Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Chính sách ngoại thương Việt Nam trong tiến trình hội nhập.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
LỜI MỞ ĐẦU
Xây dựng một đất nước Xã hội chủ nghĩa trong điều kiện bị bao vây kinh tế
mà sự “dòm ngó” của các nước Tư bản chủ nghĩa điều đó hoàn toàn không phải là
dễ dàng với bất cứ một quốc gia nào nói chung và Việt nam nói riêng. Việc phát
triển kinh tế song đồng thời lại phải gắn liền với đảm bảo an ninh quốc phòng lại
càng trở nên khó khăn đối với một nước như Việt Nam chúng ta. Trong xu thế
quốc tế hoá như hiện nay, buộc các nước phải hoà mình vào một thế giới hoà bình
và ổn định, và để có được như vậy bản thân mỗi quốc gia phải có trách nhiệm hội
nhập vì chính lợi ích của bản thân mình và cũng vì lợi ích của thế giới. Song một
thực tế đã chứng minh, một quốc gia muốn phát triển lại đòi hỏi quốc gia đó phải
có một cơ cấu kinh tế nội thân hợp lý. Tức bố trí các ngành sản xuất một cách khoa
học và đạt hiệu quả cao nhất. Như một nhà kinh tế đã nói “Ngoại thương là chìa
khoá cho sự phát triển của một quốc gia” và điều đó đã được thực tế xác nhận trong
quá trình phát triển của các quốc gia phát triển. Việc xây dựng một chính sách
ngoại thương phù hợp là vô cùng cần thiết trong xu thế hội nhập và sự biến đổi liên
tục của tình hình thế giới. Ngoại thương phát triển thúc đẩy nền kinh tế gia tăng từ
đó xác định một cơ cấu kinh tế phù hợp với sự phát triển. Chính vì vai trò to lớn
của hoạt động ngoại thương như vậy mà tôi lựa chọn đề tài: “Các chính sách phát
triển ngoại thương nhằm thực hiện kế hoạch chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo xu
thế hội nhập ở Việt Nam” để nghiên cứu cho đề án môn chuyên ngành. Kết cấu bài
viết gồm ba phần:
Phần I: Việt Nam với xu thế hội nhập quốc tế.
Phần II: Cơ cấu kinh tế Việt Nam trong tiến trình hội nhập
Phần III: Chính sách ngoại thương Việt Nam trong tiến trình hội nhập.
Vì điều kiện thời gian và vốn hiểu biết có hạn nên trong bài viết còn nhiều sai
sót và không sát thực xin được góp ý của thầy cô giáo và các bạn. Xin chân thành
cảm ơn GS. PTS Vũ Thị Ngọc Phùng; TS Ngô Thắng Lợi đã giúp em hoàn thành
bài viết này.
1
PHẦN I
VIỆT NAM VỚI XU THẾ HỘI NHẬP QUỐC TẾ
I-/ VIỆT NAM - ASEAN (THE ASSOCIATION OF SOUTHEST ASIAN
NATION - HIỆP HỘI CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á)
1. Việt Nam - ASEAN: Quá trình hội nhập và ý nghĩa của việc Việt Nam
tham gia ASEAN.
1.1. Quá trình hội nhập:
Trong xu thế hội nhập quốc tế kể từ sau khi chiến tranh thế giới lần thứ II kết
thúc, sự phát triển kinh tế của các quốc gia - xu hướng bảo đảm an ninh chính trị
ngày càng trở thành nhiệm vụ bức thiết cho tất cả các quốc gia trên thế giới nói
chung và các nước Đông Nam Á nói riêng. Chính điều đó đã thúc đẩy sự liên minh,
liên kết về kinh tế và chính trị xã hội giữa các quốc gia trong khu vực. Như chúng
ta đã biết, sau khi giành được độc lập, các quốc gia Đông Nam Á bước vào giai
đoạn phục hồi phát triển đất nước. Các nước này với chế độ xã hội vốn là thuộc
địa, nửa thuộc địa, nửa phong kiến, trình độ sản xuất còn thấp. Theo ước tính của
Cục Thống kê Liên Hợp Quốc thì thu nhập quốc dân tính theo bình quân đầu người
ở khu vực này vào khoảng từ 37 đến 71 USD, cơ cấu sản phẩm nông nghiệp trong
sản xuất chiếm 72%, dân số tập trung vào các vùng Đồng Bằng, thị trường nội địa
nhỏ bé, bị chia cắt; phương tiện thanh toán chưa được phát triển,...
a. Sự phát triển kinh tế thế giới sau chiến tranh thế giới II và thực tế đất nước,
các nước Đông Nam Á đề ra đường lối công nghiệp hoá vào đầu những năm của
thập kỷ 60 với chính sách thay thế nhập khẩu và sau đó chuyển sang chính sách
khuyến khích xuất khẩu, tự do hoá mậu dịch, tận dụng vốn kỹ thuật của nước
ngoài. Chính vì vậy đã thúc đẩy nền kinh tế phát triển không ngừng với tốc độ 5%
vào những năm 50, 6% vào những năm 60 và đạt 7,2% vào những năm 70. Chính
những thành quả về kinh tế này đã liên tục cải thiện đời sống nhân dân, hệ thống
giáo dục, y tế có những bước phát triển mới,... Trên cơ sở của sự phát triển năng
động về kinh tế, quan hệ giao lưu hàng hoá giữa các nước trong khu vực đã được
thiết lập với quan điểm chung là hỗ trợ nhau cùng phát triển.
Hoàn cảnh lịch sử đã tạo những điều kiện khách quan, chủ quan và sự tác
động qua lại giữa các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, là nhân tố quan trọng
thúc đẩy sự ra đời của tổ chức ASEAN.
Như chúng ta đã biết, năm 1967 là năm đánh dấu sự ra đời của đứa con tinh
thần - Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và ngày nay ASEAN ngày càng có vai
2
trò to lớn không chỉ ở Đông Nam Á, khu vực Châu Á mà cả khu vực Châu Á - Thái
Bình Dương và thế giới. Tuy rằng, sự ra đời ASEAN khởi đầu không được suôn xẻ
cho lắm, các nước trong ASEAN đều có những tham vọng riêng của họ: Indonexia
không giấu giếm tham vọng vị trí lãnh đạo. Malaixia muốn lợi dụng ASEAN như
công cụ đối phó với xung đột chủng tộc trong nước và tranh chấp lãnh thổ với các
quốc gia lân bang. Philipin lo ngại xung đột với Malaixia xung quanh vấn đề
Sabah. Thái Lan hoảng sợ “hội chứng cộng sản” lan toả từ Đông Dương.
Singapore tìm cách khắc phục thế bị cô lập, thù ghét trong khu vực. Chính vì
những tham vọng riêng này vào thời điểm bấy giờ mà ASEAN không thể trở thành
một tổ chức chỉ đạo thống nhất siêu quốc gia, mà chỉ là cơ quan phối hợp hoạt
động dung hoà quyền lợi, chế ước quyền lực giữa các quốc gia thành viên. Và đặc
điểm này đã chi phối quá trình hợp tác an ninh - chính trị của ASEAN. Để thực
hiện mục tiêu hợp tác an ninh - chính trị, ASEAN áp dụng hai biện pháp:
+ Một là: Thúc đẩy quan hệ hữu nghị, tìm kiếm con đường thương lượng để
giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp giữa các hội viên.
+ Hai là: Phối hợp chính sách ngoại giao với nhau để có chiến sách lược
thống nhất, nhằm ngăn chặn nguy cơ xâm lược, lật đổ, can thiệp từ bên ngoài;
chống tham vọng bá quyền của các nước lớn đồng thời lợi dụng mâu thuẫn của các
nước lớn: chủ động tạo lập thế cân bằng an ninh chiến lược trong khu vực.
Mục tiêu và quan điểm của ASEAN là rộng mở và liên kết toàn khu vực
“Hiệp hội mở cửa cho tất cả các nước trong khu vực Đông Nam Á tán thành các
mục đích, nguyên tắc và mục tiêu” đã nêu trong tuyên bố Băng Cốc 8/8/1967:
Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và phát triển văn hoá, thông qua từ nỗ
lực chung trên tinh thần bình đẳng và hợp tác, thúc đẩy hoà bình và ổn định khu
vực; tôn trọng công lý, nguyên tắc pháp luật và hiến chương Liên Hợp Quốc. Đồng
thời tuyên bố cũng xác định mối quan hệ hợp tác giữa các nước trong khu vực trên
tất cả các mặt cơ bản như thúc đẩy sự hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau trong các lĩnh
vực kinh tế xã hội, văn hoá, khoa học và kỹ thuật, hành chính và đoà tạo,...
b. Vì một Đông Nam Á hùng mạnh, với vai trò là thành viên trong khu vực
Việt Nam nhất thiết phải tham gia Hiệp hội vì mục đích và vì chính ngay nhu cầu
hội nhập quốc tế trong tương lai. Chúng ta trở thành quan sát viên của tổ chức
ASEAN 7 - 1992 đã là một sự cố gắng không mệt mỏi với tinh thần “Khép lại quá
khứ, hướng tới tương lai”. Song việc Việt Nam tham gia ASEAN cũng có những
quan điểm khác nhau trong các nước thành viên. Malaixia và Indonexia ủng hộ
Việt Nam tham gia, song Singapore và Thái Lan không tán thành. Malaixia và
Indonexia cho rằng: Việc Việt Nam nói riêng và các nước Đông Dương nói chung
tham gia ASEAN sẽ có tác dụng chủ yếu trong lĩnh vực hoà bình, an ninh khu vực,
bởi nước ta là nước lớn thứ hai trong khu vực, là nước láng giềng của Trung Quốc,
3
có tiềm lực quốc phòng mạnh, đã từng chiến thắng nhiều nước đến xâm lược,... và
nước ta sẽ là “nước đệm” giữa các nước trong khu vực và các nước ngoài khu vực.
Trong khi đó Thái Lan và Singapore xem Việt Nam là cơ hội tốt để buôn bán kinh
doanh, đầu tư,... khi trở thành thành viên đầy đủ của ASEAN.
Tuy nhiên, việc Việt Nam gia nhập ASEAN không phải là hoàn toàn dễ dàng
như chúng ta đã tưởng do những chính sách đối ngoại của ta trước đó cản trở: Năm
1978, Việt Nam đưa quân vào Campuchia giải phóng nhân dân Campuchia khỏi
hoạ diệt chủng Pônpốt và ở lại đó 10 năm là vi phạm nguyên tắc “Bất khả xâm
phạm lãnh thổ” của tổ chức ASEAN. Hơn thế nữa, sau những biến cố biên giới
Việt Nam - Trung Quốc năm 1979 cũng khiến cho ASEAN băn khoăn trong việc
kết nạp thêm Việt Nam vào ASEAN bởi lẽ “ASEAN không muốn trở thành một số
nước chống Trung Quốc”.
Sau một loạt những thay đổi trong chính sách đối ngoại của Việt Nam, với
đường lối đối ngoại đa dạng hoá, đa phương hoá và bày tỏ quan điểm “muốn làm
bạn với tất cả các nước” đã tác động tích cực tới quan hệ Việt Nam - ASEAN.
Hội nghị ngoại trưởng thường kỳ lần thứ 27 (Từ 22 - 27/7/1994) tại Băng Cốc
đã đánh dấu bước ngoặt lớn trong quan hệ Việt Nam - ASEAN, cả 6 nước thành
viên tán thành đón nhận Việt Nam tham gia ASEAN và mong muốn Việt Nam
tham gia càng sớm càng tốt. Ông Gôchoctông thủ tướng Singapore nói: “Có được
một ASEAN với toàn thể 10 nước thành viên khu vực Đông Nam Á là một hãnh
diện” “ASEAN phải vươn tới đội hình lớn để giành lấy sự kính trọng của thế giới”.
Và như mong muốn năm 1999 lần lượt các nước Mianma - Lào - Campuchia
là những thành viên cuối cùng tham gia vào một ASEAN 10 quốc gia độc lập.
Sau khi là quan sát viên của ASEAN (7/1992), Việt Nam đã tích cực tham gia
các lĩnh vực chuyên ngành trên các lĩnh vực: khoa học kỹ thuật, y tế, văn hoá, môi
trường và du lịch,... dần dần quan hệ Việt Nam - ASEAN được hoàn thiện vào năm
1994. Và để đánh dấu, đặt nền móng cho sự phát triển trong quan hệ Việt Nam -
ASEAN là việc Việt Nam chính thức là thành viên thứ 7 của ASEAN vào ngày
28/7/1995.
1.2. Ý nghĩa việc Việt Nam gia nhập ASEAN.
Quan hệ kinh tế ngày càng mở rộng giữa các quốc gia đó là yếu tố thúc đẩy
quá trình hoà nhập của Việt Nam vào thị trường khu vực và thế giới. Điều này có ý
nghĩa chính trị xã hội không chỉ với Việt Nam mà cả khu vực. Đại sứ các nước
ASEAN tại Việt Nam khi nhận định về ý nghĩa quan trọng của Việt Nam gia nhập
ASEAN viết: “.... Việt Nam gia nhập ASEAN sẽ góp phần to lớn cho việc xây
dựng cộng đồng Đông Nam Á đã được đề cập đến trong bản tuyên ngôn thành lập
4