Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Chết vì thiếu hiểu biết - 4
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Các giai đoạn suy thận mãn:
- Giai đoạn 1: Gỉam khả năng dự trữ của thận. Không có các triệu chứng
và các xét nghiệm chức năng thận còn bình thường.
- Giai đoạn 2: Suy thận bắt đầu có các triệu chứng: tiểu đêm,tiểu nhiều và
thiếu máu nhẹ. XN có BUN tăng nhẹ, giảm khả năng cô đặc nước tiểu.
- Giai đoạn 3: Suy thận trở nên rõ rệt,bệnh nhân bị thiếu máu khá nặng,
tiểu ít đi, vẫn còn tiểu về đêm, Ca++ giảm, Phosphat tăng, toan chuyển
hoá.
- Giai đoạn 4: Suy thận giai đoạn cuối với đây đủ các biểu hiện về lâm
sàng của suy thận về tiêu hoá, tim mạch, thần kinh, da và máu.
Trước khi được lọc máu, người bị suy thận phải theo chế độ ăn giới hạn
về muối và chất đạm (thịt, cá, tôm, cua, gà, vịt…).
Thận nhân tạo giúp loại bỏ khỏi cơ thể các chất dư thừa do ăn uống đưa vào. Tuy
nhiên, chức năng của nó không thể hoàn hảo như thận bình thường, nên chế độ ăn của
bệnh nhân lọc thận có thể thay đổi hơn so với trước khi lọc thận, nhưng không được ăn
uống như bình thường.
Nước và trọng lượng cơ thể
Suốt trong thời gian dài bị suy thận và trước khi được chạy thận nhân tạo,
người bệnh phải ốm đi, vì nếu cân nặng không giảm nghĩa là đã có sự ứ đọng muối
và nước trong cơ thể. Có nhiều bệnh nhân phải mất đi hơn 10kg trong một thời gian
ngắn chạy thận nhân tạo do khối lượng nước và muối dư thừa đã được rút bỏ, và
nhờ vậy nhiều trường hợp huyết áp cao sẽ mất đi mà không cần dùng thuốc.
Người bệnh phải theo dõi cân nặng mỗi ngày vào một giờ cố định với trang
phục giống nhau và dùng cùng một cân. Không được tăng cân hơn 0,5kg/ngày. Nếu
cân nặng tăng quá nhiều, nghĩa là đã dùng quá nhiều nước, muối. Khi đó bắt buộc
phải giới hạn lượng nước uống và kiểm tra chế độ dinh dưỡng.
Cảm giác khát nước tùy thuộc rất nhiều vào số lượng muối ăn. Do đó, nếu
giảm được muối trong thức ăn, số lượng nước đưa vào cơ thể sẽ tự động giảm đi vì
bệnh nhân ít cảm thấy khát nước hơn.
Theo nguyên tắc, bệnh nhân lọc thận có thể dùng tổng cộng khoảng
500ml/ngày (nước, cà phê, cháo, súp, canh...) và có thể gia tăng thêm một lượng
bằng với lượng nước tiểu còn lại, tức là:
Lượng nước uống/ngày (tính cả lượng nước có trong thức ăn) = 500ml +
lượng nước tiểu.
Thí dụ: Nếu người bệnh đi tiểu 200ml/ngày thì có thể dùng tổng cộng 700ml
nước/ngày.
Cần giới hạn nước uống vì trong tất cả các loại thức ăn cũng đều có nước, nhất là trái
cây và rau.
Sự theo dõi cân nặng là yếu tố cơ bản và chính yếu. Sau các tuần lễ đầu chạy
thận nhân tạo, nếu chế độ dinh dưỡng được tuân thủ nghiêm ngặt, người bệnh có
thể dần dần lên cân thật sự nhưng huyết áp không tăng. Tuy nhiên, cân nặng ổn
định với thể trạng khỏe mạnh bình thường chỉ có được sau 6 tháng đến 1 năm chạy
thận nhân tạo.