Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Chế tài do vi phạm hợp đồng xây dựng theo pháp luật Việt Nam
PREMIUM
Số trang
118
Kích thước
1.5 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1872

Chế tài do vi phạm hợp đồng xây dựng theo pháp luật Việt Nam

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT

NGUYỄN THỊ THU HƢƠNG

CHẾ TÀI DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG

THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Hà Nội - 2020

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT

NGUYỄN THỊ THU HƢƠNG

CHẾ TÀI DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG

THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM

Chuyên ngành: Luật dân sự và tố tụng dân sự

Mã số: 8380101.04

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS NGÔ HUY CƢƠNG

Hà Nội - 2020

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các

kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và

trung thực.

Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo

vệ Luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

NGƯỜI CAM ĐOAN

Nguyễn Thị Thu Hƣơng

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

- BLDS : Bộ luật dân sự năm 2015.

- CĐT: Chủ đầu tư.

- HĐXD: Hợp đồng trong hoạt động xây dựng.

- LTM : Luật thương mại năm 2005.

- NTXD : Nhà thầu xây dựng.

- Nghị định 37: Nghị định 37/2015/NĐ – CP ngày 22 tháng 04 năm 2015

của Chính phủ quy định về hợp đồng trong hoạt động xây dựng.

- Thông tư 09: Thông tư 09/2011/TT – BXD ngày 28 tháng 6 năm 2011

của Bộ xây dựng hướng dẫn mẫu Hợp đồng xây dựng.

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1

1. Đặt vấn đề...................................................................................................... 1

1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu.......................................................... 1

1.2. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu ................................................................ 2

1.3. Phạm vi nghiên cứu.................................................................................... 2

1.4. Tính mới và những đóng góp của đề tài .................................................... 2

2. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 3

3. Kết cấu của luận văn ..................................................................................... 4

Chƣơng 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG VÀ CHẾ

TÀI DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG THEO PHÁP LUẬT

VIỆT NAM...................................................................................................... 5

1.1. Khái niệm, đặc trưng của Hợp đồng xây dựng ............................................ 5

1.1.1. Khái niệm Hợp đồng xây dựng................................................................ 5

1.1.2. Đặc trưng của Hợp đồng xây dựng......................................................... 7

1.2. Vi phạm Hợp đồng xây dựng và chế tài do vi phạm Hợp đồng xây dựng.... 19

1.2.1. Khái niệm chế tài do vi phạm Hợp đồng xây dựng.................................. 19

1.2.2. Ý nghĩa của chế tài do vi phạm hợp đồng xây dựng................................. 23

1.3. Nguồn luật điều chỉnh chế tài do vi phạm Hợp đồng xây dựng .............. 24

1.3.1. Nguồn luật điều chỉnh............................................................................ 24

1.3.2. Tính thống nhất của các văn bản quy phạm pháp luật quy định về chế

tài do vi phạm Hợp đồng xây dựng................................................................. 27

Chƣơng 2: PHÁP LUẬT THỰC ĐỊNH VỀ CHẾ TÀI DO VI PHẠM

HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG........................... 30

2.1. Căn cứ áp dụng do vi phạm Hợp đồng xây dựng .................................... 30

2.1.1. Có hành vi vi phạm Hợp đồng xây dựng............................................... 31

2.1.2. Có thiệt hại thực tế xảy ra..................................................................... 39

2.1.3. Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm Hợp đồng xây dựng và

thiệt hại thực tế xảy ra .................................................................................... 40

2.2. Các hình thức chế tài do vi phạm Hợp đồng xây dựng và thực tiễn áp dụng... 41

2.2.1. Buộc thực hiện đúng Hợp đồng xây dựng............................................. 41

2.2.2. Chế tài bồi thường thiệt hại .................................................................. 52

2.2.3. Phạt vi phạm Hợp đồng xây dựng......................................................... 61

2.2.4. Tạm ngừng thực hiện công việc trong Hợp đồng xây dựng...................... 66

2.2.5. Đơn phương chấm dứt Hợp đồng xây dựng.......................................... 71

2.3. Các trường hợp miễn trừ trách nhiệm do vi phạm Hợp đồng xây dựng ....... 78

2.3.1. Do sự kiện bất khả kháng...................................................................... 79

2.3.2. Do lỗi của bên có quyền........................................................................ 80

2.3.3. Do thỏa thuận trong Hợp đồng xây dựng ............................................. 81

2.3.4. Do quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền........................... 81

Chƣơng 3: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN

QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ CHẾ TÀI DO VI PHẠM

HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG ............................................................................ 83

3.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện quy định của pháp luật về chế tài do vi phạm

Hợp đồng xây dựng......................................................................................... 83

3.2. Định hướng xây dựng và hoàn thiện quy định của pháp luật về chế tài do

vi phạm Hợp đồng xây dựng........................................................................... 84

3.3. Các giải pháp nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật về chế tài do vi

phạm Hợp đồng xây dựng............................................................................... 84

3.3.1. Giải pháp về cơ chế chính sách và pháp luật ....................................... 84

3.3.2. Giải pháp về tổ chức thực hiện Hợp đồng xây dựng............................. 85

3.4. Các pháp nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật về CHẾ TÀI do vi

phạm Hợp đồng xây dựng............................................................................... 86

3.4.1. Giải pháp về cơ chế chính sách và pháp luật ....................................... 86

3.4.2. Giải pháp về tổ chức thực hiện Hợp đồng xây dựng............................. 87

3.4.3. Các giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện một số quy định pháp luật về

Hợp đồng xây dựng ......................................................................................... 88

KẾT LUẬN.................................................................................................... 97

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................... 99

1

MỞ ĐẦU

1. Đặt vấn đề

1.1.Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Hợp đồng xây dựng được xác lập thể hiện mối quan hệ và sự ràng buộc pháp

lý giữa bên giao thầu và bên nhận thầu nhằm đạt được các lợi ích nhất định. Qua đó,

tạo cơ sở pháp lý cho các bên thực hiện việc xây dựng công trình, hạng mục công

trình hoặc phần việc xây dựng theo thiết kế xây dựng công trình. Dưới góc độ pháp

lý, các thỏa thuận hợp pháp có giá trị ràng buộc giữa các bên và được pháp luật bảo

vệ. Lợi ích của chủ thể chỉ được thỏa mãn khi đối tác của họ thực hiện nghiêm

chỉnh các nghĩa vụ đã cam kết. Chế tài do vi phạm HĐXD theo pháp luật Việt Nam

được đặt ra nhằm nâng cao trách nhiệm của mỗi bên trong việc thực hiện đúng hợp

đồng, buộc bên vi phạm hợp đồng phải gánh chịu những hậu quả bất lợi do hành vi

vi phạm hợp đồng cũng như để khắc phục, hạn chế được các thiệt hại có thể xảy ra.

Ngày 07/05/2010, Chính phủ ban hành Nghị định số 48/2010/NĐ-CP về hợp

đồng trong hoạt động xây dựng để bước đầu quy định về hợp đồng xây dựng. Nghị

định này sau đó đã được sửa đổi bằng Nghị định 207/2013/NĐ-CP ngày 11/12/2013

của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của NĐ 48/2010/NĐ-CP ngày

07/05/2010 của Chính phủ về hợp đồng trong hoạt động xây dựng và sự ra đời của

Luật xây dựng năm 2014. Hiện nay, NĐ 48/2010/NĐ-CP đã được thay thế hoàn

toàn bằng Nghị định 37/2015/NĐ-CP ngày 22/4/2015 của Chính phủ quy định chi

tiết về hợp đồng xây dựng.

Hành vi vi phạm HĐXD rất đa dạng và xảy ra khá phổ biến đã ảnh hưởng

không nhỏ đến lợi ích của các bên như làm chậm tiến độ xây dựng công trình, chất

lượng công trình không bảo đảm… Tuy nhiên, các quy định về chế tài do vi phạm

HĐXD theo pháp luật Việt Nam trong các văn bản nêu trên còn nhiều hạn chế dẫn

đến những vướng mắc, bất cập trong thực tiễn áp dụng và gây nhiều tranh cãi. Điều

này đã làm giảm hiệu lực và hiệu quả của pháp luật trong việc áp dụng chế tài do vi

phạm HĐXD theo pháp luật Việt Nam đối với hành vi vi phạm HĐXD.

2

Trước thực tế đó, học viên đã chọn đề tài “Chế tài do vi phạm hợp đồng xây

dựng theo pháp luật Việt Nam” để làm luận văn thạc sỹ của mình. Qua luận văn,

học viên sẽ làm rõ một số vấn đề lý luận có liên quan, thực trạng áp dụng và

phương hướng hoàn thiện các quy định của pháp luật về chế tài do vi phạm HĐXD

theo pháp luật Việt Nam nhằm giải quyết các vướng mắc, bất cập đã nêu.

1.2.Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu

Luận văn của tác giả hướng tới mục tiêu sau đây:

- Phân tích các hình thức chế tài do vi phạm hợp đồng nói chung và chế tài

do vi phạm HĐXD theo pháp luật Việt Nam nói riêng;

- Phân tích, đánh giá, chỉ rõ những hạn chế trong quy định của pháp luật chuyên

ngành về chế tài do vi phạm HĐXD theo pháp luật Việt Nam và thực tiễn áp dụng;

- Đề xuất một số giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện quy định pháp luật chuyên

ngành về chế tài do vi phạm HĐXD theo pháp luật Việt Nam.

1.3.Phạm vi nghiên cứu:

Luận văn tập trung nghiên cứu các quy định của pháp luật về chế tài do vi

phạm HĐXD theo pháp luật Việt Nam cụ thể là HĐXD theo quy định của Luật xây

dựng năm 2014, Nghị định 37 về hợp đồng trong hoạt động xây dựng và các văn bản

liên quan.

1.4.Tính mới và những đóng góp của đề tài

Tính đến thời điểm hiện nay, các công trình nghiên cứu về chế tài do vi phạm

HĐXD theo pháp luật Việt Nam đã có một số công trình, đó là:

+ Tác giả Nguyễn Ngọc Khánh với cuốn sách “Chế định hợp đồng trong Bộ

luật dân sự Việt Nam”, Nxb Tư pháp, năm 2007 đã nêu những vấn đề chung nhất về

chế định hợp đồng, trong đó tác giả chỉ dành một số trang về bồi thường thiệt hại

và phạt vi phạm hợp đồng;;

+ Tác giả Ngô Huy Cương với cuốn sách “Giáo trình luật hợp đồng Việt

Nam – Phần chung” Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, năm 2013;

+ Tác giả Nguyễn Như Phát, Lê Thị Thu Thủy với cuốn sách “Một số vấn đề

lý luận và thực tiễn về pháp luật hợp đồng ở Việt Nam hiện nay”, Nxb Công an

nhân dân, năm 2003.

3

+ Tác giả Đỗ Văn Đại với cuốn sách“Các biện pháp xử lý việc không thực

hiện đúng hợp đồng trong pháp luật Việt Nam”, Nxb chính trị Quốc gia - Sự thật, đã

phân tích rất cụ thể về việc không thực hiện đúng hợp đồng và các biện pháp cụ thể

nhằm xử lý việc không thực hiện đúng hợp đồng nói chung

Những công trình nghiên cứu trên đây chủ yếu tập trung nghiên cứu về vấn

đề hợp đồng nói chung, về vấn đề chế tài do do vi phạm HĐXD mới chỉ dừng lại ở

khía cạnh nghiên cứu tổng thể, chỉ ra được những vấn đề chung nhất. Ở cấp độ luận

văn thạc sĩ, có thể kể đến như:

- Luận văn thạc sĩ luật học của tác giả Chu Nguyên Chương về “Nghiên cứu

các vấn đề rủi ro của nhà thầu xây dựng khi thực hiện hợp đồng trọn gói” (2011) đã

nghiên cứu những vấn đề rủi ro tiềm ẩn trong hợp đồng trọn gói thi công.

- Luận văn thạc sĩ ngành Luật kinh tế của tác giả Nguyễn Ngọc Yến (2015)

“Hợp đồng xây dựng công trình có sử dụng vốn ngân sách nhà nước ở Việt Nam”

đã nghiên cứu các vấn đề HĐXD có sử dụng vốn ngân sách nhà nước.

- Luận văn thạc sĩ ngành Luật kinh tế của tác giả Nguyễn Hữu Thiện (2017)

“Giải quyết tranh chấp hợp đồng trong xây dựng từ thực tiễn xét xử sơ thẩm tại Tòa

án nhân dân tỉnh Bình Dương” đã nghiên cứu các quy định của pháp luật Việt Nam

và thực tiễn áp dụng pháp luật của Tòa án nhân dân thành phố Thủ Dầu Một tỉnh

Bình Dương về tranh chấp hợp đồng trong xây dựng.

Tuy nhiên, nghiên cứu về chế tài do vi phạm HĐXD theo pháp luật Việt

Nam thì chưa có công trình nào nghiên cứu. Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài luận

văn thạc sĩ luật học của học viên là công trình mang tính độc lập, tính mới nhằm

đưa ra những kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực về chế tài do vi phạm HĐXD

theo pháp luật Việt Nam.

Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ là nguồn tham khảo cho quá trình sửa

đổi, bổ sung quy định của pháp luật về HĐXD, tạo sự thống nhất trong quá trình áp

dụng pháp luật và giải quyết các tranh chấp trong thực tiễn.

2. Phƣơng pháp nghiên cứu

Luận văn vận dụng các nguyên tắc, phương pháp luận triết học duy vật biện

chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lê nin, kết hợp với các phương pháp

4

phân tích, tổng hợp, so sánh để nhằm làm nổi bật nội dung của đề tài, qua đó đề

xuất những vấn đề cụ thể nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật về chế tài do vi

phạm HĐXD theo pháp luật Việt Nam.

3. Kết cấu của luận văn

Ngoài lời cam đoan, mục lục, danh mục chữ viết tắt, kết luận và danh mục

tài liệu tham khảo, kết cấu của luận văn gồm 3 chương:

* Chƣơng 1: Lý luận chung về Hợp đồng xây dựng và chế tài do vi phạm

Hợp đồng xây dựng theo pháp luật Việt Nam.

* Chƣơng 2: Pháp luật thực định về chế tài do vi phạm Hợp đồng xây dựng

và thực tiễn áp dụng

* Chƣơng 3: Định hướng và giải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật về

chế tài do vi phạm hợp đồng xây dựng.

5

Chương 1

LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG VÀ CHẾ TÀI DO VI

PHẠM HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM

1.1.Khái niệm, đặc trƣng của Hợp đồng xây dựng

1.1.1. Khái niệm Hợp đồng xây dựng

Xây dựng là một hoạt động kinh tế kỹ thuật có vai trò hết sức quan trọng

trong nền kinh tế. Nó góp phần tạo nên bộ mặt của nền kinh tế đất nước, đồng thời

tạo lập cơ sở vật chất - kỹ thuật ban đầu cho các ngành sản xuất khác phát triển.

Hoạt động xây dựng hết sức đa dạng, bao gồm: Hoạt động xây dựng gồm lập quy

hoạch xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng công trình, khảo sát xây dựng, thiết kế

xây dựng, thi công xây dựng, giám sát xây dựng, quản lý dự án, lựa chọn nhà thầu,

nghiệm thu, bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng, bảo hành, bảo trì công

trình xây dựng và hoạt động khác có liên quan đến xây dựng công trình. Để thực

hiện được các hoạt động nêu trên, CĐT đã thông qua việc ký kết các hợp đồng xây

dựng với nhà thầu xây dựng. Quan hệ HĐXD được thiết lập thể hiện mối quan hệ và

sự ràng buộc pháp lý giữa các bên giao và nhận thầu trong việc thực hiện các công

việc cụ thể của hoạt động xây dựng nhằm thỏa mãn các lợi ích mà các bên hướng

tới. Tuy nhiên, hợp đồng đó chỉ có hiệu lực khi ý chí của các bên phù hợp với ý chí

của Nhà nước. Các bên được tự do thỏa thuận để thiết lập hợp đồng nhưng sự “tự

do” ấy phải được đặt trong giới hạn bởi lợi ích của người khác, lợi ích chung của xã

hội và trật tự công cộng. Nhất là khi quan hệ HĐXD được thiết lập để thực hiện các

công việc xây dựng trong các dự án đầu tư xây dựng công trình có sử dụng nguồn

vốn ngân sách nhà nước thì việc kiểm soát và quản lý của nhà nước đối với quan hệ

hợp đồng đó càng cần thiết phải chặt chẽ để đảm bảo cho tính hiệu quả trong việc

sử dụng vốn ngân sách nhà nước. Theo quy định “Hợp đồng xây dựng là hợp đồng

dân sự được thỏa thuận bằng văn bản giữa bên giao thầu và bên nhận thầu để thực

hiện một phần hay toàn bộ công việc trong hoạt động đầu tư xây dựng” [23, Điều 138,

khoản 1].

Là một hoạt động mang tính đặc thù, vì vậy mà việc thực hiện các công việc

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!