Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

CHÂU MỸ LA-TINH VÀ HỌC THUYẾT MONROE ppt
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
CHÂU MỸ LA-TINH VÀ HỌC THUYẾT MONROE
Vào những thập niên đầu tiên của thế kỷ XIX, miền Trung và Nam Mỹ đã hướng
về Cách mạng. Tư tưởng tự do đã khuấy động nhân dân châu Mỹ La-tinh từ thời
các thuộc địa Anh chiến đấu giành tự do. Cuộc chinh phục Tây Ban Nha của
Napoleon năm 1808 đã báo hiệu người Mỹ La-tinh sẽ vùng lên khởi nghĩa. Cho
tới năm 1822, dưới sự lãnh đạo tài tình của Simon Bolivar, Francisco Miranda,
José de San Martin và Miguel Hidalgo, tất cả khu vực nói tiếng Tây Ban Nha và
Bồ Đào Nha ở châu Mỹ - từ Argentina và Chile ở miền Nam tới Mexico ở miền
Bắc - đều đã giành được độc lập.
Nhân dân Hợp chủng quốc Hoa Kỳ đã quan tâm sâu sắc đến việc củng cố lại
những kinh nghiệm của chính họ trong việc đoạn tuyệt với chế độ cai trị của châu
Âu. Những phong trào đòi độc lập ở châu Mỹ La-tinh đã khẳng định niềm tin nơi
họ về quyền tự trị. Năm 1822, Tổng thống James Monroe, trước áp lực ngày càng
lớn của dư luận, đã cho phép công nhận các quốc gia mới ở Mỹ La-tinh và đã
nhanh chóng trao đổi công sứ với các quốc gia này. Tổng thống đã công nhận họ
là các quốc gia độc lập thực sự, hoàn toàn tách khỏi những mối ràng buộc trước
kia với châu Âu.
Chính lúc đó, Nga, Phổ và áo đã thiết lập Liên minh Thần thánh để bảo vệ họ
trước các cuộc cách mạng. Bằng việc can thiệp vào những nước nơi phong trào
của quần chúng đang đe dọa chế độ quân chủ, liên minh này - có sự tham gia của
Pháp thời hậu Napoleon - đã hy vọng có thể ngăn chặn cách mạng lan rộng. Chính
sách này đi ngược lại với nguyên tắc tự quyết của nước Mỹ.
Chừng nào mà Liên minh Thần thánh giới hạn những hoạt động của họ trong
phạm vi cựu thế giới thì điều đó không gây lo lắng cho Hợp chủng quốc Hoa Kỳ.