Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

CHIẾN LƯỢC MARKETING -MIX CHO CẠNH TRANH NHÃN HIỆU CỦA CÔNG TY BIA HÀ NỘI
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
LỜI NÓI ĐẦU
Trong những năm gần đây nền kinh tế của nước ta có những chuyển biến tích
cực, từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của
Nhà nước. Trong điều kiện thị trường mới vấn đề quan điểm Marketing trong sản
xuất kinh doanh đã làm các nhà quản trị rất quan tâm Marketing trở thành chìa
khoá điểm cốt lõi trong thành công của công ty.
Marketing giúp các công ty, các doanh nghiệp phản ứng linh hoạt hơn
trong kinh doanh. Mỗi quyết định trong chiến lược Marketing sẽ quyết định vấn
đề sống còn tồn tại thành công của mình. Thị trường càng nhiều người cung ứng
kinh doanh càng trở nên khó khăn. Vì vậy vấn đề cạnh tranh giữa các công ty
các doanh nghiệp, các doanh nghiệp, các tập đoàn,... đang trở thành vấn đề quyết
liệt. Trên mức độ cạnh tranh ngành đã gay gắt thì trên mức độ cạnh tranh nhãn
hiệu giữa các công ty còn gay gắt quyết liệt hơn nhiều.
Trên thị trường bia Việt Nam hiện nay xuất hiện rất nhiều loại nhãn hiệu
khác nhau như: Carlsberg, Halida, Heineken, Tiger,... Do vậy mà vấn đề cạnh
tranh nhãn hiệu trên thị trường bia là hết sức bưc xuc .
Trong cuộc chạy đua này nhãn hiệu bia Hà Nội của HABECO có dành
được thắng lợi không? Họ phải làm gì với đối thủ cạnh tranh của mình? Đây
đúng là vấn đề mà em xin chọn làm đề tài nghiên cứu của mình:
“CHIẾN LƯỢC MARKETING -MIX CHO CẠNH TRANH NHÃN HIỆU
CỦA CÔNG TY BIA HÀ NỘI”
Trong quá trình nghiên cứu em chỉ xin dừng lại ở mức độ cạnh tranh
nhãn hiệu của công ty bia Hà Nội với các đối thủ cạnh tranh của mình. Và
giái pháp chiến lược Marketing - Mix cho sự cạnh tranh này của HABECO.
Trong đề tài nghiên cứu này, mặc dù em đã rất cố gắng thu thập dữ liệu,
nhưng phần lớn lại là dữ liệu thứ cấp và không tránh khỏi việc mất tính cập
nhật. Do vậy em rất mong được sự quan tâm và đánh giá của các thầy (cô)
trong Khoa Marketing.
Do trình độ nhận thức còn nhiều hạn chế, thời gian nghiên cứu chưa dài
do đó không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong sự đóng góp của các
thầy (cô) và các độc giả.
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo và các thầy cô giáo trong Khoa đã
tận tình giúp đỡ em hoàn thành đề tài này.
1
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG
I-/ NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CẠNH TRANH.
Trong sản xuất kinh doanh hiểu được khách hàng thôi chưa đủ. Nắm và
hiểu được đầy đủ về đối thủ cạnh tranh là cả một vấn đề khó khăn cho các công
ty, các doanh nghiệp. Đây là vấn đề quan trọng góp phần quyết định cho sự
thành công của các công ty doanh nghiệp. Hiện nay những vấn đề về cạnh tranh
là những vấn đề đang được dần hoàn thiện về lý luận nó sẽ góp phần cho sự
nhận thức của các doanh nghiệp và các công ty. Để hiểu và nắm vững được
những vấn đề về cạnh tranh ta cần thấu hiểu và đề cập đến những vấn đề cụ thể
sau:
1-/ Phát hiện các đối thủ cạnh tranh của công ty.
- Thông thường người ta lầm tưởng rằng việc phát hiện ra đối thủ cạnh
tranh của mình là một việc đơn giản. Coca-Cola biết rằng đối thủ cạnh tranh
chủ yếu của mình là Pepsi - Cola. Song biết rằng đối thủ của mình là
Matsushita. Thế nhưng nhóm các đối thủ cạnh tranh thực tế và tiềm ẩn của
công ty rộng lớn hơn nhiều. Các công ty cần phải tránh mắc “bệnh cận thị về
đối thủ cạnh tranh”. Các công ty có nhiều khả năng bị những đối thủ cạnh
tranh của mình ngấm ngầm “chôn vùi” hơn là các đối thủ cạnh tranh hiện tại.
Sau đây chúng ta có thể phân biệt thành bốn mức độ cạnh tranh căn cứ vào
mức độ thay thế sản phẩm.
- Cạnh tranh nhãn hiệu: công ty có thể xem những công ty khác có bán
sản phẩm và dịch vụ tương tự cho cùng một số khách hàng với giá tương tự là
các đối thủ cạnh tranh của mình. Chẳng hạn như Buick có thể xem đối thủ
cạnh tranh chủ yếu của mình là: Ford, Toyota, Honda, Renault và những hãng
sản xuất ô tô loại giá vừa phải. Nhưng họ không thấy mình đang cạnh tranh
với Mercedes hay với Yago.
- Cạnh tranh ngành: công ty có thể xem một cách rộng hơn tất cả những
công ty sản xuất cùng một loại hay một lớp sản phẩm đều là đối thủ cạnh
tranh của mình. Trong trường hợp này Buick sẽ thấy mình đang cạnh tranh
với tất cả các hãng sản xuất ô tô khác.
2