Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Chinh phục kiến thức về biến dị cấp phân tử luyện thi THPT quốc gia phần 2
MIỄN PHÍ
Số trang
13
Kích thước
83.7 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
797

Chinh phục kiến thức về biến dị cấp phân tử luyện thi THPT quốc gia phần 2

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

5 - Chinh phục kiến thức về biến dị cấp phân tử - Phần 2

Câu 1. Điều đúng khi nói về đột biến phôi là:

A. Không di truyền.

B. Chỉ di truyền qua sinh sản hữu tính.

C. Không di truyền qua sinh sản sinh dưỡng.

D. Di truyền qua sinh sản hữu tính và cả qua sinh sản sinh dưỡng.

Câu 2. Đột biến trong cấu trúc của gen

A. đòi hỏi một số điều kiện mới biểu hiện trên kiểu hình.

B. được biểu hiện ngay ra kiểu hình.

C. biểu hiện ngay ở cơ thể mang đột biến.

D. biểu hiện khi ở trạng thái đồng hợp tử

Câu 3. Đột biến gen lặn được biểu hiện kiểu hình trong những trường hợp nào?

A. Biểu hiện ở cơ thể đơn bội.

B. Luôn được biểu hiện.

C. Chỉ biểu hiện trong cơ thể đồng hợp lặn.

D. Biểu hiện ở cơ thể đồng hợp lặn và cơ thể đơn bội.

Câu 4. Nếu đột biến giao tử là một đột biến lặn thì cơ chế nào dưới đây trong quá trình biểu hiện của gen

đột biến này là không đúng:

A. Trong giai đoạn đầu khi còn ở trạng thái dị hợp, kiểu hình đột biến không được biểu hiện

B. Qua giao phối đột biến lặn tiếp tục tồn tại ở trạng thái dị hợp và không biểu hiện

C. Sẽ biểu hiện ngay trên kiểu hình của cơ thể mang đột biến

D. Khi gen lặn đột biến có điều kiện tổ hợp với nhau làm xuất hiện kiểu gen đồng hợp tử lặn thì sẽ biểu

hiện thành kiểu hình

Câu 5. Cơ chế gây đột biến của 5-brôm uraxin (5BU) trên AND làm biến đổi cặp A-T thành cặp G-X là

do:

A. 5BU có cấu tạo vừa giống T vừa giống X

B. 5BU có cấu tạo vừa giống A vừa giống G

C. 5BU có cấu tạo vừa giống T vừa giống G

D. 5BU có cấu tạo vừa giống A vừa giống X

Câu 6. Khi chiếu xạ với cường độ thích hợp lên hạt đang nẩy mầm, đỉnh sinh trưởng, chồi ngọn người ta

mong muốn tạo ra loại biến dị nào sau đây?

A. Đột biến giao tử.

B. Đột biến tiền phôi.

C. Đột biến xôma.

D. Đột biến đa bội.

Câu 7. Đột biến thoạt đầu xảy ra trên một mạch của gen gọi là....

A. tiền đột biến.

B. đột biến xôma.

C. đột biến tiền phôi.

D. thể đột biến.

Câu 8. Giả sử 1 phân tử 5-brôm uraxin xâm nhập vào một tế bào (A) ở đỉnh sinh trưởng của cây lưỡng bội

và được sử dụng trong tự sao ADN. Trong số tế bào sinh ra từ tế A sau 3 đợt nguyên phân thì số tế bào

con mang gen đột biến (cặp A-T thay bằng cặp G-X) là:

A. 2 tế bào

B. 1 tế bào

C. 4 tế bào

D. 8 tế bào

Câu 9. Giả sử trong một gen có một bazơ xitozin trở thành dạng hiếm (X*) thì sau 2 lần nhân đôi sẽ có bao

nhiêu gen đột biến dạng thay thế G-X bằng A-T:

A. 4

B. 2

C. 3

D. 1

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!