Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Chiến tranh thương mại mỹ - trung quốc và tác động của nó đối với việt nam (2018 - 2020)
PREMIUM
Số trang
93
Kích thước
1.2 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1566

Chiến tranh thương mại mỹ - trung quốc và tác động của nó đối với việt nam (2018 - 2020)

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA LỊCH SỬ

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Đề tài:

CHIẾN TRANH THƯƠNG MẠI MỸ - TRUNG QUỐC

VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐỐI VỚI VIỆT NAM

(2018 - 2020)

Sinh viên thực hiện : Phan Nguyễn Huy Chinh

Chuyên ngành : Quan hệ quốc tế

Lớp : 17CLS

Người hướng dẫn : TS. Nguyễn Văn Sang

Đà Nẵng, tháng 05 năm 2021

2

LỜI CẢM ƠN

Khóa luận tốt nghiệp luôn là một phần quan trọng trong chặng đường học tập

của sinh viên các trường đại học nói chung và Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà

Nẵng nói riêng. Công trình đầu tiên này sẽ dẫn dắt mỗi sinh viên đi vào tìm hiểu các

vấn đề của chuyên ngành được đào tạo, gợi mở về ý tưởng để tiếp tục phát triển xa

hơn với các công trình nghiên cứu tiếp theo.

Là một sinh viên Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng,

em luôn cảm thấy may mắn khi được học tập và tham gia các hoạt động học thuật.

Những hoạt động ấy thực sự đã giúp em tích luỹ những tri thức quan trọng để thực

hiện khoá luận tốt nghiệp của mình. Với mong muốn của bản thân và sự động viên

của Quý Thầy Cô giáo Khoa Lịch sử em đã may mắn lựa chọn và được thực hiện

khóa luận tốt nghiệp với đề tài: “Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung và tác động

của nó đối với Việt Nam (2018 - 2020)”. Đây là một đề tài ý nghĩa, có giá trị khoa

học và phù hợp với chuyên môn của bản thân được đào tạo.

Để hoàn thành khoá luận kể trên, em xin gửi lời tri ân sâu sắc đến Quý Thầy

Cô giáo Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng đã mang đến cho

em những nền tảng tri thức trên hành trang học tập; đã góp ý bổ sung chỉnh sửa cho

ý tưởng của đề tài; tạo điều kiện về thời gian, tư liệu để đề tài được hoàn chỉnh hơn.

Với lòng biết ơn sâu sắc, em xin gửi lời cảm ơn đến thầy giáo TS. Nguyễn

Văn Sang, giảng viên hướng dẫn và là người đã chỉ dẫn tận tình về mặt tài liệu và

nội dung để em có thể hoàn thành tốt đề tài này.

Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn đến gia đình và người thân đã luôn đồng

hành cùng em, động viên em thực hiện đề tài này. Dù em đã cố gắng rất nhiều nhưng

không tránh khỏi những sai sót kính mong được Quý Thầy Cô giáo thông cảm và tận

tình góp ý. Đó sẽ là những bài học kinh nghiệm quý báu giúp cho em hoàn thiện hơn

về tri thức để có thể thực hiện tốt hơn các công việc của mình trong tương lai.

Đà Nẵng, ngày 07 tháng 5 năm 2021

Sinh viên

Phan Nguyễn Huy Chinh

3

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN............................................................................................................2

MỤC LỤC..................................................................................................................3

DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................5

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ................................................................6

MỞ ĐẦU ....................................................................................................................7

1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................7

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề....................................................................................9

2.1. Ở trong nước ...................................................................................................9

2.2. Ở nước ngoài .................................................................................................12

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.....................................................................15

3.1. Mục đích nghiên cứu ....................................................................................15

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu....................................................................................15

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................................16

4.1. Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................16

4.2. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................16

5. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................16

6. Đóng góp của đề tài.............................................................................................17

7. Bố cục của đề tài..................................................................................................17

NỘI DUNG ..............................................................................................................18

Chương 1:.................................................................................................................18

TỔNG QUAN VỀ CHIẾN TRANH THƯƠNG MẠI MỸ - TRUNG................18

(2018 - 2020).............................................................................................................18

1.1. Nguồn gốc ......................................................................................................18

1.1.1. Bối cảnh thế giới .....................................................................................18

1.1.2. Chính sách bảo hộ thương mại của chính quyền Tổng thống Donald

Trump.................................................................................................................20

1.1.3. Sự thâm hụt về thương mại của Mỹ .......................................................23

1.1.4. Sự tham vọng về công nghệ của Trung Quốc........................................25

1.1.5. Sự vi phạm về bản quyền của các công ty Trung Quốc tại Mỹ.............26

1.1.6. Chính sách hạn chế đầu tư của chính quyền Trung Quốc...................27

1.2. Các giai đoạn phát triển...............................................................................28

1.2.1. Trước tháng 5/2018.................................................................................28

4

1.2.2. Từ tháng 5/2018 đến tháng 5/2019.........................................................34

1.2.3. Từ tháng 5/2019 đến nay ........................................................................42

1.3. Tác động đối với Mỹ, Trung Quốc và toàn cầu .........................................47

1.3.1. Đối với Mỹ và Trung Quốc .....................................................................47

1.3.2. Đối với quan hệ Mỹ - Trung ...................................................................49

1.3.3. Đối với toàn cầu.......................................................................................50

Chương 2:.................................................................................................................55

TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC CHIẾN TRANH THƯƠNG MẠI.............................55

MỸ - TRUNG ĐỐI VỚI VIỆT NAM (2018 – 2020)............................................55

2.1. Tác động tích cực ..........................................................................................55

2.1.1. Thúc đẩy các nhà đầu tư rời bỏ Trung Quốc đến Việt Nam.................55

2.1.2. Cơ hội cho hàng hóa Việt Nam xuất khẩu đến Mỹ và Trung Quốc .....61

2.1.3. Tác động đến thị trường tài chính - tiền tệ ............................................66

2.2. Tác động tiêu cực ..........................................................................................69

2.2.1. Sự chuyển dịch hàng hóa từ Trung Quốc sang Việt Nam sẽ làm gia

tăng căng thẳng mối quan hệ Việt - Mỹ ...........................................................69

2.2.2. Hàng hóa Trung Quốc tràn ngập vào thị trường Việt Nam dẫn đến

nguy cơ đánh sập các nhà sản xuất nội địa Việt Nam ....................................70

2.2.3. Nguy cơ dòng vốn FDI “bẩn” từ Trung Quốc.......................................71

Chương 3:.................................................................................................................75

NHỮNG DỰ BÁO VỀ CHIẾN TRANH THƯƠNG MẠI..................................75

MỸ - TRUNG VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH CHO VIỆT NAM...........................75

3.1. Các kịch bản có thể xảy ra với chiến tranh thương mại Mỹ - Trung......75

3.1.1. Hai nước mở rộng chiến tranh toàn diện trên các lĩnh vực .................76

3.1.2. Hai nước đàm phán về một thỏa thuận, hòa hoãn tạm thời.................78

3.1.3. Hai nước kết thúc chiến tranh................................................................81

3.2. Các hàm ý chính sách cho Việt Nam...........................................................82

3.2.1. Về dòng vốn FDI.....................................................................................82

3.2.2. Về thương mại .........................................................................................84

3.2.3. Về chính sách tiền tệ ...............................................................................85

KẾT LUẬN..............................................................................................................86

TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................................. 88

5

DANH MỤC CÁC BẢNG

STT Tên bảng Trang

1 Bảng 1.1. Những sự kiện chính trong cuộc chiến tranh

thương mại Mỹ - Trung (từ trước tháng 5/2018)

31

2 Bảng 1.2. Những sự kiện chính trong cuộc chiến tranh

thương mại Mỹ - Trung (từ tháng 5/2018 đến tháng 5/2019)

36

3 Bảng 1.3. Những sự kiện chính trong cuộc chiến tranh

thương mại Mỹ - Trung (từ tháng 5/2019 đến nay)

43

6

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ

STT TÊN CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ Trang

1 Biểu đồ 1: Vốn FDI Trung Quốc vào Việt Nam qua từng năm

(đơn vị: triệu USD)

57

2 Biểu đồ 2: Tổng giá trị các nước hưởng lợi nhiều nhất từ thị

trường Mỹ trong cuộc chiến tranh thương mại

61

3 Biểu đồ 3: Biểu đồ tỉ lệ nhập khẩu hàng hoá của Mỹ từ các quốc

gia châu Á kể từ chiến tranh thương mại bùng nổ đến khi WHO

tuyên bố bùng phát dịch COVID 19

62

7

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Từ sau khi Liên Xô sụp đổ năm 1991, trật tự thế giới 2 cực bị sụp đổ và thay

vào đó là sự vươn lên của quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc đã làm

cho vị thế của Mỹ đã có sự thay đổi nhất định. Bước sang thế kỷ XXI, tình hình thế

giới đã có sự thay đổi với sự tăng tốc của kinh tế toàn cầu hoá. Sự tăng tốc này một

mặt làm gia tăng nhanh chóng nhu cầu hội nhập và tương tác, mặt khác làm nảy sinh

và sâu sắc thêm các mâu thuẫn giữa các chủ thể trên phạm vi rộng hơn trong đó quan

hệ Mỹ - Trung trở thành tâm điểm của cả thế giới và có ý nghĩa rất lớn trong việc

định hình cục diện quan hệ quốc tế thế kỷ XXI [21, tr.4]. Năm 2012, sau khi trở thành

Tổng Bí thư của Đảng Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã đề ra chiến lược “Giấc

mơ Trung Hoa” nhằm phục hưng sự vĩ đại, tăng cường quyền lực và nâng cao vị thế

của Trung Quốc trên phạm vi toàn cầu, cụ thể hơn là “tìm lại vị trí trung tâm (…), là

quốc gia văn minh và hiện đại nhất thế giới” [2, tr.21]. Trong khi đó, năm 2011, Tổng

thống Mỹ Barack Obama cũng đề ra chiến lược “Xoay trục” (Pivot Policy) hay còn

gọi là chiến lược “Trở lại châu Á” (Back-to-Asia Policy) nhằm duy trì quyền lực của

Mỹ đối với thế giới [2, tr.21]. Tuy nhiên, sau hơn 8 năm cầm quyền, chính quyền

Tổng thống Obama đã không ngăn được sự tụt dốc trong nền kinh tế Mỹ, còn Trung

Quốc thì bất chấp luật pháp quốc tế để tạo được sự ảnh hưởng lớn ở khu vực biển

Đông [21, tr.4]. Năm 2016, Donald Trump đắc cử, trở thành Tổng thống thứ 45 của

Mỹ. Sau khi nhận chức, ông đã đề ra Chiến lược An ninh quốc gia mới với mục tiêu

là “phục hung nước Mỹ” và bên cạnh đó là xem xét lại mối quan hệ giữa Mỹ và Trung

Quốc. Kể từ khi Donald Trump lên nắm quyền nhiều học giả trên thế giới đã dự đoán

quan hệ Mỹ - Trung sẽ có những thay đổi lớn tác động đến toàn cầu và khu vực, đặc

biệt là khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Do vậy, việc lựa chọn nghiên cứu quan

hệ Mỹ - Trung sẽ đưa ra những dự báo về quan hệ Mỹ - Trung đặc biệt là trên lĩnh

vực thương mại, đồng thời chỉ ra được tác động của mối quan hệ này đối với thế giới

và Việt Nam trong thời gian đến.

Trong thập kỷ đầu của thế kỷ XXI, mối quan hệ kinh tế Mỹ - Trung Quốc đã

phát triển đáng kể với tổng kim ngạch xuất khẩu của hai nước đều tăng hằng năm.

Song, trong thập niên thứ hai của thế kỷ XXI, Mỹ và Trung Quốc đang bị cuốn vào

một cuộc chiến tranh mới được ví như là “Chiến tranh lạnh mới” (New Cold War)

8

với thương mại là mặt trận chủ chốt cho các tranh chấp. Chiến tranh thương mại là

vấn đề nổi bật và được xem như sự kiện chính trị nổi bật, thu hút sự quan tâm của các

chính trị gia, các nhà chiến lược và giới học giả. Cuộc chiến tranh thương mại được

bắt đầu khi ngày 22/3/2018 khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố đánh thuế

50 tỷ USD đối với hàng hoá Trung Quốc xuất khẩu vào Mỹ, để ngăn chặn những gì

họ cho là hành vi thương mại không công bằng và hành vi trộm cắp tài sản trí tuệ.

Đáp trả lại hành động của Mỹ, ngày 02/04/2018, Bộ Thương mại Trung Quốc đã áp

đặt thuế đối với 128 sản phẩm của Mỹ, bao gồm: phế liệu nhôm, máy bay, ô tô, sản

phẩm thịt lợn và đậu nành (có thuế suất 25%), cũng như trái cây, hạt và ống thép

(15%) [19, tr.61]. Từ những dẫn chứng như trên, có thể thấy việc nghiên cứu chiến

tranh thương mại sẽ phản ánh được vấn đề nhận thức của hai nhà lãnh đạo Mỹ và

Trung Quốc về trật tự thế giới hiện hành bên cạnh đó có cái nhìn tổng quát hơn về sự

tác động của chiến tranh thương mại đối với trật tự thế giới. Chính những hệ quả, tác

động của bước đầu kể trên, việc nghiên cứu chiến tranh thương mại giữa hai nước sẽ

thấy được sự chuyển biến mang tính dự báo của bức tranh kinh tế, chính trị toàn cầu

ở thập niên tiếp theo.

Cuộc chiến tranh thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới Mỹ - Trung

Quốc sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế thế giới trong đó có Việt Nam. Việt Nam

là nước láng giềng núi liền núi, sông liền sông, giao thông đi lại thuận lợi với Trung

Quốc nên sự phát triển của Trung Quốc đều sẽ tác động đến sự phát triển của Việt

Nam cả về cơ hội và thách thức. Ngoài ra, hiện nay, Mỹ và Trung Quốc đều là đối

tác thương mại quan trọng nhất của Việt Nam, ước tính hai nước này chiếm khoảng

40% giá trị xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2019. Do đó, ở vị thế là một quốc gia

có quan hệ thương mại sâu rộng với cả Mỹ và Trung Quốc, chắc chắn chiến tranh

thương mại Mỹ - Trung sẽ có những tác động trực tiếp và gián tiếp đến kinh tế Việt

Nam, theo cả hai hướng tích cực và tiêu cực. Vì vậy, lựa chọn việc nghiên cứu tác

động chiến tranh thương mại nhằm đánh giá những tác động của nó đối với nền kinh

tế Việt Nam sẽ giúp gợi ra những hàm ý về chính sách từ việc nghiên cứu này.

Xuất phát từ những ý nghĩa về khoa học và thực tiễn như trên, chúng tôi chọn

đề tài: “Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc và tác động của nó đối với Việt

Nam (2018 – 2020)” làm khoá luận tốt nghiệp.

9

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Quan hệ Mỹ - Trung đã phát triển đáng kể trong vòng ba thập kỷ qua trong đó

mối quan hệ kinh tế là đáng chú ý nhất. Trong những năm gần đây, mâu thuẫn Mỹ -

Trung đã diễn ra căng thẳng và đó là nguyên nhân bùng nổ chiến tranh thương mại

vào năm 2018 và nó đã tác động mạnh mẽ đến kinh tế thế giới, trong đó có Việt Nam.

Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu quan tâm đến về vấn đề quan hệ Mỹ - Trung

nói chung và chiến tranh thương mại nói riêng, cũng như nhiều công trình được công

bố có liên quan đến tác động của chiến tranh thương mại đối với Việt Nam. Các công

trình kể trên tập trung vào các nhóm cơ bản sau:

2.1. Ở trong nước

Mặc dù chiến tranh thương mại mới ra đời kể từ năm 2018 nhưng đã có rất

nhiều công trình nghiên cứu dưới dạng các công trình về sách, báo, tạp chí hay các

bài viết liên quan đến chiến tranh thương mại Mỹ - Trung và tác động của nó đối với

Việt Nam trong giai đoạn 2018 - 2020. Các công trình đó có thể chia làm 3 nhóm như

sau:

- Nhóm thứ nhất, các công trình nghiên cứu quan hệ Mỹ - Trung:

Các công trình thuộc nhóm này chủ yếu nghiên cứu mối quan hệ Mỹ - Trung

về nhiều mặt, những mâu thuẫn trong quan hệ hai nước và dự báo về tình hình của

mối quan hệ này trong tương lai. Về chủ đề này có thể kể đến các công trình như:

Hợp tác cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung ở Đông Nam Á ba thập niên đầu sau Chiến

tranh lạnh (Trần Khánh), Quan hệ Mỹ - Trung 2009 - 2019: Diễn biến và tác động

(Nguyễn Đình Luân), Quan hệ Mỹ - Trung dưới thời Tổng thống Donald Trump

(Nguyễn Ngọc Anh), Chiến lược kiềm chế Trung Quốc của Mỹ và tác động của nó

đến quan hệ Mỹ - Trung nhìn từ cấp độ hệ thống (Nguyễn Ngọc Anh), Quan hệ Trung

- Mỹ từ khi nước Cộng hoà Nhân dân Trung hoa thành lập đến nay (Nguyễn Huệ

Anh).

Trong số các công trình kể trên đáng chú ý nhất là cuốn sách Hợp tác cạnh

tranh chiến lược Mỹ - Trung ở Đông Nam Á ba thập niên đầu sau Chiến tranh lạnh

(Trần Khánh). Cuốn sách này đã trình bày cơ sở lý luận và nền tảng văn hoá, tư tưởng

đối ngoại của hợp tác và cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung; cơ sở lý luận của hợp tác

và cạnh tranh Mỹ - Trung trong đó nêu lên bối cảnh ở Đông Nam Á của hợp tác và

cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung; sự biến đổi về vị thế, lợi ích chiến lược và tham

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!