Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

CHẾ ĐỊNH THỪA KẾ TRONG PHÁP LUẬT PHONG KIẾN VIỆT NAM
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
CHẾ ĐỊNH THỪA KẾ
TRONG PHÁP LUẬT PHONG KIẾN VIỆT NAM
I) MỘT VÀI NÉT VỀ PHÁP LUẬT PHONG KIẾN
Pháp luật ra đời, các vua chúa phong kiến có trong tay một phương tiện hữu hiệu
trong việc điều hành và quản lý nhà nước. Vì vậy, các vua chúa phong kiến đã
không ngừng xây dựng và hoàn thiện pháp luật. Pháp luật phong kiến được xây
dựng và ban bố ở triều vua này nhưng lại tiếp tục được bổ sung và áp dụng ở
những đời vua sau. Tuy nhiên, do tình hình chính trị xã hội ở từng triều đại và mỗi
đời vua có những biến động nên hoạt động xây dựng pháp luật được quan tâm và
phát triển ở các mức độ khác nhau. Nhưng nhìn chung, dưới giác độ pháp điển hoá,
pháp luật phong kiến Đại việt về căn bản có những bộ luật cơ bản như Bộ hình thư
thời nhà Lý; Bộ hình thư thời nhà Trần; Quốc triều hình luật và Quốc triều khám
tụng điều lệ thuộc triều hậu Lê và Bộ Hoàng Việt luật lệ (Luật Gia Long) của triều
Nguyễn…
Song, pháp luật phong kiến mang đặc điểm chung là chưa được chia tách một cách
rạch ròi các ngành luật. Mỗi triều đại thường chỉ ban hành một bộ luật tổng hợp và
bộ luật đó có hiệu lực trong suốt thời kỳ tồn tại của triều đại đó. Đặc biệt những
thành tựu lập pháp trong thời gian này tập trung nhất ở thời kỳ Lê sơ, đỉnh cao là
thời kỳ vua Lê Thánh Tông đã trở thành mẫu mực. Trong gần 40 năm trị vì của
mình, Lê Thánh Tông đã ban hành nhiều luật lệ và còn được lưu lại đến ngày nay.
Không chỉ ban hành nhiều luật lệ (qua các chiếu, chỉ, đạo dụ, sắc phong...) mà hoạt
động tập hợp hoá, pháp điển hoá pháp luật cũng được chú trọng thích đáng. Bộ
Quốc triều hình luật là bộ luật tiêu biểu nhất trong hoạt động lập pháp trong lịch sử
pháp luật phong kiến Việt Nam.
Trừ bộ Quốc triều khám tụng điều lệ là bộ luật về tố tụng, các bộ luật khác trong
thời kỳ này đều có nội dung tổng hợp bao gồm nhiều quy phạm pháp luật của
nhiều ngành luật khác nhau. Bố cục của các bộ luật về cơ bản đều mô phỏng theo
1