Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Chiến dịch đường số 14 - phước long trong kháng chiến chống mỹ, cứu nước.
PREMIUM
Số trang
90
Kích thước
2.5 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1558

Chiến dịch đường số 14 - phước long trong kháng chiến chống mỹ, cứu nước.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

1

ƢỜ Ọ Ƣ



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆ I HỌC

t i

CHIẾN DỊ ƢỜNG SỐ 14 - ƢỚC LONG TRONG

KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU ƢỚC

Đà Nẵng, 05/2016

Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Huyền

Chuyên ngành : ƣ phạm Lịch sử

Lớp : 12SLS

gƣời hƣớng dẫn : ThS. Nguyễn Mạnh Hồng

2

Ờ Ả Ơ

Để hoàn thành khóa luận này, em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến ThS. Nguyễn

Mạnh Hồng - người đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình viết khóa luận tốt

nghiệp.

Em chân thành cảm ơn quý thầy, cô trong khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư

phạm Đà Nẵng đã tận tình truyền đạt kiến thức trong 4 năm học tập. Với vốn kiến

thức được tiếp thu trong quá trình học không chỉ là nền tảng cho quá trình nghiên

cứu khóa luận mà còn là hành trang quý báu để em bước vào đời một cách vững

chắc và tự tin.

Do điều kiện và khả năng còn hạn chế nên trong quá trình hoàn thành đề tài

khó có thể tránh khỏi những thiếu sót. Mong thầy cô và các bạn đóng góp ý kiến để

bài làm của em hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

Đà Nẵng, tháng 5 năm 2016

Nguyễn Thị Huyền

3

Ụ Ụ

MỞ ẦU ....................................................................................................................1

1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................................5

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ......................................................................................6

3. Mục đích nghiên cứu...............................................................................................8

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...........................................................................8

5. Nguồn tư liệu và Phương pháp nghiên cứu.............................................................8

6. Đóng góp đề tài .......................................................................................................9

7. Cấu trúc đề tài .........................................................................................................9

NỘI DUNG ................................................................................................................9

hƣơng 1:TỔNG QUAN VỀ ƢỚC LONG.......................................................9

1.1. ặc điểm tự nhiên ..............................................................................................9

1.1.1. Địa hình.............................................................................................................9

1.1.2. Khí hậu ............................................................................................................10

1.1.3. Sông ngòi, thổ nhưỡng ....................................................................................11

1.2. Tình hình kinh tế - xã hội ................................................................................13

1.2.1. Đặc điểm dân cư..............................................................................................13

1.2.2. Kinh tế - xã hội................................................................................................15

1.2.3. Văn hóa, truyền thống.....................................................................................16

1.3. Sự thay đổi địa giới hành chính của hƣớc ong qua các giai đoạn lịch

sử…………………………………………………………………………………...19

1.4. hƣớc Long trong thế bố trí chiến lƣợc của Mỹ - ngụy................................23

hƣơng 2: CHIẾN DỊCH GIẢI P Ó ƢỚC LONG CỦA QUÂN GIẢI

PHÓNG MIỀN NAM..............................................................................................25

2.1. ình hình ta và địch sau Hiệp định Pari 1973...............................................25

2.1.1. Tình hình của Mỹ - ngụy.................................................................................25

2.1.2. Tình hình của ta sau Hiệp định Pari 1973.......................................................30

2.2. Chủ trƣơng giải phóng hoàn toàn miền Nam của ảng ta ..........................35

2.3. Chiến dịch ƣờng 14 - hƣớc Long (13-12-1974 đến 6-1-1975)..................37

4

2.3.1. Vài nét về lực lượng và tình hình của quân đội Sài Gòn tại mặt trận Phước

Long đến cuối năm 1974...........................................................................................37

2.3.2. Bộ Chính trị Trung ương Đảng quyết định mở chiến dịch Đường 14 - Phước

Long ..........................................................................................................................41

2.3.3. Công tác chuẩn bị cho chiến dịch ...................................................................43

2.3.4. Diễn biến chiến dịch........................................................................................49

2.3.5. Kết quả và ý nghĩa...........................................................................................59

2.3.6. Bài học kinh nghiệm .......................................................................................69

KẾT LUẬN..............................................................................................................73

TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................74

PHỤ LỤC.................................................................................................................78

5

Ở ẦU

1. ý do chọn đề tài

Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc Việt Nam đã kết thúc hơn

bốn mươi năm, nhưng với Đại thắng mùa Xuân năm 1975, ý nghĩa của nó vẫn còn

vang mãi như là một trong những chiến thắng vĩ đại nhất của lịch sử Việt Nam

chống ngoại xâm. Với chiến thắng oanh liệt và hào hùng năm ấy, quân và dân ta đã

“đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào” theo di chúc thiêng liêng của Chủ tịch Hồ

Chí Minh.

Để có được chiến thắng vĩ đại mùa Xuân năm 1975, không thể không nói đến

nghệ thuật quân sự độc đáo của Việt Nam, nghệ thuật đó là sự kết tinh truyền thống

quân sự mấy nghìn năm của dân tộc. Trước hết, đó là việc xây dựng quân đội hùng

mạnh, đủ sức đảm đương nhiệm vụ của mình. Với sức mạnh tổng hợp của nhiều

quân chủng, binh chủng hợp thành, nhiều thứ quân kết hợp chặt chẽ, khai thác hết

mọi địa hình, địa thế, vũ khí, trang bị, kỹ thuật, kết hợp hiện đại và thô sơ, đặc biệt

là coi trọng yếu tố con người, quân đội ta đủ sức đánh lại mọi kẻ thù.

Trong cuộc trường chinh hơn 20 năm đánh Mỹ của cách mạng Việt Nam, có

những địa danh đã mãi mãi đi vào ký ức của bao thế hệ, gắn liền với những chiến

công hiển hách của cha ông - Phước Long là một trong những cái tên đó.

Chiến dịch tiến công Đường 14 - Phước Long cuối năm 1974 đầu năm 1975

ghi dấu ấn riêng biệt, không mờ nhạt trên chặng đường dài mấy mươi năm chiến

đấu của dân tộc Việt Nam. Chiến thắng vang dội Đường 14 - Phước Long có ý

nghĩa mang tầm chiến lược: đó là đòn tấn công thăm dò, là trận đánh báo hiệu sự

thảm bại không sao cưỡng lại được của chính quyền và quân đội Sài Gòn. Chiến

thắng này đã vào cả trong thơ ca, âm nhạc, nổi tiếng là câu hát “Vượt qua sông Bé

oai hùng về Phước Long xây chiến thắng” trong bài “Mỗi bước ta đi” của nhạc sĩ

Thuận Yến rất nhiều người biết đến.

Chiến thắng lẫy lừng Đường 14 - Phước Long đã làm nức lòng quân và dân cả

nước. Nguyên cố Tổng Bí thư Lê Duẩn đã nhận xét thắng lợi ở Phước Long đã mở

6

ra tiền đề cho cách mạng tiến lên giành toàn thắng. Chiến thắng Phước Long đã thể

hiện trình độ tác chiến chiến dịch, hiệp đồng quân - binh chủng, trình độ tổ chức chỉ

huy, trình độ kĩ thuật - chiến thuật cao của cán bộ, chiến sĩ và những cách đánh sáng

tạo, linh hoạt trong một chiến dịch lớn.

Với mong muốn tìm hiểu sâu sắc, toàn diện một chiến dịch có vai trò to lớn

trong cuộc tiến công và nổi dậy của quân dân ta năm 1975, chúng tôi chọn đề tài:

“Chiến dịch ƣờng số 14 - hƣớc Long trong kháng chiến chống Mỹ, cứu

nƣớc” nghiên cứu làm khóa luận tốt nghiệp.

2. ịch sử nghiên cứu vấn đề

Chiến dịch Đường 14 - Phước Long đã có một số công trình nghiên cứu:

Trong cuốn “Lịch sử Bình Phước kháng chiến (1945 - 1975)” do Bộ Chỉ huy

quân sự tỉnh Bình Phước tổ chức biên soạn, dưới sự chỉ đạo nội dung của Ban Chấp

hành Đảng bộ tỉnh Bình Phước được nhà xuất bản Chính trị Quốc gia xuất bản, xuất

bản năm 2002. Nội dung cuốn sách trình bày những chặng đường vẻ vang của Đảng

bộ, của quân và dân các dân tộc ở Bình Phước; tổng kết những bài học kinh nghiệm

về sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ, biểu dương những tấm gương tiêu biểu của

đồng bào và chiến sĩ trong chiến đấu và xây dựng (từ năm 1945 đến năm 1975),

trong đó có đề cập đến chiến dịch Đường 14 - Phước Long.

Cuốn “Trận đánh ba mươi năm” của nhà xuất bản Quân đội nhân dân, xuất

bản năm 2005 đã tổng hợp lựa chọn một số sự kiện liên quan đến Đường 14 - Phước

Long. Trong chương 60 - Bước ngoặt và thời cơ, sách có nói đến chiến dịch Đường

14 - Phước Long là đòn tấn công chiến lược đồng thời làm sáng rõ hơn những cơ sở

vững chắc để Bộ Chính trị hạ quyết tâm giải phóng miền Nam.

Trong cuốn “Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước - Những mốc son lịch sử”

của nhà xuất bản Chính trị quốc gia, xuất bản năm 2010 đã phác họa một cách chân

thực, khái quát và hệ thống quá trình phát triển của cuộc kháng chiến vĩ đại của dân

tộc. Từ bối cảnh lịch sử, tương quan lực lượng hai bên, đường lối kháng chiến, công

tác tổ chức điều hành, động viên tối đa sức mạnh dân tộc vào cuộc chiến, tinh thần

chiến đấu ngoan cường, sáng tạo, ý nghĩa, tầm vóc vĩ đại của cuộc kháng chiến.

Đồng thời nói đến các dấu ấn lịch sử trong kháng chiến chống Mỹ, trong đó có

chiến thắng vang dội Đường 14 - Phước Long.

7

Cuốn “Tổng hành dinh trong mùa xuân toàn thắng” theo hồi ức của Đại tướng

Võ Nguyên Giáp do Phạm Chí Nhân thể hiện, ấn hành năm 2000, xuất bản bởi nhà

xuất bản Chính trị quốc gia. Nội dung nói lên nhân quan chiến lược, sự sáng suốt và

nhạy bén, tinh thần quyết đoán của Bộ thống soái tối cao. Chiến thắng Phước Long

được đánh giá là nhân tố mới quan trọng để dẫn đến quyết tâm chiến lược giải

phóng miền Nam.

Trong cuốn “Lịch sử Quân đoàn 4 - Binh đoàn Cửu Long” nhà xuất bản Quân

đội nhân dân năm 2004 đã đề cập tới việc ra đời của Binh đoàn Cửu Long, quân đội

ta có thêm một quả đấm chủ lực mạnh đứng ở địa bàn chiến lược ngay sát cửa ngõ

Sài Gòn. Thế và lực trên chiến trường nói chung và ở B2 nói riêng đã mạnh lên.

Quân và dân ta có thêm lực lượng mới, sức mạnh mới, có khả năng mở những chiến

dịch tiến công hiệp đồng binh chủng quy mô lớn, kết thúc chiến tranh. Ngay sau

ngày thành lập, Binh đoàn Cửu Long khẩn trương bước vào cuộc chiến đấu với quy

mô, cường độ chưa từng có và đã làm nên “Chiến thắng đường 14 - Phước Long”,

“Trận trinh sát chiến lược”, một kỳ tích, điểm mốc lịch sử trong chiến tranh chống

Mỹ, tạo tiền đề cho cách mạng miền Nam tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn.

Trong cuốn “Đại thắng mùa Xuân 1975” của Đại tướng Văn Tiến Dũng xuất

bản năm 1977, giúp chúng ta hiểu rõ sự chỉ đạo đứng đắn, sáng suốt, kiên quyết,

nhạy bén của Bộ Chính trị Trung ương Đảng và Quân ủy Trung ương, đường lối và

nghệ thuật quân sự xuất sắc của Đảng ta. Đồng thời giới thiệu một số mẩu chuyện

về Đại thắng mùa Xuân 1975, sự đấu trí, đấu lực của quân và dân ta trong phạm vi

chiến lược và chiến dịch dẫn đến toàn thắng.

Ngoài ra, còn một số tác phẩm đề cập đến những khía cạnh khác nhau của đề

tài như: “Bản thuyết trình quân sự của đại tá tỉnh trưởng Phước Long. Dẫn theo

Lịch sử Quân đoàn 4 - Binh đoàn Cửu Long (1974-2004)” của nhà xuất bản Quân

đội nhân dân (2004); “Chặng đường mười nghìn ngày” của Hoàng Cầm; “Những

năm tháng quyết định” của Hoàng Văn Thái; “Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu

nước. Tập VIII” của nhà xuất bản Chính trị quốc gia. “Vương Hồng Anh. Trận

Phước Long. Dẫn theo Lê Đại Anh Kiệt. Tướng lĩnh Sài Gòn tự thuật” của nhà xuất

bản Công an nhân dân.

8

Những tác phẩm, bài viết trên là những tài liệu quan trong giúp chúng tôi trong

quá trình thực khóa luận.

3. ục đích nghiên cứu

Trên cơ sở kế thừa kết quả nghiên cứu của các công trình trên đây, tôi muốn

làm rõ hơn quá trình chuẩn bị, diễn biến, kết quả, ý nghĩa của chiến dịch Đường 14 -

Phước Long.

Nghệ thuật quân sự của Việt Nam qua việc chỉ đạo chiến dịch, làm rõ sự kết

hợp tấn công của quân và dân miền Nam.

Cũng như rút ra bài học kinh nghiệm trong cuộc đấu tranh bảo vệ tổ quốc hiện

nay.

4. ối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tất cả các khía cạnh liên quan đến chiến

dịch Đường 14 - Phước Long trong kháng chiến chống Mỹ.

Phạm vi nghiên cứu chiến dịch Đường 14 - Phước Long từ tháng 12 năm 1974

đến tháng 1 năm 1975.

5. guồn tƣ liệu và hƣơng pháp nghiên cứu

Nguồn tư liệu:

Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng nhiều nguồn tư liệu khác nhau như

sách chuyên khảo, sách tham khảo, một số tạp chí chuyên ngành như: Tạp chí Quốc

phòng toàn dân, Tạp chí Sự kiện và nhân vật, hồi ký của các tướng lĩnh chỉ huy

trong chiến dịch Đường 14 - Phước Long và trong kháng chiến chống Mỹ, tài liệu

trên internet.

Phương pháp nghiên cứu:

Để hoàn thành đề tài này, chúng tôi đứng vững trên lập trường của Đảng, quan

điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, căn cứ vào phương pháp

duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để xem xét và nghiên cứu hiện tượng.

Chúng tôi tiến hành sưu tầm tư liệu liên quan trong các sách báo, tài liệu tham

khảo và tiến hành tập hợp, thống kê, phân loại các tư liệu. Bằng các thao tác phân

tích, so sánh, đối chiếu, rút ra kết luận.

9

6. óng góp đề tài

Trong khuôn khổ một khóa luận tốt nghiệp, lại viết về một chiến dịch quan

trọng trong Đại thắng mùa Xuân 1975. Chúng tôi không có tham vọng đóng góp gì

to lớn mà chỉ muốn tái hiện lại bức tranh về chiến dịch giải phóng Đường 14 -

Phước Long một cách đầy đủ hơn, toàn diện hơn, từ đó rút ra một số kết luận về vai

trò của quần chúng nhân dân, đặc điểm của chiến dịch, nghệ thuật quân sự của Đảng

góp phần làm sâu sắc thêm bức tranh của chiến dịch giải phóng Phước Long.

Kết quả của đề tài còn là nguồn tư liệu đối với những ai quan tâm đến Phước

Long và nghiên cứu về cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

Ngoài ra đề tài còn là nguồn tư liệu để giảng dạy lịch sử ở phổ thông sau này.

7. ấu trúc đề tài

Đề tài ngoài phần mở đầu, phần kết luận và phụ lục thì nội dung gồm có hai

chương:

Chương 1: Tổng quan về Phước Long

Chương 2: Chiến dịch giải phóng Phước Long của Quân Giải phóng miền Nam

Ộ DU

hƣơng 1

Ổ QU VỀ ƢỚ

1.1. ặc điểm tự nhiên

1.1.1. ịa hình

Phước Long là một thị xã thuộc tỉnh Bình Phước - tỉnh miền núi thuộc vùng

Đông Nam Bộ. Địa giới hành chính của thị xã Phước Long được giới hạn như sau:

Đông giáp huyện Bù Đăng; Tây, Nam, Bắc giáp huyện Bù Gia Mập.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!