Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Chế độ hai đảng ở nước anh thời cận đại
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA SỬ
----------
HOÀNG THỊ HÀ
Chế độ hai đảng ở nước Anh thời cận đại
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
2
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Đảng phái chính trị là một bộ phận quan trọng trong đời sống chính trị xã hội
nói chung, trong hình thái chính trị nói riêng ở mỗi quốc gia trên thế giới. Nhìn lại
lịch sử ra đời của các đảng phái chính trị thì Đảng ra đời, khi cuộc đấu tranh giai
cấp phát triển ở trình độ cao đến mức cần phải có một tổ chức tham mưu lãnh đạo,
điều hành thống nhất về tư tưởng và hành động của cả giai cấp. Sự xuất hiện của
các đảng phái chính trị bắt đầu từ trong cách mạng tư sản và trong xã hội tư bản chủ
nghĩa. Các nước tư bản mặc dù đều trải qua các cuộc cách mạng tư sản, cùng áp
dụng lý thuyết chính trị tự do tư sản, nhưng ở mỗi nước trong cách tổ chức quyền
lực và hệ thống chính trị, lại có những nét khác biệt. Hệ thống Đảng phái chính trị là
một trong những khác biệt ấy, nói lên lịch sử dân tộc, tâm lí xã hội và trình độ dân
chủ của mỗi nước ở cùng một thời kì lịch sử.
Ở nước Anh sau cách mạng năm 1688, một sự biến chính trị đã diễn ra khi
Willam Orange lên ngôi vua, chính thức xác lập một nền quân chủ lập hiến đầu tiên
trong lịch sử loài người. Chế độ quân chủ lập hiến xét dưới góc độ lý luận về nhà
nước là: “một bước tiến rất quan trọng của lịch sử nhằm xóa bỏ dần bản chất của
nhà nước chuyên chế” [12;24]. Thời điểm này ở Anh đã có những xu hướng chính
trị nhen nhóm trong dân chúng, đó là sự ra đời của hai nhóm quý tộc Tories đại diện
cho địa chủ kinh doanh ruộng đất và Whig đại diện cho giới công nghiệp và thương
nghiệp. Hai nhóm quý tộc này có thể xem là những đảng chính trị đầu tiên xuất hiện
ở nước Anh, biểu hiện sự dung hòa quyền lực của giai cấp phong kiến chưa bị đánh
bại và giai cấp tư sản đang lên chưa đủ sức mạnh thống trị xã hội. Từ năm 1834 đến
năm 1916, nước Anh tồn tại hai đảng chính trị thực sự, đảng Bảo thủ và Tự do, cả
hai đảng này lần lượt là tên gọi mới đồng thời thể hiện bước phát triển mạnh mẽ của
hai cái tên Tories và Whig.
Nước Anh thời cận đại, chứng kiến sự tranh giành quyền lực của các đảng
thông qua bầu cử, nhằm mục tiêu thay thế nhau nắm giữ quyền hành trong Hạ nghị
viện. Nguyên nhân dẫn đến sự chia tách của các đảng chủ yếu là: “do sự bất đồng
về các chính sách phát triển kinh tế - xã hội” [23;22]. Nhưng có một điểm chung là
đảng nào lên nắm quyền cũng bảo vệ quyền lợi cho giai cấp tư sản, thực hiện tham
3
vọng chung của giai cấp tư sản và chống lại phong trào công nhân: “Có thể nói
quyền lực thực sự của nhà nước Anh nằm trong tay đảng cầm quyền” [1;103]. Một
nền kinh tế phát triển và tình hình chính trị tương đối ổn định so với các quốc gia
Tây Âu khác thời cận đại cũng chứng tỏ chế độ hai đảng ở nước Anh có vị trí và vai
trò vô cùng quan trọng. Sự vận hành của chế độ hai đảng ảnh hưởng lớn tới đời
sống chính trị - xã hội nói chung và cả hệ thống chính trị nước Anh nói riêng. Do
vậy việc nghiên cứu chế độ lưỡng đảng, một trong những yếu tố của hệ thống chính
trị ở nước Anh thời cận đại là hết sức cần thiết.
Nước Anh được xem là nơi điển hình của hệ thống hai đảng. Mục đích chính
trị của chế độ hai đảng hướng tới hiệu quả kinh tế, chính trị, xã hội mang những đặc
thù của xã hội Anh và tính cách dân tộc Anh. Tuy vậy cách thức tổ chức và vận
hành của hệ thống chính trị nước Anh trong đó có chế độ lưỡng đảng mang những
giá trị quan trọng đối với nhiều nước. Họ coi nước Anh là khuôn mẫu để xây dựng
thể chế chính trị của nước mình. Việc nghiên cứu chế độ hai đảng ở nước Anh thời
cận đại để thấy được ý nghĩa khoa học và thực tiễn của chế độ này đối với nước
Anh, cũng như trong việc tìm hiểu đời sống chính trị quốc tế và qua đó học hỏi tiếp
thu những giá trị nhân loại thực sự là vấn đề cần thiết.
Xuất phát từ ý nghĩa khoa học và thực tiễn đó, trên cơ sở kế thừa nguồn tài
liệu của các học giả đi trước, chúng tôi chọn đề tài “Chế độ hai đảng ở nước Anh
thời cận đại” làm khóa luận tốt nghiệp.
2. Lich sử nghiên cứu vấn đề
Chế độ đảng phái nước Anh là một trong những nội dung quan trọng khi tìm
hiểu hệ thống chính trị Anh quốc thời cận đại. Nghiên cứu về nước Anh đã có rất
nhiều công trình, trong đó có một số công trình, bài nghiên cứu có đề cập đến chế
độ hai đảng ở nước Anh thời cận đại cụ thể như:
Trong tác phẩm Luật Hiến Pháp đối chiếu (2001) của Nguyễn Đăng Dung.
Ngoài những nội dung giới thiệu về Luật Hiến pháp ở một số nước trên thế giới là
nội dung chủ yếu, còn đề cập ít nhiều về các đảng phái chính trị, cách phân loại các
hệ thống đảng phái, sự tồn tại đồng thời của hai đảng Bảo thủ và Tự do trong nền
chính trị nước Anh thời cận đại. Mặc dù vậy công trình cũng không vượt ra khỏi
4
những hạn chế của các công trình nghiên cứu khác khi chỉ đề cập đến một phần, bộ
phận trong chế độ hai đảng ở nước Anh thời cận đại.
Tác giả Ngô Đức Tính với công trình Một số đảng chính trị trên thế giới
(2001), đã đi vào nghiên cứu đảng chính trị trong quá trình hình thành và các hình
thức chính đảng từ thời thượng cổ cho đến hiện nay. Tác dụng của phổ thông đầu
phiếu đối với việc phát triển các chính đảng trên thế giới, giới thiệu vài nét về
những đảng phái có mặt ở nước Anh. Dưới góc độ nghiên cứu chung về một số
đảng chính trị lớn trên thế giới. Tác phẩm chưa có điều kiện trình bày, đi sâu vào
hai đảng chính trị chính ở nước Anh trong thời cận đại.
Bộ sách Lịch sử thế giới (thời cận đại) (2002) tập 3 của các nhà sử học
Trung Quốc: Lưu Tộ Xương, Quang Nhân Hồng, Hàn Thừa Văn, Ngãi Châu Xương
do Phong Đảo dịch. Trong nội dung viết về nước Anh có đề cập đến lịch sử ra đời,
các cuộc vận động tranh cử của các đảng phái và sự tồn tại của chế độ hai đảng…
Tuy nhiên với một bộ thông sử thì vấn đề này mới chỉ được đề cập sơ lược mà chưa
đi sâu, chưa mang tính hệ thống.
Mặt khác, các tác gia kinh điển của chủ nghĩa Mác, Ăng - ghen cũng có
nghiên cứu về vấn đề này. Cụ thể như các cuốn C. Mác Ph. Ăngghen toàn tập
(2004), tập 1, tập 8, đều ít nhiều đề cập đến lập trường, quan điểm của các chính
đảng, đời sống của người công nhân Anh dưới chế độ đảng phái nhưng ở mức độ
khái quát, lý luận mà chưa nghiên cứu cụ thể.
Bên cạnh đó nghiên cứu về hệ thống chính trị và có đề cập đến chế độ hai
đảng ở nước Anh thời cận đại còn có một số bài viết như: Cơ chế kiểm soát quyền
lực nhà nước của vương quốc Anh (2006), và Vai trò của Đảng chính trị trong bầu
cử Hạ nghị viện Anh quốc (2007), của tác giả Trịnh Thị Xuyến. Tác giả Lưu Văn
An với bài viết Tìm hiểu về vai trò của Thủ tướng Anh (2001) đều được đăng trên
tạp chí nghiên cứu Châu Âu. Điểm chung của các bài viết này là do dung lượng hạn
hẹp cho nên những khía cạnh đề cập cũng chỉ mang tính chất khảo lược, khái quát,
chưa làm rõ đầy đủ các khía cạnh của vấn đề.
Nhìn chung đã có nhiều công trình nghiên cứu, bài viết về nước Anh thời cận
đại trên các lĩnh vực trong đó có vấn đề hệ thống chính trị, nhưng còn mang tính
chất đại cương, sơ lược. Trong các công trình ấy không có một công trình nào đi
5
sâu vào tìm hiểu một cách có hệ thống về vấn đề “Chế độ hai đảng ở nước Anh thời
cận đại”. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu của các học giả, chúng tôi tổng hợp tài liệu,
nghiên cứu, và làm rõ hơn vấn đề: “Chế độ hai đảng ở nước Anh thời cận đại”.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Với đề tài này chúng tôi tập trung đi sâu vào sự ra đời và hoạt động của chế
độ hai đảng ở nước Anh thời kì cận đại. Bên cạnh đó chúng tôi còn khảo sát điều
kiện hình thành chế độ hai đảng trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế - xã hội.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Chúng tôi đi sâu nghiên cứu và tìm hiểu chế độ hai đảng ở nước Anh chủ yếu
trong khoảng thời gian từ đầu thế kỉ XIX cho đến đầu thế kỉ XX. Trong đó chúng
tôi nghiên cứu về cơ sở hình thành, sự ra đời và hoạt động của chế độ hai đảng.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu vấn đề “Chế độ hai đảng ở nước Anh thời cận đại”, chúng tôi
nhằm thực hiện các mục đích:
- Làm sáng tỏ sự ra đời và hoạt động của chế độ hai đảng ở nước Anh thời
cận đại. Từ đó rút ra những nhận xét, đánh giá về hoạt động cũng như vai trò của
hai đảng Bảo thủ và Tự do ở nước Anh để thấy được những ưu, nhược điểm của chế
độ này.
- Thực hiện đề tài còn giúp tôi lĩnh hội thêm những kiến thức về lĩnh vực lịch
sử thế giới thời cận đại, bổ sung những hiểu biết nhằm phục vụ cho công tác giảng
dạy sau này. Đồng thời giúp những ai quan tâm đến lĩnh vực chính trị thế giới sẽ có
được những tư liệu bổ ích.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được những mục đích nêu trên, chúng tôi hướng vào thực hiện những
nhiệm vụ sau:
- Tìm hiểu về cơ sở để thiết lập chế độ hai đảng ở nước Anh.
- Làm rõ khái niệm về đảng phái chính trị và chế độ hai đảng.
- Phân tích và làm sáng tỏ sự ra đời và hoạt động của chế độ hai đảng ở nước
Anh.
6
- Rút ra những nhận xét, đánh giá về chế độ hai đảng.
5. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
5.1. Nguồn tài liệu
Trong quá trình tiến hành nghiên cứu đề tài, chúng tôi khai thác từ các nguồn
tư liệu sau:
- Các công trình nghiên cứu về lịch sử nước Anh, hệ thống chính trị các nước
châu Âu và thế giới dưới dạng văn bản gốc của những tác giả trong nước, tài liệu
dịch…
- Tạp chí, báo thuộc chuyên ngành chính trị, kinh tế - xã hội.
- Các bài viết liên quan đến đảng phái chính trị ở các nước tư bản trên thế
giới, nước Anh thời kì cận đại trên các website.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
- Về phương pháp luận: Khi nghiên cứu đề tài này, chúng tôi đứng trên quan
điểm của chủ nghĩa Mac - Lênin, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam để xem
xét đánh giá các sự kiện lịch sử.
- Về phương pháp nghiên cứu: Chúng tôi kết hợp chặt chẽ cả hai phương
pháp nghiên cứu của chuyên ngành lịch sử là phương pháp lịch sử và phương pháp
logic. Ngoài ra, chúng tôi sử dụng các phương pháp tổng hợp, so sánh, thống kê,
khái quát tư liệu, để làm sáng tỏ nội dung cần trình bày theo yêu cầu của đề tài.
6. Đóng góp của đề tài
Với mục đích tìm hiểu chế độ hai đảng ở nước Anh thời cận đại cho nên đề
tài hoàn thành sẽ đem đến cái nhìn toàn diện về chế độ hai đảng mà nước Anh đã
thực thi trong thời cận đại, ở các phương diện như: cơ sở hình thành, sự ra đời của
hai đảng chính trị chính, hoạt động của hai đảng trong hệ thống chính trị nước
Anh,… Từ đó nêu những nhận xét về chế độ hai đảng trong bộ máy nhà nước Anh
thời kì cận đại, góp phần rút ra bài học kinh nghiệm cho các quốc gia trên thế giới
trong sự vận hành chế độ đảng phái.
Ngoài ra, việc nghiên cứu quá trình thực thi chế độ hai đảng ở nước Anh thời
cận đại, từ đó tìm hiểu đời sống chính trị quốc tế ngày nay là điều hết sức cần thiết.
Đề tài hoàn thành sẽ là nguồn tư liệu tham khảo cho những ai quan tâm nghiên cứu
vấn đề này.