gom được trong
nước chỉ đáp ứng được 30% nhu cầu, vậy để đảm bảo sản xuất thép trong nước được
ổn định thì 70% nhu cầu thép phế này phải được nhập khẩu từ nước ngoài (theo thống
kê của Bộ Công nghiệp Việt Nam). Vì vậy, việc nhập khẩu thép phế liệu góp phần tích
cực vào sự ổn định và phát triển ngành luyện thép ở nước ta, từ đó thúc đẩy quá trình
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, là động lực tích cực để xây dựng và cải tạo cơ
sở của Việt Nam trong giai đoạn 2000- 2010.
Kết hợp giữa nhận thức nói trên và đợt thực tập tốt nghiệp vừa qua, em đã chọn đề tài
“Tình hình nhập khẩu thép phế liệu và các biện pháp nâng cao hiệu quả nhập khẩu thép
phế liệu của Công ty công nghiệp tàu thuỷ Ngô Quyền” làm đề tài cho bài thu hoạch
thực tập tốt nghiệp.
Kết cấu của bài viết gồm có 2 chương:
Chương I. Thực trạng nhập khẩu thép phế liệu của Công ty công nghiệp tàu thuỷ Ngô
Quyền
Chương II. Kiến nghị một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả nhập khẩu thép phế
liệu của Công ty.
Mặc dù bài viết chỉ đề cập tới tình hình riêng của Công ty công nghiệp tàu thuỷ
Ngô Quyền về hoạt động nhập khẩu thép phế liệu, nhưng em cũng hy vọng độc giả qua
bài viết này có thể hiểu thêm phần nào về hoạt động nhập khẩu thép phế liệu nói chung
của thị trường Việt Nam và từ đó có được sự quan tâm hơn nữa đối với vấn đề này.
Hoàn thành được bài báo thu hoạch này, em đã nhận được sự hướng dẫn và giúp
đỡ tận tình, đầy trách nhiệm của Thạc sỹ Phạm Thị Mai Khanh và các anh, chị phòng
kinh doanh tổng hợp cùng những cán bộ Công ty công nghiệp tàu thuỷ Ngô Quyền.
Nhưng vì thời gian nghiên cứu còn hạn hẹp, tài liệu tham khảo còn hạn chế nên bài viết
này không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy em rất mong nhận được những ý kiến
đóng góp chân thành của các thầy, cô giáo và các độc giả để giúp em hoàn thiện bài
viết này.
Chương I: thực trạng nhập khẩu thép phế liệu của Công ty công nghiệp tàu thủy ngô
quyền
I.giới thiệu chung về Công ty công nghiệp tàu thuỷ Ngô Quyền
1/Sự hình thành và phát triển của Công ty
Công ty công nghiệp tàu thuỷ Ngô Quyền là đơn vị kinh doanh hạch toán độc lập trực
thuộc Tổng Công ty công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam (một trong 17 Tổng Công ty lớn
nhất của Nhà nước) được thành lập theo quyết định số 69/TTg do Thủ tướng chính phủ