Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Chiếu vật bằng biểu thức miêu tả trong truyện ngắn nguyễn minh châu.
PREMIUM
Số trang
130
Kích thước
1020.7 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
765

Chiếu vật bằng biểu thức miêu tả trong truyện ngắn nguyễn minh châu.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

NGUYỄN THỊ THÚY DIỄM

CHIẾU VẬT BẰNG BIỂU THỨC

MIÊU TẢ TRONG TRUYỆN NGẮN

NGUYỄN MINH CHÂU

Chuyên ngành: Ngôn ngữ học

Mã số : 60.22.01

TÓM TẮT

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Đà Nẵng – Năm 2015

Công trình được hoàn thành tại

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. TRƯƠNG THỊ DIỄM

Phản biện 1: TS. Bùi Trọng Ngoãn

Phản biện 2: TS. Trương Thị Nhàn

Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn

tốt nghiệp Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn họp tại

Đại Học Đà Nẵng vào ngày 27 tháng 12 năm 2014.

Có thể tìm hiểu Luận văn tại:

- Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng

- Thư viện trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng

1

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

“Ngôn ngữ là người bạn đường không thể thiếu của con

người. Sự kì diệu, vẻ đẹp và ý nghĩa của ngôn ngữ loài người thường

xuyên khuấy động những con tim, khối óc tò mò và nhạy cảm”.

Nhưng ngôn ngữ chỉ thực sự bộc lộ những thuộc tính, những đặc

điểm bản chất nhất qua quá trình giao tiếp hằng ngày. Việc nghiên

cứu ngôn ngữ dưới góc nhìn ngữ dụng học – ngữ nghĩa là thực sự

cần thiết.

Chiếu vật là dấu hiệu đầu tiên thể hiện mối quan hệ giữa diễn

ngôn và ngữ cảnh. Trong các phương thức chiếu vật, chiếu vật bằng

biểu thức miêu tả là nội dung phức tạp nhất và chưa được nghiên cứu

chi tiết gây không ít khó khăn cho việc học tập và nghiên cứu.

Nguyễn Minh Châu là cây bút tiên phong của văn học Việt

Nam thời kì đổi mới. Tìm hiểu đề tài Chiếu vật bằng biểu thức miêu

tả trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu, người viết muốn cung cấp

một cái nhìn đầy đủ và toàn diện về hình thức chiếu vật bằng biểu

thức miêu tả, làm rõ mối quan hệ giữa hoạt động giao tiếp và việc sử

dụng biểu thức miêu tả để chiếu vật, thấy được nghĩa và giá trị của

phương thức chiếu vật bằng biểu thức miêu tả, từ đó làm nổi bật

đóng góp trên phương diện ngôn ngữ và dấu ấn riêng trên góc độ

sáng tạo văn học của nhà văn Nguyễn Minh Châu.

2. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu

Tìm hiểu và nghiên cứu đề tài này, người viết muốn hướng tới

những mục đích sau:

2

- Làm sáng tỏ những vấn đề cơ bản nhất của phương thức

chiếu vật bằng biểu thức miêu tả: khái niệm, đặc điểm, sự phân loại,

các khái niệm liên quan.

- Phân tích làm rõ mối quan hệ tác động từ các nhân tố của

ngữ cảnh đến việc lựa chọn biểu thức miêu tả của Nguyễn Minh

Châu.

- Phân tích nghĩa và xác định giá trị của các biểu thức miêu tả

trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu đối với các vấn đề khác của

ngữ dụng học.

- Hướng tới xác định phong cách sử dụng ngôn ngữ,

cách khám phá hiện thực cuộc sống và con người của Nguyễn Minh

Châu.

3. Ý nghĩa lí luận và ý nghĩa thực tiễn của đề tài

Công trình được hoàn thành sẽ có những đóng góp như sau:

Về mặt lí luận: cụ thể hoá những lí thuyết về biểu thức miêu tả

chiếu vật; mối quan hệ giữa hình thức chiếu vật bằng biểu thức miêu

tả với hoàn cảnh giao tiếp; sự tác động của hình thức chiếu vật bằng

biểu thức miêu tả đối với lí thuyết hội thoại, lí thuyết lập luận và ý

nghĩa hàm ẩn.

Về mặt thực tiễn: phục vụ cho việc nghiên cứu ngôn ngữ nói

chung, ngữ dụng học nói riêng và việc giảng dạy tác phẩm của

Nguyễn Minh Châu trong nhà trường.

4. Phương pháp nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

4.1. Phương pháp nghiên cứu

Trong luận văn này, chúng tôi đã sử dụng những phương pháp

3

và thủ pháp sau:

- Phương pháp khảo sát ngữ liệu, thống kê và phân loại.

- Thủ pháp phân tích ngữ cảnh.

- Thao tác chứng minh bằng các dẫn chứng sinh động cụ thể từ

các tác phẩm văn học.

- Thủ pháp tổng hợp và khái quát.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

Đề tài giới hạn phạm vi nghiên cứu là phương thức chiếu vật bằng

biểu thức miêu tả trong các truyện ngắn Nguyễn Minh Châu.

Các dữ liệu được chọn làm dẫn chứng trích từ các truyện ngắn

trong Nguyễn Minh Châu (1999), Tuyển tập truyện ngắn, NXB Văn

học, Hà Nội.

5. Bố cục luận văn

Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, công trình có 3 chương:

Chương 1: Tổng quan về những vấn đề liên quan đến đề tài

Chương 2: Vai trò của ngữ cảnh đối với nội dung của các biểu

thức miêu tả chiếu vật trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu.

Chương 3: Đặc điểm ngữ nghĩa và giá trị của các biểu thức

miêu tả chiếu vật trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu.

4

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ NHỮNG VẤN ĐỀ

LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

1.1. GIỚI THUYẾT VỀ CHIẾU VẬT

1.1.1. Khái niệm chiếu vật

Khái niệm chiếu vật (reference) được đề cập trong hầu hết các

công trình nghiên cứu về ngữ dụng học của những nhà nghiên cứu

tên tuổi: Georgia M. Green, Đỗ Hữu Châu, Đỗ Thị Kim Liên,

Nguyễn Thiện Giáp, nhóm tác giả Mai Ngọc Chừ (chủ biên) –

Nguyễn Thị Ngân Hoa – Đỗ Việt Hùng – Bùi Minh Toán.

Biểu thức chiếu vật là “một biểu thức ngôn ngữ (expression)”

khi nó thực hiện chức năng chiếu vật. Nói cách khác, một kết cấu

ngôn ngữ (từ, cụm từ, câu) được dùng để chiếu vật gọi là biểu thức

chiếu vật.

Nghĩa chiếu vật là khái niệm được dùng để chỉ chính xác “cái

thực thể nào, đặc tính nào, quan hệ nào, sự kiện nào” của thực thể

khách quan được biểu thị thông qua việc chiếu vật của người sử

dụng.

1.1.2. Các phương thức chiếu vật

a. Chiếu vật bằng tên riêng

b. Chiếu vật bằng biểu thức miêu tả

c. Chiếu vật bằng chỉ xuất

5

1.2. LÍ THUYẾT VỀ CHIẾU VẬT BẰNG BIỂU THỨC MIÊU

TẢ

1.2.1. Khái niệm

Lí thuyết về chiếu vật bằng biểu thức miêu tả được đề cập

trong nhiều công trình nghiên cứu ngữ dụng học với những mức độ

khác nhau của các nhà ngôn ngữ học Đỗ Việt Hùng, Nguyễn Thiện

Giáp, Đỗ Thị Kim Liên, Đỗ Hữu Châu. Công trình có tính gợi mở

cho đề tài này là Hiện tượng đa nghĩa chiếu vật trong Truyện Kiều

của Nguyễn Du của tác giả Kim Huế của Đại học Sư phạm Hà Nội.

Chúng tôi tiếp thu tất cả các ý kiến trên một cách chọn lọc, từ

đó xác lập cho mình một quan niệm cụ thể, rõ ràng, để đảm bảo tính

khoa học cho công trình.

1.2.2. Phân loại biểu thức miêu tả chiếu vật

a. Phân loại biểu thức miêu tả chiếu vật theo tính chất

- Biểu thức miêu tả xác định.

- Biểu thức miêu tả không xác định.

b. Phân loại biểu thức miêu tả chiếu vật theo cấu tạo

Chúng tôi tạm phân loại biểu thức miêu tả chiếu vật

như sau:

- Biểu thức chiếu vật là một cụm danh từ gồm danh từ kết hợp

với một từ.

- Biểu thức chiếu vật là một cụm danh từ gồm danh từ kết hợp

với nhiều từ.

- Biểu thức chiếu vật là một cụm danh từ gồm danh từ kết hợp

với cụm từ, kết hợp với từ và cụm từ hoặc kết hợp với nhiều cụm từ

6

(cụm đẳng lập/ cụm chính phụ/ cụm chủ vị/ cụm phức hợp).

+ Định ngữ là một cụm từ (cụm đẳng lập, cụm chính phụ, cụm

chủ - vị).

+ Định ngữ là một từ kết hợp với một cụm từ (cụm chính phụ

hoặc cụm chủ vị).

+ Định ngữ gồm nhiều cụm từ kết hợp với nhau (các cụm

chính phụ, các cụm chủ - vị và phức hợp cụm).

1.2.3. Phân biệt biểu thức miêu tả với các khái niệm liên

quan

a. Phân biệt biểu thức miêu tả chiếu vật với biểu thức miêu

tả có chức năng thuộc ngữ

Sự khác biệt cơ bản là ở vai trò của chúng trong

diễn ngôn:

- Biểu thức miêu tả chiếu vật giúp người nghe, người đọc nhận

diện đối tượng (sự vật, hiện tượng) nào được nói đến.

- Thuộc ngữ giúp người đọc gọi tên đặc tính của sự vật, hiện

tượng.

b. Phân biệt biểu thức miêu tả chiếu vật với biểu thức miêu

tả giúp người tiếp nhận hiểu biết đầy đủ hơn về sự vật

Khác biệt cơ bản nằm ở mục đích sử dụng:

- Biểu thức chiếu vật miêu tả được dùng để chiếu vật.

- Biểu thức giúp người tiếp nhận hiểu biết đầy đủ hơn về đối

tượng được miêu tả được dùng để cung cấp thêm thông tin về sự vật,

hiện tượng, có thể đảm nhận thêm chức năng làm thành phần phụ

chú trong câu.

7

1.3. GIỚI THIỆU VỀ TRUYỆN NGẮN NGUYỄN MINH CHÂU

Nguyễn Minh Châu là một trong số các nhà văn lớn của văn

học Việt Nam hiện đại nửa sau thế kỉ XX. Đã có nhiều công trình

nghiên cứu về sáng tác của ông trên phương diện văn học.

Luận văn của chúng tôi mong muốn đem lại một đóng góp

mới khi nghiên cứu về Nguyễn Minh Châu trên phương diện ngôn

ngữ học.

CHƯƠNG 2

VAI TRÒ CỦA NGỮ CẢNH ĐỐI VỚI NỘI DUNG

CỦA CÁC BIỂU THỨC MIÊU TẢ CHIẾU VẬT

TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN MINH CHÂU

2.1. VAI TRÒ TÁC ĐỘNG CỦA NHÂN VẬT GIAO TIẾP

2.1.1. Quan hệ vai giao tiếp

a. Xác lập vai trong cuộc giao tiếp nhà văn – người đọc

- Xác lập các vai chủ ngôn, thuyết ngôn, đích ngôn, tiếp ngôn

(theo quan niệm của Đỗ Hữu Châu).

- Cuộc giao tiếp giữa nhà văn và người đọc là một cuộc giao

tiếp đặc biệt.

- Nhà văn truyền thông điệp cho người đọc bằng cách mượn

lời các nhân vật trong truyện (qua hội thoại giữa các nhân vật) hoặc

sáng tạo một người kể chuyện để thay mình nói với người đọc. Hai

cách thức thông tin này đã hình thành hai tình huống giao tiếp khác

nhau.

b. Khi các nhân tố thuyết ngôn, tiếp ngôn đồng thời có mặt

Chúng tôi tiến hành thống kê dạng thức cấu tạo của các biểu

8

thức miêu tả trong hai truyện ngắn Mảnh trăng và Người đàn bà trên

chuyến tàu tốc hành (xem Bảng 2.1 ở chính văn).

c. Khi các nhân tố thuyết ngôn, tiếp ngôn không đồng thời

có mặt

Chúng tôi tiến hành thống kê dạng thức cấu tạo của các biểu

thức miêu tả trong hai truyện ngắn Cỏ lau và Phiên chợ Giát (xem

Bảng 2.2 ở chính văn).

So sánh hai bảng: Trường hợp 1, người phát và người nhận cùng ở

trong một hoàn cảnh giao tiếp nên dễ dàng xác định đối tượng nào được

đề cập đến trong diễn ngôn, biểu thức miêu tả vì thế có cấu tạo đơn giản.

Trường hợp 2, thuyết ngôn và chủ ngôn không đồng thời có mặt, định

ngữ miêu tả có cấu tạo phức tạp hơn để thông tin về đối tượng được cụ

thể, chi tiết giúp người đọc xác định nghĩa chiếu vật một cách chính xác

nhất.

2.1.2. Quan hệ liên cá nhân

a. Kiểu nhân vật chi phối nội dung của biểu thức miêu tả

Kiểu nhân vật chi phối nội dung của biểu thức miêu tả.

a1. Khi thuyết ngôn là nhân vật mang tính sử thi

Khi thuyết ngôn là nhân vật mang tính sử thi, các biểu thức

miêu tả chiếu vật gắn liền với hiện thực cuộc kháng chiến: con người

thời chiến với âm hưởng ngợi ca xuất hiện với mật độ cao: một người

chị ruột làm cán bộ ở một hạt giao thông quãng cầu Đá – Xanh (chị

Tính); một tiểu đoàn trưởng nổi tiếng khắp một vùng đồng bằng hữu

ngạn sông Hồng (ông việt); sự vật, sự kiện của đời sống kháng chiến,

gắn bó sâu sắc với cuộc đời người lính: xe chở hàng quân sự; chuyện

9

địch bắn phá cầu Đá Xanh; chuyện các đơn vị giao thông quyết bảo

vệ đường cho xe chạy;...

a2. Khi thuyết ngôn là một “chủ thể tự nó” với năng lực tự ý

thức

Khi thuyết ngôn là “chủ thể tự nó” với năng lực tự ý thức, nội

dung của biểu thức miêu tả phụ thuộc vào phạm vi hiện thực (chủ

yếu là hiện thực tâm lí) mà thuyết ngôn có ý thức phản ánh với người

đọc.

Biểu thức miêu tả trong Khách ở quê ra và Phiên chợ Giát đã

phản ánh một cách xuất sắc, tường tận nhận thức cũng như thế giới

nội tâm của nhân vật lão Khúng – một người nông dân, quen thuộc

nhưng lại là một nhân cách xuất sắc với sự tháo vát hiếm có trong lao

động và tổ chức gia đình, với tầm nhìn xa rộng về cách làm ăn, với

tính cách mạnh mẽ, thiết thực nhưng cũng đầy mơ mộng.

Trong Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, với ý thức phản

ánh bi kịch trong tâm hồn người đàn bà mộng du, biểu thức miêu tả

phải có chức năng làm sống dậy quá khứ với những hồi ức đẹp đẽ,

làm sao để quá khứ ấy trở thành nỗi réo giục khiến người đàn bà luôn

bất yên, trăn trở: người đàn ông đáng quý nhất trong số những người

đáng quý ấy; bác sĩ trưởng trạm phẫu thuật tiền phương; đồng chí

trung đoàn trưởng trẻ tuổi;...

b. Sự tinh nhạy của nhân vật giao tiếp làm xảy ra hiện tượng

đồng chiếu vật

Hiện tượng đồng chiếu vật được sử dụng như một thủ pháp

nghệ thuật trong các tác phẩm văn học.

10

Trong Một lần đối chứng, nhà văn đã dùng hơn 15 biểu thức

miêu tả để chiếu vật cho một con mèo: con mèo khốn khổ khốn nạn

kia; chàng hiệp sĩ áo đen ấy; con mèo ốm sắp chết của khu tập thể cũ

của tôi ngày xưa; tên sát nhân;... Quá trình thay đổi tên gọi đối với

con mèo vừa phản ánh thái độ của nhà văn vừa cho thấy sự thay đổi

của về ngoại hình lẫn tính cách của con vật, trên cơ sở đó, nhà văn

đối chứng với con người.

Trong truyện ngắn Khách ở quê ra, 8 biểu thức khác nhau

được dùng để quy chiếu nhân vật lão Khúng, qua đó khái quát cốt

cách tập quán của nhân vật cũng là của người nông dân sản xuất nhỏ

từ ngàn đời: lập nghiệp một mình; thích chơi trội, cổ hủ, bảo thủ; chỉ

tin mình, hoài nghi và dè bỉu những cái lạ; nếp sinh hoạt tùy tiện,

thiếu văn minh.

Việc liên tiếp sử dụng biểu thức miêu tả đồng chiếu vật trong

một đoạn của diễn ngôn cũng là một dấu hiệu giá trị học. Đó là khi

nhà văn dùng đến 6 biểu thức miêu tả với tính chi tiết tăng dần để

quy chiếu cho những người lính của Toàn tại tiểu đoàn 7 trong

truyện ngắn Mùa trái cóc ở miền Nam để đả kích những tên chỉ huy

quỷ đội lốt người trong hàng ngũ cách mạng.

Trong truyện ngắn Bức tranh, khuôn mặt người họa sĩ được

quy chiếu bằng nhiều biểu thức tương đương: khuôn mặt của một

người khách đang ngồi như bị đóng đinh vào chiếc ghế mộc của một

cửa hiệu cắt tóc; một cái mặt người rất lớn; cái bộ mặt thật của tôi;...

nhằm phóng to thế giới tinh thần với cuộc đấu tranh nội tâm và khát

11

vọng tìm tòi, phục thiện ánh sáng nhân tính trong khả năng tự thức

tỉnh của con người.

Hiện tượng đồng chiếu vật thể hiện tiến trình phát triển của cốt

truyện, xung đột, từ đó góp phần làm sáng tỏ chủ để tác phẩm.

2.2. VAI TRÒ TÁC ĐỘNG CỦA HIỆN THỰC NGOÀI DIỄN

NGÔN

2.2.1. Sự tác động của hiện thực – đề tài của diễn ngôn

Trong cuộc giao tiếp giữa nhà văn và người đọc, đề tài của

diễn ngôn chính là đề tài của văn bản văn học. Hiện thực – đề tài của

diễn ngôn trong tác phẩm văn học là hiện thực của thời đại nhà văn

đang sống, xuất phát từ những gì nhà văn quan sát, trải nghiệm, suy

tư được nhận thức bởi người đọc.

a. Đề tài tình yêu

Đề tài này tác động sâu sắc đến sự phát triển nghĩa chiếu vật

của các biểu thức miêu tả.

Ở Mảnh trăng, các biểu thức: một người ngồi nhờ lên cầu Đá

Xanh; con người đang ngồi sau kia; người mà chị tôi thường nhắc

đến; người con gái nhỏ bé;... thể hiện sự phát triển tình cảm của nhân

vật Lãm đối với nhân vật Nguyệt, cách chiếu vật từ xa đến gần (về

tình cảm) phù hợp với một câu chuyện tình mang tính chất của một

cuộc đuổi bắt như chuyện tình yêu thời chiến. Tồn tại xung quanh

mối tình lãng mạn ấy là một thế giới cảnh vật nên thơ, những không

gian và thời gian đầy nghệ thuật: vầng trăng khuyết mỏng mảnh; đôi

chim gọi nhau suốt đêm;... Không gian ấy nâng vẻ đẹp tình yêu lên

nhiều lần.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!