Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

chế tạo bộ mẫu nhám cấp 4 – 9 dùng cho việc giảng dạy đối với sinh viên khoa cơ khí
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Trang 1
NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
Họ và tên sinh viên: Hồ Đạt Duyên MSSV: 45DC036 Lớp:45CT.
Ngành: Cơ khí Chế tạo máy.
Tên đề tài tốt nghiệp: “Chế tạo bộ mẫu nhám cấp 4 – 9 dùng cho việc giảng
dạy đối với sinh viên khoa cơ khí’’
Số trang: 76 Số chương: 5 Số tài liệu tham khảo:9
Hiện vật: Đầu phan độ đơn giản.
NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
Nha Trang, ngày.........tháng….....năm 2007
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
ThS Nguyễn Hữu Thật
ThS Lê Văn Bình
Trang 2
PHIẾU ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP
Họ và tên sinh viên: Hồ Đạt Duyên MSSV: 45DC036 Lớp: 45CT.
Ngành: Cơ khí Chế tạo máy
Tên đề tài: “Chế tạo bộ mẫu nhám cấp 4 – 9 dùng cho việc giảng dạy đối với
sinh viên khoa cơ khí”.
Số trang: 76 Số chương: 5 Số tài liệu tham khảo: 9
Hiện vật: Bộ mẫu.
NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ PHẢN BIỆN
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
Điểm phản biện:...........................................................................................
Nha Trang, ngày……tháng………năm 2007
CÁN BỘ PHẢN BIỆN
Nha Trang, ngày…....tháng…….năm 2007
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
ĐIỂM CHUNG
Bằng chữ Bằng số
Trang 3
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian thực hiện đề tài, với sự cố gắng của bản thân đến nay
em đã hoàn thành đề tài “Chế tạo bộ mẫu nhám cấp 4 – 9 dùng cho việc
giảng dạy đối với sinh viên khoa cơ khí ”.
Em xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc, đến thầy Th.S Nguyễn Hữu Thật và
thầy Th.S Lê Văn Bình những người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo nhiệt
tình trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến quý thầy, cô, các bạn
đồng nghiệp, cùng người thân đã góp ý, ủng hộ, giúp đỡ em trong suốt thời
gian học tập và nghiên cứu tại trường Đại học Nha Trang cũng như thực hiện
đề tài này.
Và đặc biệt em xin chân thành cảm ơn các thầy ở xưởng cơ khí đã giúp
đỡ cho em về trang thiết bị máy móc để em ho àn thành đề tài này.
Sinh viên thực hiện:
Hồ Đạt Duyên
Trang 4
LỜI NÓI ĐẦU
Trong những năm gần đây sự phát triển mạnh mẽ của ngành cơ khí nói
chung và ngành công nghệ chế tạo máy nói riêng đã mang lại kết quả rất cao,
tạo ra khối lượng sản phẩm lớn phục vụ cho sản xuất. Công nghệ chế tạo máy
phát triển đã giải phóng nhiều sức lao động cho con ng ười. Những năm gần
đây trường Đại học Nha Trang mà đặc biệt là khoa cơ khí đã đào tạo hàng
trăm kỹ sư về công nghệ chế tạo máy. Đội ngũ này đã góp phần đưa nền kinh
tế nước nhà phát triển. Trong những năm học tập và rèn luyện dưới mái
trường đến nay, em được nhà trường giao cho làm đề tài “Chế tạo bộ mẫu
nhám cấp 4 - 9 dùng cho việc giảng dạy đối với sinh viên khoa cơ khí’’.
Mục đích của đề tài nhằm tạo ra bộ mẫu để sử dụng cho việc giảng dạy môn
học công nghệ chế tạo máy. Tạo điều kiện cho sinh viên có cái nhìn cụ thể và
thực tiễn trong môn học này.
Nội dung của đề tài gồm:
Chương 1: Tổng quan về gia công cơ.
Chương 2: Tìm hiểu về độ nhám.
Chương 3: Quy trình công nghệ gia công bộ mẫu.
Chương 4: Tiến hành đo bộ mẫu.
Chương 5 : Kết luận và đề xuất ý kiến.
Đề tài này em được hoàn thành tại Khoa Cơ khí - Trường Đại học Nha
Trang.
Tuy đã có cố gắng nhiều để hoàn thành đề tài một cách tốt nhất, song
cũng không thể tránh được những thiếu sót và sai lầm. Em mong được sự
đóng góp và chỉ dẫn của thầy cô giáo và các bạn sinh viên.
Nha trang, tháng 11 - 2007
Sinh viên: Hồ Đạt Duyên
Trang 5
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ GIA CÔNG CƠ
Sự phát triển của công nghiệp đòi hỏi phải sản xuất, chế tạo nhiều máy
móc thiết bị để làm ra những phương tiện sản xuất hiện đại hoặc chế tạo ra
máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất trong nền kinh tế quốc dân. Nh à máy
chế tạo là tổ hợp các phân xưởng, các phòng ban, các bộ phận phục vu, liên
kết chặt chẽ nhau.Ví dụ như xưởng chế tạo phôi có nhiệm vụ cung cấp các
phôi liệu khác cho các xưởng khác để chế tạo ra chi tiết máy. Ở những chỗ
này thì phôi có thể nhận được từ các xưởng rèn, dập, đúc …
Từ những phôi liệu này muốn chế tạo ra các chi tiết máy, ng ười ta phải
thực hiện gia công cơ. Quá trình gia công cơ bao gồm nhiều phương pháp,
song thường có 2 nhóm cơ bản sau:
- Gia công có phoi
- Gia công không phoi
Gia công cắt gọt kim loại là phương pháp cắt bỏ đi trên bề mặt kim loại
một lớp dư thừa (lượng dư gia công ) để cho chi tiết đạt được hình dáng, kích
thước và chất lượng gía công theo bề mặt theo yêu cầu.
Cắt gọt kim loại có thể thực bằng máy hoặc bằng tay, với b àn tay lao
động của mình, những thợ cơ khí đã và đang làm ra nhiều sản phẩm khác
nhau, từ những cổ tay những thiết bị phức tạp đến những chi tiết máy tinh vi .
1.1. Đặc điểm của phương pháp gia công có phoi.
- Đặc điểm chung của phương pháp gia công kim loại bằng cắt gọt (gia
công cơ), là dùng những lưỡi cắt tác dụng vào phôi liệu một lực cần thiết để
tác phôi ra khỏi nó và tạo thành hình dáng có kích thước cần thiết.
- Gia công kim loại bằng cắt gọt có nhiều phương pháp khác nhau, mỗi
phương pháp có khả năng đạt chất lượng và năng suất nhất định, đồng thời
được sử dụng trong phạm vi thích ứng. Do đó ng ười thợ phải nắm bắt được
những đặc điểm cơ bản và những biện pháp cần thiết ở từng phương pháp mới
Trang 6
có thể vận dụng được một cách linh hoạt khi giải quyết về v ấn đề công nghệ
thường gặp.
1.2. Các phương pháp gia công có phoi ch ủ yếu
1.2.1. Tiện
1. Nguyên lý gia công
Tiện là phương pháp gia công mà trong đó phôi th ực chuyển động quay
tròn còn dụng cụ cắt chuyển động tịnh tiến. Nhờ chuyển động tịnh tiến m à
phương pháp tiện có thể gia công mặt trụ, mặt côn, mặt đầu, mặt vai, cắt đứt,
tiện rãnh, tiện lỗ trụ và côn. (H1.1 a, b, c, d,e). Ngoài ra trên máy ti ện còn có
thể khoan, khoét, doa, ta rô, tiện định hình, lăn nhám (H.1.1 e, f, g ,h, I, j)
thậm chí còn có thể thực hiện các nguyên công như mài, mài siêu tinh, mài
nghiền. Lăn ép và chà kim cương nếu có trang thiết bị và những đồ gá thích
hợp.
Hình 1.1. Những bề măt có thể gia công bằng phương pháp tiện
Trang 7
2. Dụng cụ cắt
Phương pháp tiện dụng cụ cắt có rất nhiều loại. Song người ta chủ yếu
chia làm 2 dạng bao gồm dao tiện trụ trong và dao tiện trụ ngoài.
- Dao tiện trụ ngoài:
Để tiện suốt mặt trụ ngoài người ta dùng dao tiện suốt, để gia công trục
bậc người ta dùng dao tiện bậc (H.1.2) là một số dao tiện mặt trụ ngoài.
Hình. 1.2.
a) Dao tiện suốt đầu thẳng; b) Dao tiện suốt đầu cong;
c) Dao tiện trục bậc; d) Dao tiện tinh rộng bản.
-Dao tiện trụ trong.
Dao tiện lỗ bao gồm dao tiện lỗ suốt ( H.1.3a) và dao tiện lỗ kín
(H.1.3b). Dao tiện lỗ được gá trên ổ dao, đảm bảo cho mũi dao nằm ngang với
tâm lỗ. Góc sau của dao được được mài lớn hơn so với dao tiện ngoài ( = 12 ÷