Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Chi phí đại diện đặc trưng trong công ty cổ phần.pdf
PREMIUM
Số trang
58
Kích thước
1.4 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
900

Chi phí đại diện đặc trưng trong công ty cổ phần.pdf

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

1

MỤC LỤC

Lời mở đầu ...................................................................................................................... 3

Chương I- LÝ THUYẾT ĐẠI DIỆN CỦA JENSEN-MECKLING.................................. 5

1.1. Sự phân chia quyền sở hữu và quyền quản lý trong công ty cổ phần : ....................... 5

1.1.1 Sở hữu và quản lý : ...............................................................................................5

1.1.2 Sự cần thiết của việc phân định quyền sở hữu và quyền quản lý : ........................6

1.1.3 Hậu quả của sự phân định quyền sở hữu và quyền quản lý- nguyên nhân dẫn đến

chi phí đại diện ..............................................................................................................7

1.2. Tổng quan về chi phí đại diện : ............................................................................... 11

1.2.1 Khái niệm :..........................................................................................................11

1.2.2 Phân loại.............................................................................................................12

Chương II CÁC LOẠI CHI PHÍ ĐẠI DIỆN ĐẶC TRƯNG TRONG CÔNG TY CỔ

PHẦN :.......................................................................................................................... 12

2.1 Chi phí đại diện do nợ.............................................................................................. 12

2.1.1 Tác động của nợ lên hành vi người quản lý: sự chuyển dịch lợi ích. ....................13

2.1.2 Các chi phí cấu thành nên chi phí đại diện do nợ: ..............................................15

2.1.2.1 Mất mát phụ trội:.........................................................................................15

2.1.2.2 Chi phí giám sát và ràng buộc: ....................................................................16

2.1.2.3 Chi phí phá sản và tái cấu trúc :...................................................................18

2.1.3 Tại sao hầu như các công ty đều phải gánh chịu chí phí đại diện do nợ ?............20

2.1.4 Công thức đo lường chi phí đại diện do nợ.........................................................21

2.1.4.1 Một số khái niệm :.......................................................................................21

2

2.1.4.2 Giá trị công ty với sự hiện diện của chi phí đại diện: ..................................21

2.1.4.3 Công thức đo lường chi phí đại diên do nợ .................................................29

2.1.4.4 Ví dụ ...........................................................................................................33

2.2. Chi phí đại diện của vốn cổ phần bên ngoài : .......................................................... 38

2.2.1 Khái niệm :..........................................................................................................38

2.2.2 Các yếu tố dẫn đến chi phí đại diện do vốn cổ phần bên ngoài: ...........................38

2.2.2.1 Các lợi ích không bằng tiền : .......................................................................38

2.2.2.2 Tỷ trọng của phần vốn của người chủ sở hữu-quản lý trên tổng tài sản :......39

2.2.2.3 Sự thiếu nỗ lực trong công việc của người chủ sở hữu- quản lý : .......................39

2.2.2.4 Một số phân tích về độ lớn của chi phí đại diện do vốn cổ phần .......................40

2.3 Chi phí đại diện do dòng tiền tự do ...................................................................... 41

2.3.1 Khái niệm :..........................................................................................................41

2.3.2 Nguyên nhân : ....................................................................................................41

2.3.3 Vai trò của nợ trong việc hạn chế chi phí đại diện của dòng tiền tự do :.........41

2.3.4 Một số ví dụ từ tái cấu trúc tài chính : ................................................................43

2.4 Chi phí đại diện của định giá cao vốn cổ phần: .................................................... 43

2.4.1 Nghiện quản lý và chi phí đại diện của định giá cao vốn cổ phần: .......................43

2.4.2 Nguồn gốc chi phí đại diện của việc định giá cao vốn cổ phần: ...........................44

2.4.3 Nhà phân tích, nhà quản lý và trò chơi quản lý lợi nhuận. ..................................45

2.4.4 Thiết lập lại giá trị và tiêu huỷ giá trị ...................................................................55

KẾT LUẬN ................................................................................................................... 57

Danh mục tài liệu tham khảo ......................................................................................... 58

3

Lời mở đầu

Lý do chọn đề tài

Vấn đề đại diện luôn là vấn đề gây nhức nhối trong các công ty cổ phần, doanh nghiệp

nhà nước từ xưa đến nay, do luôn tồn tại các mâu thuẫn về lợi ích giữa các thành phần

trong công ty chẳng hạn như chủ nợ và cổ đông, cổ đông và người đại diện, cổ đông bên

trong và bên ngoài. Gần đây hàng loạt công ty, tập đoàn hàng đầu phải chịu thua lỗ thất

bại với một phần lớn nguyên nhân xuất phát do sai lầm của người quản lý đã đặt ra một

yêu cầu cấp thiết về những nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề này. Mặc dù đây là một vấn

đề không mới trên thế giới, tuy nhiên các lý thuyết nghiên cứu sâu về chi phí đại diện tại

Việt Nam hiện vẫn chưa đủ đáp ứng được yêu cầu hiện nay. Vì vậy chúng tôi chọn đề tài

này nhằm làm rõ phần nào một số lý thuyết về chi phí đại diện trên thế giới.

Mục tiêu nghiên cứu

Tìm hiểu, nghiên cứu các lý thuyết hiện đại về chi phí đại diện. Đánh giá tác động của chi

phí đại diện lên giá trị của công ty. Phân tích sự khác nhau giữa các loại chi phí đại diện,

nguyên nhân dẫn đến từng loại để từ đó xây dựng được những biện pháp hạn chế từng

loại chi phí này. Ứng dụng các phương pháp toán học để đo lường ít nhất một loại chi phí

đại diện.

Phương pháp nghiên cứu

Bài nghiên cứu dựa trên các kết quả nghiên cứu của các nhà kinh tế Antonio S. Mello và

John E. Parsons, Jensen và Meckling. Chủ yếu nhắm sâu vào nghiên cứu lý thuyết chi phí

đại diện và công cụ để đo lường chi phí đại diện do nợ.

Nội dung nghiên cứu

Chương một sẽ nghiên cứu tổng quát về chi phí đại diện trong công ty cổ phần.

Chương hai sẽ đi sâu vào nghiên cứu các loại chi phí đại diện. Cụ thể là chi phí đại diện

do nợ, định giá cao vốn cổ phần, dòng tiền tự do, vốn cổ phần bên ngoài. Đồng thời cũng

tìm giải pháp đo lường chi phí đại diện do nợ.

4

Đóng góp của đề tài

Điểm mạnh của đề tài là nghiên cứu tập trung vào lý thuyết, trong đó chi phí đại diện do

định giá cao vốn cổ phần và dòng tiên tự do ít được xem xét tới trong hầu hết các đề tài

trước đó. Bên cạnh, đề tài cũng đưa ra cách đo lường chi phí đại diện do nợ.

Hướng phát triển của đề tài

Do một số yếu tố khách quan nên đề tài chưa thể nghiên cứu đến thực trạng về chi phí đại

diện ở các công ty Viêt Nam. Cho nên các nghiên cứu tiếp theo có thể chọn nhiều mẫu

công ty để khảo sát mối liên hệ giữa chi phí đại diện với các biến khác như tỉ lệ nợ/ vốn

cổ phần, tỉ lệ thưởng bằng vốn cổ phần (quyền chọn ), dòng tiền tự do,.. để chứng minh sự

tồn tại của các loại chi phí đại diện trong các công ty tại Việt Nam, và đưa ra những giải

pháp phù hợp với tình hình kinh tế của Việt Nam

5

Chương I- LÝ THUYẾT ĐẠI DIỆN CỦA JENSEN-MECKLING

Lý thuyết đại diện xuất hiện trong bối cảnh những năm 1970 với sự phát triển

mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới, sự đa dạng trong các loại hình công ty và một sự thiếu

hụt các lý thuyết nền tảng về quyền sở hữu công ty cũng như mối quan hệ giữa người chủ

và người quản lý thông qua hợp đồng đại diện. Những nghiên cứu đầu tiên tập trung vào

những vấn đề về thông tin bất cân xứng giữa người sở hữu và quản lý trong ngành bảo

hiểm (Spence và Zeckhauser, 1971; Ross, 1973), và nhanh chóng trở thành một lý thuyết

khái quát những vấn đề liên quan đến hợp đồng đại diện trong các lĩnh vực khác (Jensen

và Meckling, 1976; Harris và Raviv, 1978). Trong giới hạn bài nghiên cứu này, chúng tôi

tập trung vào phân tích các vấn đề được đề cập trong nghiên cứu của Jensen và Meckling,

1976.

Lý thuyết đại diện đề cập đến mối quan hệ hợp đồng giữa một bên là người chủ sở

hữu vốn của công ty và một bên khác là người quản lý- người đại diện thực hiện các

quyết định của công ty. Lý thuyết đại diện nêu ra vấn đề chính là làm thế nào để người đại

diện làm việc vì lợi ích cao nhất cho người người chủ khi họ có lợi thế về thông tin hơn

người chủ và có những lợi ích khác với lợi ích của những ông chủ này.

1.1. Sự phân chia quyền sở hữu và quyền quản lý trong công ty cổ phần :

1.1.1 Sở hữu và quản lý :

Đầu tiên, chúng ta sẽ xem xét vai trò của người quản lý và người sở hữu trong

công ty.

Quản lý là một dạng của lao động nhưng với một vai trò đặc biệt- điều phối hoạt

động của các yếu tố đầu vào và thực hiện các hợp đồng thỏa thuận giữa các yếu tố đầu

vào đó, tất cả những điều này có thể gọi là “ ra quyết định”. Người quản lý cho công ty

thuê một loại tài sản có giá trị của bản thân- nguồn vốn con người (human capital) và giá

thuê được quyết định bởi thị trường lao động, tùy thuộc vào mức độ thành công hay thất

bại của công ty. Nhiệm vụ của người quản lý là giám sát các yếu tố và đảm bảo khả năng

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!