Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Chế độ bảo hiểm thai sản kinh nghiệm của thế giới và kiến nghị với Việt Nam
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Chuyên mục: Xã hội & Nhân văn hác - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 03 (2017)
92
CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM THAI SẢN
KINH NGHIỆM CỦA THẾ GIỚI VÀ KIẾN NGHỊ VỚI VIỆT NAM
Trần Thị Kim Anh
Tóm tắt
Chế độ bảo hiểm thai sản là một chế độ bảo hiểm đặc thù của hệ thống các chế độ của Bảo hiểm xã hội
(BHXH). Đó là sự bảo đảm một phần thu nhập bị giảm và chi phí tăng thêm cho người lao động (NLĐ)
khi mang thai, thực hiện các biện pháp tránh thai, nạo hút thai, thai chết lưu, sinh con, khi nhận nuôi
con sơ sinh. Bài viết phân tích quy định của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) và kinh nghiệm của: Đức,
Nga, Thụy Điển, Pháp, Trung Quốc, Nhật Bản trong việc xây dựng chế độ bảo hiểm thai sản để từ đó
rút ra những khuyến nghị cho việc hoàn thiện chế độ này ở Việt Nam.
Từ khóa: Bảo hiểm, Bảo hiểm thai sản, chế độ thai sản
MATERNITY INSURANCE – EXPERIENCES OF THE WORLD AND
RECOMMENDATIONS FOR VIETNAM
Abstract
Maternity insurance is a special insurance scheme of the social insurance scheme. This is a
compensation for partial earnings which is reduced and additional costs which are incurred by
employees during pregnancy, contraception, abortion, stillbirth, childbirth, and adoption of a newborn
child. The article analyzes the provisions of the International Labor Organization (ILO) and the
experiences of Germany, Sweden, France, China and Japan in the development of maternity insurance
schemes to draw out recommendations for the improvement of this scheme in Viet Nam.
Keywords: Insurance, maternity insurance, maternity.
1. Đặt vấn đề
Trong xu hướng toàn cầu hóa, hội nhập nền
kinh tế quốc tế hiện nay, các hoạt động sản xuất
kinh doanh ngày càng được mở rộng và phát
triển. Một trong những nguồn lực quan trọng
quyết định đến sự phát triển của quan hệ sản xuất
đó chính là yếu tố NLĐ Khi quyền và lợi ích của
NLĐ được đảm bảo thì quan hệ lao động sẽ được
ổn định. Chế độ bảo hiểm thai sản là một chế độ
bảo hiểm xã hội (BHXH) được pháp luật quốc tế
và pháp luật quốc gia ghi nhận nhằm đảm bảo
quyền lợi cho NLĐ Là một quốc gia có chế độ
bảo hiểm thai sản muộn so với các nước phát
triển khác, Việt Nam cần có sự nhìn nhận và tiếp
thu có chọn lọc những điểm phù hợp để hoàn
thiện chế độ chế độ này.
2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: báo cáo
và tài liệu của ILO, báo cáo và số liệu của BHXH
Việt Nam và một số nghiên cứu của các tác giả
trong nước.
Phương pháp phân tích số liệu: sử dụng
phương pháp so sánh thống kê và mô tả thống kê.
3. Kết quả nghiên cứu
3.1. Chế độ bảo hiểm thai sản trong các Công
ước và khuyến nghị của Tổ chức Lao động
Quốc tế
Một trong những chức năng chính của ILO là
hình thành những quy định có tính pháp lý và
chương trình mang tính toàn cầu nhằm cải thiện
điều kiện sống và làm việc của người lao động.
ILO ghi nhận chế độ bảo hiểm thai sản là một
trong ba chế độ BHXH quan trọng. Cụ thể, Điều
2 Công ước 102 của ILO quy định:“mọi nước
thành viên chịu hiệu lực của Công ước này sẽ
phải áp dụng: ít nhất là 3 phần trong các phần II,
III, IV, V, VI, VII, VIII, IX và X…”. Trong đó
phần VIII quy định về chế độ trợ cấp thai sản.
- Về đối tượng áp dụng chế độ bảo hiểm thai
sản:
Theo Điều 43 Công ước 102 của ILO, đối
tượng được bảo vệ bởi chế độ thai sản bao gồm:
mọi phụ nữ là lao động làm công ăn lương với số
lượng tham gia tối thiểu là 50% hoặc toàn bộ phụ
nữ hoạt động kinh tế thường trú trong nước với
số lượng tham gia tối thiểu là 20%; hoặc toàn bộ
dân cư thường trú trong nước với số lượng tham
gia tối thiểu là 50% Đối với các quốc gia có nền
kinh tế và phương tiện y tế chưa phát triển đủ
mức và có bản tuyên bố được phê chuẩn việc
thực hiện chưa đầy đủ các khuyến cáo theo Công
ước 102 thì diện bảo vệ bao gồm những NLĐ
làm công ăn lương nhưng tối thiểu là 50% số
người làm việc trong các cơ sở công nghiệp sử
dụng ít nhất 20 lao động.
- Về điều kiện hưởng bảo hiểm thai sản:
Điều 47 Công ước số 102 của ILO quy định:
“Trường hợp bảo vệ bao gồm thai nghén, sinh đẻ
và những hậu quả tiếp theo, và sự gián đoạn thu
nhập nảy sinh như pháp luật của quốc gia quy định”.
Đồng thời, để tránh lạm dụng chế độ trợ cấp
thai sản, có thể bổ sung quy định về điều kiện
hưởng trợ cấp thai sản là phải có một khoảng thời
gian tham gia BHXH tối thiểu, gọi là thâm niên
BHXH.
- Về mức hưởng, thời gian hưởng chế độ bảo hiểm
thai sản:
Công ước102 của ILO quy định: “Trong trường hợp
gián đoạn thu nhập do thai nghén, sinh đẻ và
những hậu quả tiếp theo, trợ cấp sẽ là chế độ chi
trả định kỳ được tính theo quy định tại Điều 65
hoặc Điều 66. Mức chi trả định kỳ có thể thay đổi