Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

T
PREMIUM
Số trang
163
Kích thước
41.2 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1802

Chi phí thuê luật sư trong bồi thường thiệt hại theo pháp luật Việt Nam

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

PHẠM HỒNG DU

CHI PHÍ THUÊ LUẬT SƢ

TRONG BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI

THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ

CHUYÊN NGÀNH LUẬT DÂN SỰ VÀ TỐ TỤNG DÂN SỰ

ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

CHI PHÍ THUÊ LUẬT SƢ

TRONG BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI

THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM

Chuyên ngành: Luật Dân sự và Tố tụng Dân sự

Định hƣớng ứng dụng

Mã số: 60380103

Người hướng dẫn khoa học: Pgs.Ts. Đỗ Văn Đại

Học viên: Phạm Hồng Du

Lớp: Cao Học Luật, Cần Thơ Khóa 1

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng toàn bộ nội dung luận văn “Chi phí thuê Luật sư

trong bồi thường thiệt hại theo pháp luật Việt Nam” là kết quả của quá trình

tổng hợp và nghiên cứu của bản thân tôi, dưới sự hướng dẫn khoa học tận tình,

chu đáo của Pgs.Ts. Đỗ Văn Đại. Những phần sử dụng tài liệu tham khảo trong

luận văn đã được nêu rõ trong phần trích dẫn tài liệu tham khảo. Các bản án,

thông tin được nêu trong luận văn là trung thực và hoàn toàn chính xác.

Ngƣời thực hiện luận văn

Phạm Hồng Du

DANH MỤC VIẾT TẮT

STT TỪ, CỤM TỪ ĐƯỢC VIẾT TẮT TỪ VIẾT TẮT

1. Bộ luật Dân sự năm 2005 BLDS 2005

2. Bộ Luật Dân sự năm 2015 BLDS 2015

3. Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004

(sửa đổi, bổ sung năm 2011) BLTTDS 2004 (sđ, bs 2011)

4. Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 BLTTDS 2015

5. Bộ luật Hình sự năm 2015 BLHS 2015

6. Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 BLTTHS 2015

7. Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa

đổi, bổ sung năm 2009) Luật SHTT 2005 (sđ, bs 2009)

8. Luật Luật sư 2006 (sửa đổi, bổ

sung năm 2012, 2015) Luật LS 2006 (sđ, bs 2012, 2015)

9. Luật Trách nhiệm bồi thường của

Nhà nước năm 2017 Luật TNBTCNN 2017

10.

Nghị định số 123/2012/NĐ-CP

của Chính phủ quy định một số

điều và biện pháp thi hành Luật

Luật sư.

Nghị định số 123/2012/NĐ-CP

11.

Thông tư liên tịch số

02/2008/TTLT-TANDTC￾VKSNDTC-BVHTT&DL￾BKH&CN-BTP ngày 03/04/2008

của Toà án Nhân dân tối cao –

Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao –

Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch

– Bộ Khoa học và Công nghệ -

Bộ Tư pháp hướng dẫn áp dụng

một số quy định của pháp luật

trong việc giải quyết các tranh

chấp về quyền sở hữu trí tuệ tại

Toà án Nhân dân.

Thông tư liên tịch 02/2008/TTLT￾TANDTC-VKSNDTC￾BVHTT&DL-BKH&CN-BTP

12. Chi phí thuê Luật sư CPTLS

13. Toà án Nhân dân TAND

14. Uỷ ban Nhân dân UBND

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU...................................................................................................1

CHƢƠNG 1. KHẢ NĂNG ĐƢỢC BỒI THƢỜNG CHI PHÍ THUÊ LUẬT

SƢ...........................................................................................................................8

1.1. Sự không thống nhất, bất cập trong quy định của pháp luật về khả

năng đƣợc bồi thƣờng chi phí thuê Luật sƣ...................................................8

1.1.1. Sự không thống nhất giữa pháp luật tố tụng và pháp luật nội dung về

khả năng được bồi thường chi phí thuê Luật sư .............................................8

1.1.2. Một số bất cập trong quy định của pháp luật về khả năng được bồi

thường chi phí thuê Luật sư ..........................................................................10

1.2. Sự không thống nhất, bất cập trong thực tiễn áp dụng pháp luật về

khả năng đƣợc bồi thƣờng chi phí thuê Luật sƣ .........................................12

1.2.1. Sự không thống nhất trong thực tiễn áp dụng pháp luật về khả năng

được bồi thường chi phí thuê Luật sư...........................................................12

1.2.2. Bất cập trong thực tiễn áp dụng pháp luật về khả năng được bồi

thường chi phí thuê Luật sư ..........................................................................15

1.3. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về khả năng đƣợc bồi thƣờng chi phí

thuê Luật sƣ.....................................................................................................18

1.3.1. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật thống nhất về khả năng được bồi

thường chi phí thuê Luật sư ..........................................................................19

1.3.2. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về chủ thể được thanh toán chi phí

thuê Luật sư...................................................................................................21

1.3.3. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về việc bồi thường chi phí thuê Luật

sư làm người đại diện....................................................................................22

Kết luận Chƣơng 1..........................................................................................24

CHƢƠNG 2. MỨC BỒI THƢỜNG CHI PHÍ THUÊ LUẬT SƢ .................25

2.1. Xác định mức bồi thƣờng chi phí hợp lý thuê Luật sƣ........................25

2.1.1. Bất cập của pháp luật về xác định mức bồi thường chi phí thuê Luật sư

.......................................................................................................................25

2.1.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật về xác định mức bồi thường chi phí thuê

Luật sư...........................................................................................................27

2.1.3. Kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật về xác định mức bồi

thường chi phí thuê Luật sư ..........................................................................30

2.2. Xác định mức bồi thƣờng chi phí thuê nhiều Luật sƣ cùng lúc..........32

2.2.1. Hạn chế của pháp luật về xác định mức bồi thường chi phí thuê nhiều

Luật sư cùng lúc ............................................................................................32

2.2.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật về xác định mức bồi thường chi phí thuê

nhiều Luật sư cùng lúc ..................................................................................34

2.2.3. Kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật về xác định mức bồi

thường chi phí thuê nhiều Luật sư cùng lúc..................................................36

2.3. Khoảng thời gian làm căn cứ xác định mức bồi thƣờng chi phí thuê

Luật sƣ .............................................................................................................38

2.3.1. Hạn chế của pháp luật về khoảng thời gian làm căn cứ xác định mức

bồi thường chi phí thuê Luật sư ....................................................................38

2.3.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật về khoảng thời gian làm căn cứ xác định

mức bồi thường chi phí thuê Luật sư ............................................................38

2.3.3. Kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật về khoảng thời gian làm

căn cứ xác định mức bồi thường chi phí thuê Luật sư..................................39

Kết luận Chƣơng 2..........................................................................................40

KẾT LUẬN .........................................................................................................41

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Theo Bộ luật Dân sự năm 2015 thì người gây thiệt hại do vi phạm hợp

đồng và gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật ngoài hợp đồng phải bồi thường

toàn bộ thiệt hại1

. Việc quy định người gây thiệt hại phải bồi thường toàn bộ

thiệt hại nhằm mục đích khôi phục lại tình trạng ban đầu cho người bị thiệt hại,

từ đ g p phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị thiệt hại. Theo

quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành thì chi phí thuê thuê Luật sư là một

trong những khoản thiệt hại c khả năng được bồi thường.

Chi phí thuê Luật sư được hiểu là thù lao hợp pháp và hợp lệ cho Luật sư,

là khoản chi phí thực tế mà người tham gia tố tụng đã phải bỏ ra nhằm tiến hành

các biện pháp khắc phục hậu quả thiệt hại do hành trái pháp luật gây ra, về bản

chất cần phải coi đây là khoản thiệt hại phát sinh từ hành vi trái pháp luật. Bởi lẽ,

để được coi là khoản chi phí hợp pháp và hợp lý, Luật sư và khách hàng c thể

thỏa thuận và quyết định dựa vào Điều 55 Luật Luật sư năm 2006 (sửa đổi, bổ

sung năm 2012, 2015), bao gồm nội dung, tính chất của dịch vụ pháp lý; thời

gian và công sức của Luật sư sử dụng để thực hiện dịch vụ pháp lý; và kinh

nghiệm và uy tín của Luật sư2

.

Vấn đề khả năng bồi thường chi phí thuê Luật sư hiện nay được ghi nhận

trong Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (được sửa

đổi, bổ sung năm 2012), Luật Trách nhiệm bồi thường Nhà nước năm 2017 và các

văn bản hướng dẫn thi hành. Với các quy định của pháp luật hiện hành đã phần

nào tạo ra c sở pháp lý cho người bị thiệt hại yêu cầu để được bồi thường chi phí

thuê Luật sư, c ng như tạo c sở pháp lý cho các c quan c th m quyền giải

quyết yêu cầu bồi thường chi phí thuê Luật sư. Tuy nhiên, qua nghiên cứu các quy

định pháp luật hiện hành, tác giả nhận thấy, c sự không thống nhất, bất cập và

hạn chế liên quan đến khả năng được bồi thường chi phí thuê Luật sư, c ng như

việc xác định mức bồi thường chi phí Luật sư, dẫn đến việc áp dụng pháp luật c n

thiếu sự thống nhất trong thực tiễn áp dụng pháp luật. Cho đến nay, đã c một số

1 Điều 360, Khoản 1 Điều 385 Bộ luật Dân sự năm 2015.

2

Phan Trung Hoài (2011), Chi phí dịch vụ pháp lý, Báo Lao động, tại https://laodong.vn/lao-dong-cuoi￾tuan/chi-phi-dich-vu-phap-ly-51643.bld, truy cập ngày 17/10/2018.

2

công trình nghiên cứu c liên quan đến bồi thường chi phí thuê Luật sư nhưng

chưa c một công trình nào nghiên cứu chuyên biệt và toàn diện về vấn đề này.

Do vậy, việc tiếp tục nghiên cứu đề tài chi phí Luật sư trong bồi thường thiệt hại

theo pháp luật Việt Nam, để từ đ đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện các

quy định của pháp luật về bồi thường chi phí thuê Luật sư là điều cần thiết.

Xuất phát từ những lý do nêu trên, tác giả chọn nghiên cứu đề tài: “Chi

phí thuê Luật sƣ trong bồi thƣờng thiệt hại theo pháp luật Việt Nam” để

làm đề tài cho Luận văn thạc sĩ luật học cho mình.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Vấn đề bồi thường chi phí thuê Luật sư đã được một số tác giả nghiên cứu

dưới các g c độ khác nhau. Tiêu biểu c thể kể đến các công trình nghiên cứu

sau đây:

- Các sách chuyên khảo:

+ Đỗ Văn Đại (2017), Luật Hợp đồng Việt Nam – Bản án và Bình luận

bản án tập 2, Nxb. Hồng Đức. Với những bản án và lời bình luận, công trình này

đã cung cấp một lượng lớn kiến thức (văn bản, thực tiễn xét xử, quan điểm của

tác giả, pháp luật nước ngoài) về hợp đồng, trong đ c vấn đề bồi thường thiệt

hại do không thực hiện đúng hợp đồng từ trang 463. Đặc biệt, từ trang 502 và

tiếp theo công trình này có bình luận đến sự không thống nhất trong thực tiễn xét

xử của Toà án, thực tế hướng giải quyết của Trọng tài và đưa ra quan điểm về

bồi thường chi phí thuê Luật sư trong tranh chấp về hợp đồng.

+ Đỗ Văn Đại (2018), Luật Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng – Bản án

và Bình luận bản án tập 1, xuất bản lần thứ ba, Nxb. Hồng Đức. Ở công trình này,

tác giả đã bình luận các bản án, đối chiếu với văn bản quy phạm pháp luật, quan

điểm của tác giả và kinh nghiệm nước nước ngoài những vấn đề của pháp luật về

bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Trong đ từ trang 724 và tiếp theo, tác giả

c ng đã bình luận đến việc không thống nhất trong thực tiễn xét xử của Toà án và

đưa ra quan điểm về bồi thường chi phí thuê Luật sư trong bồi thường thiệt hại

ngoài hợp đồng.

+ Đỗ Văn Đại (2019), Các biện pháp xử lý việc không thực hiện đúng hợp

đồng trong pháp luật Việt Nam, Nxb Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam. Từ

3

trang 91 và tiếp theo của công trình này, tác giả đã bình luận về sự chưa thống

nhất rõ ràng của pháp luật, thực tiễn xét xử liên quan đến khả năng bồi thường

chi phí thuê Luật sư trong bồi thường thiệt hại hợp đồng. Đặc biệt, tác giả c n

cung cấp những thông tin rất hữu ích cho người đọc liên quan đến kinh nghiệm

bồi thường chi phí thuê Luật sư của một số nước trên thế giới như Pháp, Đức, Hà

Lan và Bỉ liên quan đến bồi thường CPTLS do không thực hiện đúng hợp đồng.

+ Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (2019), Giải quyết trah chấp hợp

đồng – Những điều doanh nhân cần biết, Nxb. Thanh Niên. Ở công trình này, tác

giả đã cung cấp cho người đọc thông tin liên quan đến thực tiễn hướng giải quyết

yêu cầu bồi thường chi phí thuê Luật sư của Trọng tài.

- Bài viết khoa học trên các tạp chí chuyên ngành:

+ Đinh Thị Mai Phư ng (2007), Phí luật sư trong trách nhiệm bồi thường

thiệt hại theo luật sở hữu trí tuệ, HKLP, số 19 (90) tháng 1/2007. Ở công trình

này, tác giả đã chỉ ra bất cập của Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành về bồi thường chi

phí thuê Luật sư, về chủ thể bị đ n thắng kiện được bồi thường chi phí thuê Luật

sư. Đồng thời, tác giả c ng phân tích về cách xác định phí Luật sư theo pháp luật

hiện hành và tham khảo cách tính phí Luật sư của Mỹ.

+ Nguyễn Trư ng Tín (2012), Chi phí tố tụng là thiệt hại được bồi

thường, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 8/2012. Ở công trình này, tác giả đã đưa ra

một số tình huống thực tiễn Toà án c quan điểm giải quyết khác nhau liên quan

đến chi phí tố tụng n i chung và chi phí thuê Luật sư n i riêng và nêu một số c

sở rất ý nghĩa để kiến nghị nên chấp nhận bồi thường chi phí tố tụng, trong đ c

chi phí thuê Luật sư là thiệt hại cần được bồi thường.

+ Nguyễn Thị Hạnh (2013), Giải quyết yêu cầu đòi bồi hoàn chi phí thuê

luật sư trong vụ án dân sự, Tạp chí Tòa án Nhân dân, kỳ II tháng 5 -2013 (số

10). Ở công trình này, tác giả đã chỉ ra bất cập giữa pháp luật tố tụng và Luật Sở

hữu trí tuệ 2005 (sđ, bs 2005) c mâu thuẫn, đồng thời c ng dẫn chứng một số ví

dụ minh hoạ để chứng minh liên quan đến việc bồi hoàn tiền chi phí thuê Luật sư

trong thực tiễn c hai cách giải quyết khác nhau và kiến nghị nên chấp nhận bồi

hoàn chi phí thuê Luật sư cho bên thắng kiện, nhưng trừ những vụ án chỉ tranh

chấp về quyền, nghĩa vụ dân sự (Thừa kế, ly hôn, chia tài sản chung).

4

+ Nguyễn Phư ng Thảo (2019), Bồi thường chi phí luật sư trong tranh

chấp hành vi xâm phạm quyền tác giả, Tạp chí Khoa học pháp lý Việt Nam, số

05 (126)/2019. Ở công trình này, tác giả đã chỉ ra một số bất cập của pháp luật

hiện hành về bồi thường chi phí thuê Luật sư trong tranh chấp về hành vi xâm

phạm quyền tác giả như chủ thể yêu cầu bồi thường, bất cập xác định mức “hợp

lý” của chi phí thuê Luật sư và tham khảo luật pháp Mỹ trong việc xác định mức

chi phí thuê Luật sư trong lĩnh vực này.

Ngoài các công trình nghiên cứu kể trên, c n c một số các bài viết đăng

trên các Báo điện tử như: Bài viết “Khoảng trống trong quy định về bồi thường

thiệt hại”, của tác giả Dư ng Cầm đăng trên Báo Điện tử Đại biểu nhân dân; Bài

viết “Chi phí dịch vụ pháp lý” của tác giả Phan Trung Hoài đăng trên Báo Lao

động; Bài viết “Đòi bồi hoàn tiền thuê luật sư, được không?” của tác giả Phan

Thư ng đăng trên Báo Pháp luật TP. Hồ Chí Minh.

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu được liệt kê ở trên c đề cập đến

vấn đề bồi thường chi phí thuê Luật sư nhưng không nghiên cứu chuyên sâu và

toàn diện các quy định pháp luật và thực trạng áp dụng pháp luật c liên quan

đến khả năng bồi thường chi phí thuê Luật sư và mức chi phí thuê Luật sư. Do

vậy, đề tài của tác giả lựa chọn không trùng lặp với các công trình nghiên cứu đã

công bố trước đây và những công trình nghiên cứu được liệt kê ở trên sẽ là

nguồn tư liệu tham khảo hữu ích trong quá trình thực hiện luận văn của tác giả.

3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

- M c ích nghiên c u: Trên c sở nghiên cứu một cách toàn diện các

quy định pháp luật và thực trạng áp dụng các quy định pháp luật về khả năng bồi

thường chi phí thuê Luật sư, mức bồi thường chi phí thuê Luật sư, tác giả chỉ ra

sự không thống nhất, bất cập, hạn chế, đồng thời đưa ra các kiến nghị nhằm hoàn

thiện các quy định pháp luật c liên quan đến khả năng bồi thường chi phí thuê

Luật sư, mức bồi thường chi phí thuê Luật sư trong các văn bản quy phạm pháp

luật hiện hành.

- Nhiệm v nghiên c u: Để đạt được mục đích nêu trên luận văn tập trung

thực hiện các nhiệm vụ sau đây: (i) Phân tích làm rõ các quy định pháp luật, sự

không thống nhất, bất cập và hạn chế của pháp luật về khả năng được bồi thường

5

chi phí thuê Luật sư và mức bồi thường chi phí thuê Luật sư; (ii) Phân tích, đánh

giá thực trạng áp dụng các quy định của pháp luật về khả năng được bồi thường

chi phí thuê Luật sư và mức bồi thường chi phí thuê Luật sư; (iii) Trên c sở các

bất cập đã được xác định, tham khảo pháp luật của một số nước trên thế giới, tác

giả sẽ đưa ra các kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật c liên quan

về khả năng được bồi thường chi phí thuê Luật sư và mức bồi thường chi phí

thuê Luật sư.

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các quy định của pháp luật và thực

trạng áp dụng các quy định pháp luật c liên quan đến khả năng được bồi thường

chi phí thuê Luật sư và mức bồi thường chi phí thuê Luật sư.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu các quy

định pháp luật hiện hành c liên quan đến chi phí thuê Luật sư trong bồi thường

thiệt hại theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015, Bộ luật Tố tụng Dân sự

năm 2015, Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017, Luật Sở hữu

trí thuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) và các văn bản hướng dẫn thi

hành. Đồng thời, tác giả c n so sánh, đối chiếu với các quy định tư ng ứng trong

pháp luật của một số nước như Pháp, Nhật Bản, Nga, Bỉ để làm sáng tỏ các

vấn để đặt ra.

Phạm vi về không gian và thời gian: Luận văn nghiên cứu thực trạng áp

dụng pháp luật trong việc khả năng được bồi thường chi phí thuê Luật sư và mức

bồi thường chi phí thuê Luật sư tại các T a án ở một số địa phư ng từ năm 2007

đến nay.

5. Phƣơng pháp nghiên cứu

Luận văn sẽ được chia bố cục làm hai chư ng, tư ng ứng với nội dung của

đề tài đ là khả năng được bồi thường chi phí thuê Luật sư và mức bồi thường

chi phí thuê Luật sư, từng chư ng sẽ giải quyết một vấn đề. Do vậy, ở mỗi

Chư ng tác giả sẽ kết hợp nhiều phư ng pháp nghiên cứu khác nhau, cụ thể:

6

- Phư ng pháp phân tích luật viết là phư ng pháp bóc tách từng quy phạm,

từng vấn đề mà pháp luật quy định để thấy hết được các khía cạnh của vấn đề.

Phư ng pháp phân tích luật viết được sử dụng chủ yếu ở các tiểu mục 1.1.1,

1.1.2, mục 1.1 của Chư ng 1, và các tiểu mục 2.1.1, mục 2.1; tiểu mục 2.2.1,

mục 2.2, tiểu mục 2.3.1, mục 2.3 của Chư ng 2 để nhằm làm rõ các quy định,

sự không thống nhất, bất cập của pháp luật về khả năng bồi thường chi phí thuê

Luật sư.

- Phư ng pháp phân tích, bình luận bản án là việc người viết nêu lên quan

điểm của mình về việc áp dụng pháp luật của Toà án trong quá trình xét xử thực

tiễn thông qua bản án. Phư ng pháp phân tích, bình luận bản án được sử dụng

chủ yếu ở các tiểu mục 1.2.1, 1.2.2, mục 1.2 của Chư ng I, và các tiểu mục

2.1.2, mục 2.1; tiểu mục 2.2.2, mục 2.2; tiểu mục 2.3.2, mục 2.3 của Chư ng 2

để nhằm làm rõ sự không thống nhất, bất cập, hạn chế trong việc áp dụng pháp

luật về khả năng bồi thường chi phí thuê Luật sư.

- Phư ng pháp tổng hợp là sự g p nhặt những đặc điểm riêng l , những

khía cạnh để khái quát toàn cục của vấn đề. Phư ng pháp tổng hợp được sử dụng

ở cuối mỗi mục, phần kết luận các Chư ng và kết luận.

- Phư ng pháp đối chiếu, so sánh luật là chỉ ra sự tư ng đồng khác biệt

trong các quy định pháp luật của các nước, đồng thời lý giải nguyên nhân của sự

tư ng đồng và khác biệt đ . Phư ng pháp so sánh được sử dụng chủ yếu tại các

tiểu mục 1.3.1, 1.3.2, mục 1.3 của Chư ng 1 và các tiểu mục 2.1.3, mục 2.1; tiểu

mục 2.2.3, mục 2.2; tiểu mục 2.3.3, mục 2.3 của Chư ng 2 nhằm đối chiếu, so

sánh pháp luật luật của Việt Nam với một số nước trên thế giới về bồi thường

CPTLS, từ đ đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật.

6. Dự kiến các kết quả nghiên cứu và địa chỉ ứng dụng các kết quả

nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu đều dựa trên tình hình hiện tại của xã hội, khi các tranh

chấp về yêu cầu bồi thường chi phí thuê Luật sư ngày càng phổ biến và phức tạp.

Vì vậy, đây sẽ là một công trình c thể giải quyết được các vướng mắc như về

khả năng bồi thường, mức bồi thường chi phí thuê Luật sư c n tồn tại trong thực

tiễn. Trong công trình nghiên cứu của mình, tác giả c n đi sâu phân tích những

7

bất cập, vướng mắc từ thực tiễn áp dụng pháp luật nên đề tài c n c giá trị tham

khảo trong quá trình thi hành tại các c quan Nhà nước và g p phần hoàn thiện

những quy định của pháp luật về bồi thường chi phí thuê Luật sư.

7. Bố cục của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, đề tài c bố

cục gồm 2 Chư ng như sau:

Chƣơng 1. Khả năng được bồi thường chi phí thuê Luật sư.

Chƣơng 2. Mức bồi thường chi phí thuê Luật sư.

8

CHƢƠNG 1

KHẢ NĂNG ĐƢỢC BỒI THƢỜNG CHI PHÍ THUÊ LUẬT SƢ

Trong thực tiễn giải quyết các vụ án dân sự, ngoài phần yêu cầu Toà án

giải quyết phần tranh chấp giữa các bên, thì c không ít trường hợp đư ng sự

yêu cầu Toà án buộc bên thua kiện bồi thường chi phí thuê Luật sư (CPTLS) cho

mình, bởi vì họ cho rằng nếu không c tranh chấp kiện tụng thì họ không phải bỏ

ra một khoản tiền thuê Luật sư và đây là chi phí thực tế họ đã bỏ ra trong quá

trình tố tụng. Vậy thì khả năng CPTLS c được bồi thường hay không, nếu

không được bồi thường là vì sao, c n nếu được bồi thường thì trong trường nào

được bồi thường?. Trong Chư ng này, tác giả sẽ phân tích làm rõ sự không

thống nhất, bất cập trong quy định của pháp luật, thực tiễn xét xử và kiến nghị

hoàn thiện pháp luật về khả năng được bồi thường CPTLS.

1.1. Sự không thống nhất, bất cập trong quy định của pháp luật về

khả năng đƣợc bồi thƣờng chi phí thuê Luật sƣ

1.1.1. Sự không thống nhất giữa pháp luật tố tụng và pháp luật nội dung

về khả năng được bồi thường chi phí thuê Luật sư

Trong quá trình Toà án giải quyết các vụ việc dân sự thì tuỳ theo tính chất

của vụ việc hoặc vì lý do nào khác, đư ng sự c thể thuê Luật sư và Luật sư có

thể tham gia tố tụng với một trong hai tư cách như sau: i) Là người bảo vệ quyền

và lợi ích hợp pháp cho đư ng sự; hoặc ii) Là người đại diện theo uỷ quyền của

đư ng sự3

. Nhưng dù Luật sư tham gia tố tụng với tư cách nào trong hai tư cách

này thì đư ng sự c yêu cầu c ng phải trả CPTLS cho tổ chức hành nghề Luật

sư. CPTLS này bao gồm thù lao và các chi phí khác cho việc thực hiện yêu cầu

dịch vụ pháp lý trong hợp đồng dịch vụ pháp lý4

. Theo khoản 2 Điều 168 Bộ luật

Tố tụng dân sự năm 2015 (BLTTDS 2015) quy định: “Chi phí cho luật sư là

khoản tiền phải trả cho Luật sư theo thoả thuận của đương sự với luật sư trong

phạm vi quy định của tổ chức hành nghề luật sư và theo quy định của pháp

luật”. Vậy, CPTLS này c khả năng được bồi thường hay không?

Ở g c độ văn bản quy phạm pháp luật, cùng với chi phí cho người phiên

dịch, thì CPTLS được xem là chi phí tố tụng, chi phí này do người c yêu cầu chịu,

3 Xem khoản 2 Điều 22 Luật LS 2006 (sđ, bs 2012, 2015).

4 Xem Luật LS 2006 (sđ, bs 2012, 2015).

9

trừ trường hợp các bên đư ng sự c thoả thuận khác5

, quy định này đã tồn tại từ

BLTTDS 2004, đến BLTTDS 2015 vẫn tiếp tục kế thừa chế định này:“Chi phí cho

người phiên dịch, luật sư do người có yêu cầu chịu, trừ trường hợp các bên đương

sự có thoả thuận khác”6

. Với quy định này cho thấy, trừ trường hợp các bên đư ng

sự c thoả thuận khác, thì những trường hợp c n lại CPTLS do người c yêu cầu

chịu, không được bồi thường, dù đư ng sự đ c thắng kiện. C quan điểm cho

rằng, với quy định tại Điều 168 BLTTDS 2015 trên đây mới đề cập đến CPTLS khi

tham gia với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đư ng sự mà

không đề cập đến CPTLS tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện theo uỷ

quyền7

. Tuy nhiên, theo tác giả thì quy định này c thể được hiểu cho cả hai tư cách

tham gia tố tụng của Luật sư, vì quy định “chi phí cho Luật sư”, chứ không đề cập

cụ thể là Luật sư tham gia tố tụng với tư cách nào, trong khi theo quy định của pháp

luật thì Luật sư c thể tham gia tố tụng với một trong hai tư cách nêu trên. Dù điều

luật này c đưa ra hướng mở về CPTLS, đ là “trừ trường hợp các bên c thoả

thuận khác”. Thoả thuận ở đây c thể được hiểu là các bên c thể thoả thuận

CPTLS bất cứ trong giai đoạn nào. Tuy nhiên, khi xảy ra tranh chấp thì các bên đã

c mâu thuẫn gay gắt, nên việc đạt thoả thuận CPTLS là rất kh và hiếm, thoả thuận

này chỉ c thể xảy ra đối với đối với tranh chấp về hợp đồng, khi các bên c đưa nội

dung thoả thuận CPTLS vào hợp đồng khi ký kết. Do vậy, với quy định hiện hành

thì khi xảy ra tranh chấp, vụ việc được giải quyết tại Toà án thì CPTLS khả năng

hầu như sẽ do bên đư ng sự c yêu cầu chịu.

Tuy nhiên, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, tác giả lại thấy

lại c các quy định ngược lại khoản 3 Điều 168 BLTTDS 2015, đ là cho phép

đư ng sự được thanh toán, bồi thường CPTLS, cụ thể: (i) Theo Luật Sở hữu trí

tuệ năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009 (Luật SHTT 2005, sđ, bs 2009) quy

định: “Ngoài khoản bồi thường thiệt hại quy định tại khoản 1, khoản 2 điều này

chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có quyền yêu cầu Toà án buộc tổ chức, cá nhân có

hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phải thanh toán chi phí hợp lý để thuê

luật sư”8

; (ii) Theo Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017 (Luật

TNBTCNN 2017) quy định các chi phí hợp lý khác được bồi thường bao gồm:

5 Xem khoản 2 Điều 144 BLTTDS 2004.

6 Khoản 2 Điều 168 BLTTDS 2015.

7 Trần Anh Tuấn (2017), Bình luận khoa học Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, Nxb. Tư pháp, tr. 273, 374.

8 Khoản 3 Điều 205 Luật SHTT 2005, sđ, bs 2009.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!