Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

T
PREMIUM
Số trang
92
Kích thước
1.2 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1561

Chế độ của người bị tạm giam theo luật thi hành tạm giữ, tạm giam

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN VĂN ĐÔNG

CHẾ ĐỘ CỦA NGƢỜI BỊ TẠM GIAM

THEO LUẬT THI HÀNH TẠM GIỮ, TẠM GIAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ

CHUYÊN NGÀNH LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ

ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2020

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

CHẾ ĐỘ CỦA NGƢỜI BỊ TẠM GIAM

THEO LUẬT THI HÀNH TẠM GIỮ, TẠM GIAM

Chuyên ngành: Luật Hình sự và Tố tụng hình sự

Định hƣớng nghiên cứu

Mã số: 83080104

Người hướng dẫn khoa học: TS. LÊ HUỲNH TẤN DUY

Học viên: NGUYỄN VĂN ĐÔNG

Lớp: Cao học, khóa 26

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2020

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn Thạc sĩ Luật học với đề tài: “Chế độ của người

bị tạm giam theo Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam” là công trình nghiên cứu do

chính tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Lê Huỳnh Tấn Duy. Luận

văn có sử dụng, trích dẫn một số tài liệu của các cơ quan chuyên ngành và ý kiến

của các chuyên gia. Các thông tin này đều được trích dẫn nguồn cụ thể, đầy đủ và

chính xác. Các số liệu, thông tin được sử dụng trong Luận văn là hoàn toàn khách

quan và trung thực.

Ngƣời cam đoan

Nguyễn Văn Đông

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Stt Chữ viết tắt Cụm từ đầy đủ

1 TP. Hồ Chí Minh Thành phố Hồ Chí Minh

2 TTHS Tố tụng hình sự

3 VKSND Viện Kiểm sát nhân dân

4 XHCN Xã hội chủ nghĩa

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU......................................................................................................1

CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHẾ ĐỘ CỦA NGƢỜI BỊ

TẠM GIAM.............................................................................................................7

1.1. Khái niệm, đặc điểm chế độ của ngƣời bị tạm giam...................................7

1.1.1. Khái niệm chế độ của người bị tạm giam .................................................7

1.1.2. Đặc điểm chế độ của người bị tạm giam...................................................9

1.2. Ý nghĩa của việc quy định chế độ của ngƣời bị tạm giam........................10

1.3. Cơ sở quy định chế độ của ngƣời bị tạm giam..........................................12

1.3.1. Cơ sở lý luận...........................................................................................12

1.3.2. Cơ sở thực tiễn........................................................................................14

1.4. Nguyên tắc thực hiện chế độ của ngƣời bị tạm giam................................15

1.4.1. Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa ...................................................15

1.4.2. Nguyên tắc tôn trọng và bảo đảm quyền công dân .................................17

1.4.3. Nguyên tắc cá thể hóa chế độ của người bị tạm giam.............................17

1.5. So sánh chế độ của ngƣời bị tạm giam với chế độ của ngƣời chấp hành

hình phạt tù ........................................................................................................19

Kết luận Chƣơng 1 ................................................................................................23

CHƢƠNG 2. QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ CHẾ ĐỘ CỦA NGƢỜI BỊ TẠM

GIAM .....................................................................................................................25

2.1. Khái quát lịch sử một số quy định về chế độ của ngƣời bị tạm giam......25

2.2. Quy định pháp luật hiện hành về chế độ của ngƣời bị tạm giam ............28

2.2.1. Quy định về chế độ ăn, ở của người bị tạm giam....................................28

2.2.2. Quy định về chế độ mặc và tư trang của người bị tạm giam...................31

2.2.3. Quy định vể chế độ gửi, nhận thư, sách, báo và tài liệu của người bị tạm

giam..................................................................................................................32

2.2.4. Quy định về chế độ chăm sóc y tế của người bị tạm giam ......................32

2.2.5. Quy định về chế độ sinh hoạt tinh thần của người bị tạm giam ..............35

2.3. Chế độ của ngƣời bị tạm giam theo pháp luật quốc tế và một số nƣớc

trên thế giới.........................................................................................................36

2.3.1. Chế độ của người bị tạm giam theo pháp luật quốc tế............................36

2.3.2. Chế độ của người bị tạm giam theo pháp luật của một số quốc gia trên

thế giới..............................................................................................................42

Kết luận Chƣơng 2 ................................................................................................48

CHƢƠNG 3. THỰC TIỄN THỰC HIỆN QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ CHẾ

ĐỘ CỦA NGƢỜI BỊ TẠM GIAM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN ................49

3.1. Tổng quan về tình hình ngƣời bị tạm giam...............................................49

3.1.1. Tình hình người bị tạm giam tại các cơ sở giam giữ ..............................49

3.1.2. Mô hình tổ chức các cơ sở giam giữ .......................................................51

3.1.3. Tình hình, biên chế cán bộ, chiến sỹ tại các cơ sở giam giữ ...................51

3.2. Thực tiễn thực hiện quy định pháp luật về chế độ của ngƣời bị tạm giam

.............................................................................................................................52

3.2.1. Thực tiễn thực hiện quy định pháp luật về chế độ ăn của người bị tạm

giam..................................................................................................................52

3.2.2. Thực tiễn thực hiện quy định pháp luật về chế độ ở của người bị tạm

giam..................................................................................................................54

3.2.3. Thực tiễn thực hiện quy định pháp luật chế độ mặc và tư trang của người

bị tạm giam.......................................................................................................57

3.2.4. Thực tiễn thực hiện quy định pháp luật về chế độ gửi, nhận thư, sách, báo

và tài liệu của người bị tạm giam .....................................................................58

3.2.5. Thực tiễn thực hiện quy định pháp luật về chế độ chăm sóc y tế của người

bị tạm giam.......................................................................................................59

3.2.6. Thực tiễn thực hiện quy định pháp luật về chế độ sinh hoạt tinh thần của

người bị tạm giam.............................................................................................63

3.3. Giải pháp hoàn thiện và bảo đảm thực hiện quy định pháp luật về chế độ

của ngƣời bị tạm giam .......................................................................................65

3.3.1. Giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật về chế độ của người bị tạm

giam..................................................................................................................65

3.3.2. Các giải pháp bảo đảm thực hiện quy định pháp luật về chế độ của người

bị tạm giam.......................................................................................................69

Kết Luận Chƣơng 3...............................................................................................72

KẾT LUẬN ...........................................................................................................74

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Quyền con người là giá trị phổ quát và nguyện vọng của nhân loại. Hiện nay đa

số các quốc gia trên thế giới đều nỗ lực ghi nhận và bảo đảm thực thi quyền con người.

Việt Nam chúng ta trong bối cảnh hội nhập quốc tế, xây dựng Nhà nước pháp quyền,

cải cách tư pháp, triển khai Hiến pháp 2013 vào cuộc sống và giữ vai trò thành viên của

Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc quốc nhiệm kỳ 2014 - 2016 nên vấn đề bảo vệ

và thúc đẩy quyền con người được Đảng và Nhà nước quan tâm hơn bao giờ hết.

Tạm giam là một trong những biện pháp ngăn chặn được các cơ quan tiến hành tố

tụng áp dụng đối với bị can, bị cáo nhằm kịp thời ngăn chặn tội phạm, đảm bảo cho công

tác điều tra, truy tố, xét xử cũng như thi hành án được thuận lợi. Việc áp dụng biện pháp

tạm giam không chỉ là hoạt động rất quan trọng trong quá trình tố tụng hình sự mà nó

còn ảnh hưởng trực tiếp đến các quyền và tự do cơ bản của công dân được quy định

trong Hiến pháp, pháp luật. Vì vậy, để đảm bảo các chế độ đối với người bị tạm giam

trên thực tế, Quốc hội đã thông qua Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam năm 2015.

Qua quá trình làm việc, áp dụng trong thực tiễn đã đặt ra nhiều vấn đề vướng

mắc, bất cập liên quan đến chế độ tạm giam của bị can, bị cáo đòi hỏi khoa học luật

tố tụng hình sự phải tiếp tục nghiên cứu, giải quyết. Trong đó, việc áp dụng các chế

độ đối với người bị tạm giam như: ăn, ở, mặc, tư trang, gửi, nhận thư, sách, báo, tài

liệu, chăm sóc y tế, sinh hoạt tinh thần vẫn còn nhiều hạn chế. Cụ thể đó là: chế độ

ăn của người bị tạm giam hiện nay thấp hơn nhiều so với mức định lượng cần thiết

của người bình thường ngoài xã hội; chế độ ở chưa đảm bảo 2m2

/1 người theo qui

định; chế độ mặc và tư trang chưa đảm bảo, vẫn còn xảy ra việc vi phạm trong cấp

phát tư trang cho người bị tạm giam; chế độ gửi, nhận thư, sách, báo và tài liệu còn

bất cập, khó khăn trong khâu kiểm tra, kiểm duyệt; chế độ chăm sóc y tế cũng chưa

được tốt, nhất là đối với người bị tạm giam là phụ nữ có thai hoặc nuôi con dưới 36

tháng tuổi; chưa có quy định, cơ chế thống nhất áp dụng các hình thức sinh hoạt

tinh thần của người bị tạm giam như: xem truyền hình, sinh hoạt tín ngưỡng, tôn

giáo,… đã ảnh hưởng đến quyền lợi của người bị tạm giam.

Nguyên nhân của tình trạng trên xuất phát từ tình hình thực tế cơ sở vật chất

tại các cơ sở giam giữ hầu hết đã xuống cấp, số lượng người bị tạm giam luôn quá

tải, trình độ, năng lực một bộ phận cán bộ làm việc tại đây còn hạn chế, bất cập.

2

Việc phân định trách nhiệm trong kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ của

người bị tạm giam giữa các cơ quan có liên quan nhất là giữa thủ trưởng các cơ sở

giam giữ với Viện kiểm sát chưa rõ ràng, cơ chế phối hợp thiếu đồng bộ. Mặt khác,

pháp luật của chúng ta chưa đồng bộ, nhiều lĩnh vực pháp luật chưa quy định cụ thể

hoặc có quy định nhưng lại chung chung, hoặc có quy định nhưng qua thời gian áp

dụng đến nay không còn phù hợp nữa cần phải sửa đổi, bổ sung, thay thế.

Vì những lý do trên, tác giả đã chọn đề tài: “Chế độ của người bị tạm giam

theo Luật thi hành tạm giữ, tạm giam” để làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình.

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Hiện nay, tạm giam được các nhà nghiên cứu tiếp cận dưới góc độ là một

biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự, nhưng lại chưa có nghiên cứu sâu và cụ

thể về chế độ của người bị tạm giam theo Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam.

Ở nước ta, có một số công trình nghiên cứu về tạm giam dưới góc độ là biện

pháp ngăn chặn như thạc sĩ Nguyễn Mai Bộ có công trình "Những biện pháp ngăn

chặn trong tố tụng hình sự" (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997). Đây là công

trình viết về các biện pháp ngăn chặn nói chung, trong đó có biện pháp tạm giam; TS.

Nguyễn Vạn Nguyên có công trình "Các biện pháp ngăn chặn và những vấn đề nâng

cao hiệu quả của chúng" (Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 1995); thạc sĩ Phạm

Thanh Bình và TS. Nguyễn Vạn Nguyên có công trình "Những điều cần biết về bắt

người, tạm giữ, tạm giam đúng pháp luật" (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1993);...

Về luận văn thạc sĩ, có “Biện pháp ngăn chặn tạm giữ, tạm giam và thực tiễn áp

dụng của cơ quan điều tra, viện kiểm sát các cấp tỉnh Thừa Thiên Huế”, Luận văn thạc

sĩ luật học, Nguyễn Trọng Phúc, Khoa Luật - Trường Đại học Quốc gia Hà Nội,

(2002). Luận văn này viết cụ thể về biện pháp tạm giữ và tạm giam trong đó có trình

bày về lý luận và góc độ pháp luật. Nhưng do sự hạn chế về dung lượng mà đề tài lại

có đến hai đối tượng là biện pháp tạm giữ và tạm giam nên vẫn chưa thực sự chuyên

sâu về biện pháp tạm giam (đánh giá nó trên phương diện lịch sử, lý luận và thực tiễn).

Về góc độ kiểm sát hoạt động tạm giữ, tạm giam có các luận văn thạc sĩ là:

“Kiểm sát tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự (trên cơ sở số liệu thực tiễn tại

địa bàn thủ đô Hà Nội)”, Trần Thế Linh, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Khoa Luật￾Đại học Quốc gia Hà Nội, 2014; “Vai trò của viện kiểm sát trong việc áp dụng các

biện pháp ngăn chặn: bắt, tạm giữ, tạm giam trong luật tố tụng hình sự Việt Nam”,

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!