Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Chính sách hướng nam mới của đài loan v1
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Chính sách hướng Nam mới của Đài Loan.
CHƯƠNG 1.: CHÍNH SÁCH HƯỚNG NAM MỚI CỦA
ĐÀI LOAN
1. Cơ sở hình thành chính sách hướng Nam mới
1.1. Bối cảnh ra đời
Sau khi thắng cử chính quyền mới tại Đài Loan của bà Thái Anh
Văn đề ra “chính sách Hướng Nam mới” trong nỗ lực chuyển đổi mô hình
kinh tế của Đài Loan, nhằm đa dạng hóa quan hệ kinh tế đối ngoại trong
tình hình kinh tế Đài Loan những năm qua quá phụ thuộc vào kinh tế
Trung Quốc và cùng với điều đó là phụ thuộc về chính trị.
Việc chính phủ bà Thái Anh Văn thêm chữ “mới” vào tên gọi của
chính sách này cho thấy mối quan tâm mới đối với phát triển quan hệ kinh
tế với các nước ASEAN và 6 nước Nam Á, đặc biệt là Việt Nam.
Chính sách Hướng Nam” của Đài Loan được đưa ra từ thập kỷ 1990
với mục đích đẩy mạnh quan hệ ngoại giao và hợp tác thương mại, đầu tư
của Đài Loan với các nước Đông Nam Á. Làn sóng đầu tư của Đài Loan
vào các nước Đông Nam Á bùng nổ trong thập kỷ 1990. Tuy nhiên, do
những biến động thăng trầm về kinh tế thế giới và sự gia tăng thu hút vốn
đầu tư từ Đài Loan của Trung Quốc Đại lục, từ năm 2010 trở đi chính sách
này mất dần hiệu quả.
“Chính sách Hướng Nam Mới” được tổng thống đương nhiệm của
Đài Loan nhấn mạnh trở lại ngay đầu nhiệm kỳ lãnh đạo của mình năm
2016 như một công cụ thực hiện chuyển đổi mô hình kinh tế Đài Loan,
hướng tới “tăng cường sức sống và tính tự chủ của nền kinh tế Đài Loan,
tăng cường liên kết khu vực và quốc tế, tích cực tham gia hợp tác kinh tế
song phương, đa phương cũng như các vòng đàm phán thương mại tự do”.
“Chính sách Hướng Nam mới” nằm trong chiến lược kinh tế đối
ngoại mới của Đài Loan, lấy con người làm trọng tâm, thúc đẩy quan hệ
hợp tác song phương giữa Đài Loan và các nước khu vực ASEAN, Nam Á
trong các lĩnh vực như sản xuất, thương mại, đầu tư, phát triển giáo dục,
văn hóa, du lịch… Hội thảo đã gợi mở nhiều vấn đề cần tiếp tục nghiên
cứu về Đài Loan trong bối cảnh khu vực Đông Nam Á, về những khía cạnh
và giá trị cùng chia sẻ giữa các nước ASEAN và Đài Loan như “lấy con
người làm trung tâm”, thúc đẩy giao lưu kinh tế, văn hóa xã hội và giáo
dục.
Năm 1991, trong tổng số vốn đầu tư ra nước ngoài của Đài Loan, thị
trường Trung Quốc chiếm 15.6%, đến năm 2012, con số này lên đến 73%.
1.2. Tình hình trong nước (tình hình Đài Loan).
Chiến lược kinh tế đối ngoại mới của Đài Loan lấy con người làm
trọng tâm, kỳ vọng trong thời gian 5 năm sẽ tích cực thúc đẩy quan hệ giao
lưu hợp tác song phương giữa Đài Loan và các quốc gia ASEAN và Nam
Á trong các lĩnh vực: nhân lực, sản xuất, đầu tư giáo dục, văn hóa, du lịch,
nông nghiệp.
Một số biện pháp đang được triển khai, như thành lập “Văn phòng
Chính sách Hướng Nam mới” tại phủ Tổng thống; tổ chức quyên góp để
thành lập “Viện Nghiên cứu ASEAN và Nam Á” cấp quốc gia; thúc đẩy
giao lưu ngoại giao chính thức, ở các cấp khác nhau với các nước ASEAN
để có thể vượt qua rào cản nguyên tắc “Một nước Trung Quốc”; thành lập
“Taiwan Desk” tại các quốc gia ASEAN, với mục đích cung cấp các dịch
vụ tư vấn đầu tư liên quan đến ngành nghề, pháp luật cũng như thuế quan
cho các doanh nghiệp Đài Loan.