Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Chính sách khoan hồng trong pháp luật chống độc quyền của Hoa Kỳ - kinh nghiệm cho Việt Nam
PREMIUM
Số trang
86
Kích thước
1.1 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1489

Chính sách khoan hồng trong pháp luật chống độc quyền của Hoa Kỳ - kinh nghiệm cho Việt Nam

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

TRẦN NGỌC HIẾU

CHÍNH SÁCH KHOAN HỒNG

TRONG PHÁP LUẬT CHỐNG ĐỘC QUYỀN

CỦA HOA KỲ – KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH LUẬT KINH TẾ

ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2019

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

CHÍNH SÁCH KHOAN HỒNG

TRONG PHÁP LUẬT CHỐNG ĐỘC QUYỀN

CỦA HOA KỲ – KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

Chuyên ngành: Luật Kinh tế

Định hướng nghiên cứu

Mã số: 8380107

Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Hoàng Nga

Học viên: Trần Ngọc Hiếu

Lớp: Cao học Luật Kinh tế, Khóa 23

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2019

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan rằng tất cả nội dung trong Luận văn này hoàn toàn được hình

thành và phát triển từ những quan điểm cá nhân của tôi, dưới sự hướng dẫn khoa

học của TS. Trần Hoàng Nga – Giảng viên Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh.

Trong Luận văn có trích dẫn, sử dụng một số ý kiến, quan điểm khoa học của

một số tác giả. Sự trích dẫn này được thể hiện cụ thể trong Danh mục tài liệu tham

khảo và tuân thủ các quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ. Tôi xin chịu trách

nhiệm về tính trung thực, khách quan của các dữ liệu, số liệu và các thông tin được

trình bày trong Luận văn.

Tp. Hồ Chí Minh, tháng năm 2019

Tác giả luận văn

Trần Ngọc Hiếu

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

1. AD Cơ quan chống độc quyền trực thuộc Bộ Tư pháp Hoa Kỳ

(Antitrust Division)

2. CQCT Cơ quan cạnh tranh

3. CSKH Chính sách khoan hồng

4. CTKH Chương trình khoan hồng

5. DOJ Sở Tư pháp Hoa Kỳ

6. EU Liên minh châu Âu

7. HCCT Hạn chế cạnh tranh

8. OECD Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế

9. PLCT Pháp luật Cạnh Tranh

10. TTHCCT Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................1

CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHÍNH SÁCH KHOAN HỒNG.............7

1.1. Khái quát về chính sách khoan hồng ...........................................................7

1.1.1. Khái niệm chính sách khoan hồng ...........................................................7

1.1.2. Đặc điểm của chính sách khoan hồng......................................................9

1.1.3. Ảnh hưởng tích cực và mục tiêu của chính sách khoan hồng trong Pháp

luật Cạnh tranh.................................................................................................11

1.2. Lý thuyết nền tảng xây dựng và thực thi chính sách khoan hồng ..........16

1.2.1. Mô hình Lý thuyết về sự răn đe tối ưu....................................................16

1.2.2. Mô hình Lý thuyết trò chơi .....................................................................20

1.3. Điều kiện tiên quyết để xây dựng và thực thi chính sách khoan hồng

hiệu quả................................................................................................................26

1.3.1. Hình phạt đủ nghiêm khắc......................................................................26

1.3.2. Chính sách khoan hồng quy định mức miễn giảm hợp lý ......................28

1.3.3. Cơ quan cạnh tranh có đủ năng lực và nguồn lực .................................29

Tóm tắt chương 1 ....................................................................................................31

CHƯƠNG 2. KINH NGHIỆM TỪ KHUNG PHÁP LÝ VỀ CHÍNH SÁCH

KHOAN HỒNG CỦA HOA KỲ VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ CHO VIỆT NAM .

...................................................................................................................................33

2.1. Sự phát triển của chính sách khoan hồng trong Pháp luật Chống độc

quyền của Hoa Kỳ...............................................................................................33

2.2. Đối tượng áp dụng chính sách khoan hồng...............................................39

2.3. Điều kiện để được hưởng khoan hồng theo chính sách khoan hồng ......43

2.3.1. Điều kiện về chủ thể nộp đơn .................................................................45

2.3.2. Điều kiện về thời gian.............................................................................49

2.3.3. Điều kiện về sự hợp tác trong quá trình điều tra ...................................58

2.3.4. Điều kiện về hành động thích hợp..........................................................61

2.4. Chế độ miễn giảm hình phạt theo chương trình khoan hồng..................64

2.4.1. Các loại trách nhiệm pháp lý được miễn giảm ......................................64

2.4.2. Mức miễn giảm.......................................................................................66

2.4.3. Chương trình Khoan hồng cộng thêm (Leniency Plus) và Hình phạt

cộng thêm (Penalty Plus) .................................................................................68

Tóm tắt chương 2 ....................................................................................................71

KẾT LUẬN..............................................................................................................73

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1

LỜI MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Trải qua gần 15 năm thực thi kể từ ngày Luật Cạnh tranh Việt Nam năm

2004 có hiệu lực (ngày 01/07/2005), tuy nhiên cho đến nay có rất ít các thỏa thuận

hạn chế cạnh tranh bị phát hiện và xử lý. Trong khi đó, thực tiễn thực thi luật cạnh

tranh ở các nước trên thế giới cho thấy các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là một

trong những vi phạm diễn ra thường xuyên, phổ biến nhất và cần phải được xử lý

kịp thời để duy trì môi trường cạnh tranh tự do, cũng như bảo vệ quyền lợi người

tiêu dùng. Bằng sự thông đồng và sức mạnh tập thể được tạo ra thông qua các Thỏa

thuận hạn chế cạnh tranh (TTHCCT), các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận tạo ra

các lợi thế cạnh tranh cho nhóm doanh nghiệp tham gia thỏa thuận, xây dựng các

rào cản gia nhập thị trường (thông qua các thỏa thuận ấn định giá, phân chia thị

trường tiêu thụ…), làm sai lệch, cản trở cạnh tranh lành mạnh. TTHCCT không chỉ

gây thiệt hại cho các doanh nghiệp không tham gia thỏa thuận mà còn gây thiệt hại

cho người tiêu dùng. Việc ngăn chặn, phát hiện và xử lý các TTHCCT có ý nghĩa

rất quan trọng, góp phần lành mạnh hóa và thúc đẩy sự phát triển của thị trường.

Tuy nhiên, vì là hành vi vi phạm Luật Cạnh tranh nên các doanh nghiệp tham gia

vào thỏa thuận thường giữ bí mật trong nội bộ các doanh nghiệp này. Thực tế này

làm cho các TTHCCT rất khó bị phát hiện và một khi phát hiện thì cũng gặp nhiều

khó khăn trong việc xử lý vì khó thu thập được chứng cứ liên quan. Để khắc phục

thực tế trên đây, vào năm 1978, Bộ tư pháp Hoa Kỳ (United States Department of

Justice – DOJ) đã giới thiệu và áp dụng CTKH (Leniency Programs) như là một

công cụ để phá vỡ các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh. Trải qua nhiều lần sửa đổi bổ

sung, đặc biệt là lần bổ sung năm 1993 cho phép xem xét CSKH trên nhiều đơn xin

áp dụng CSKH đối với tổ chức (thay vì chỉ xem xét đơn đầu tiên như phiên bản

1978), CSKH của Hoa Kỳ đã được hoàn thiện và trở thành một cơ chế vô cùng hiệu

quả giúp phát hiện và xử lý các TTHCCT. Kể từ phiên bản này, tỷ lệ nộp đơn xin

hưởng khoan hồng tăng gấp 20 lần, số tiền mà các công ty nộp phạt lên đến 2.5 tỷ

đô la Mỹ kể từ năm 1997, và hơn 90% số vụ điều tra được hỗ trợ bởi những người

nộp đơn xin hưởng khoan hồng. Thành công của Hoa Kỳ sau khi sửa đổi CTKH đã

góp phần thúc đẩy Ủy Ban Châu Âu (European Commission) xây dựng CTKH vào

năm 1996 và cũng mang lại hiệu quả ở nhiều quốc gia khác như Nam Phi (Áp dụng

năm 2005), Tây Ban Nha (Áp dụng năm 2008), Đức (Áp dụng năm 2000), … Hiệu

2

quả của CSKH trong việc phát hiện các TTHCCT là một vấn đề đã được kiểm

chứng bởi Pháp luật cạnh tranh của nhiều quốc gia khác trên thế giới. Chính vì lý do

đó, trong lần sửa đổi Luật Cạnh tranh Việt Nam gần đây (năm 2018), Việt Nam đã

chính thức quy định chế định này. Tuy nhiên, CSKH vẫn đang là một chế định khá

mới mẻ, chưa có văn bản nào hướng dẫn chi tiết và cũng chưa có nhiều các đề tài

nghiên cứu chuyên sâu về nội dung này.

Xuất phát từ mong muốn góp phần cung cấp thêm các cơ sở lý luận và thực

tiễn góp phần định hướng quá trình xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành, cũng

như vận dụng cơ chế này sao cho linh hoạt, phù hợp với đặc điểm kinh tế và bối cảnh

xã hội ở Việt Nam, tác giả đã chọn đề tài “CSKH trong pháp luật chống độc quyền

của Hoa Kỳ - Kinh nghiệm cho Việt Nam” làm đề tài luận văn Thạc sĩ của mình.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Trước đây, đã có nhiều đề tài nghiên cứu về Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh

trong đó ít nhiều có đề cập đến CSKH để phá vỡ các thỏa thuận hạn chế cạnh

tranh như Luận án tiến sĩ đề tài “Pháp luật kiểm soát hành vi thỏa thuận hạn chế

cạnh tranh về giá” của tác giả Phạm Hoài Huấn năm 2019; các luận văn thạc sĩ đề

tài “Pháp luật về kiểm soát hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh có sử dụng

giá” của tác giả Nguyễn Thị Hà Phương năm 2014, đề tài “Thủ tục xử lý vụ việc

hạn chế cạnh tranh theo pháp luật Việt Nam” của tác giả Trần Hữu Viên năm

2016; đề tài “Pháp luật chống lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền để hạn

chế cạnh tranh về giá” của tác giả Trần Thị Giang năm 2016; đề tài “Thực tiễn áp

dụng pháp luật về chống thỏa thuận hạn chế cạnh tranh” của tác giả Bùi Hoàng

Thùy Dung năm 2017… Phần lớn các đề tài trên đây chỉ phân tích TTHCCT dưới

góc độ tổng quát, chưa nghiên cứu chuyên sâu về CSKH để phá vỡ các thỏa thuận

hạn chế cạnh tranh. Riêng các Khóa luận tốt nghiệp đề tài “Chính sách khoan

hồng trong pháp luật kiểm soát các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh của Liên minh

Châu Âu - Kinh nghiệm cho Việt Nam” của tác giả Hoàng Trần Bửu Châu năm

2016, đề tài “Chính sách khoan hồng trong thi hành pháp luật chống thỏa thuận

hạn chế cạnh tranh ở một số nước và kinh nghiệm cho Việt Nam” của tác giả Trần

Hải Thịnh năm 2017 và đề tài “Cơ sở lý luận của việc xây dựng Chương trình

khoan hồng nhằm phá vỡ các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh tại Việt Nam” của tác

giả Nguyễn Thị Ngọc Châu năm 2017, các tác giả đi sâu nghiên cứu CSKH nhưng

tại thời điểm Luật Cạnh tranh 2018 chưa có hiệu lực do đó cũng chỉ dừng lại ở

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!