Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Chất lượng công chức các phường thuộc thành phố đồng hới, tỉnh quảng bình
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ
…………/………… …../…..
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
NGUYỄN THÚY HẰNG
CHẤT LƯỢNG CÔNG CHỨC CÁC PHƯỜNG
THUỘC THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI, TỈNH QUẢNG BÌNH
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG
Thừa Thiên Huế - Năm 2017
i
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ
…………/………… …../…..
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
NGUYỄN THÚY HẰNG
CHẤT LƯỢNG CÔNG CHỨC CÁC PHƯỜNG
THUỘC THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI, TỈNH QUẢNG BÌNH
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG
Mã số: 60 34 04 03
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. TRƯƠNG TẤN QUÂN
Thừa Thiên Huế - Năm 2017
ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, nội dung, số liệu và kết quả nghiên cứu trong
luận văn là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi cũng xin cam kết rằng, mọi sự giúp đỡ cho viên thực hiện
luận văn đã được cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn
đều được chỉ rõ nguồn gốc./.
Thừa Thiên Huế, ngày thángnăm 2017
Học viên
Nguyễn Thúy Hằng
iii
LỜI CÁM ƠN
Để thực hiện và hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự quan
tâm giúp đỡ tận tình, sự đóng góp quý báu của nhiều cá nhân và tập thể.
Trước tiên, tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu,
Khoa Đào tạo Sau Đại học, Học viện hành chính Quốc gia, đã tạo điều
kiện thuận lợi cho tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Đặc biệt tôi bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến TS. Trương Tấn Quân đã tận
tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Sở Nội vụ tỉnh Quảng Bình, Cục Thống
kê tỉnh Quảng Bình, Thành ủy - UBND, HĐND thành phố Đồng Hới, Ban
Tổ chức Thành ủy, phòng Nội vụ, Chi cục Thống kê thành phố Đồng
Hới, UBND các phường thuộc thành phố Đồng Hới đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi cung cấp số liệu, tài liệu giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới gia đình, người thân, anh em
cơ quan, bạn bè, đồng nghiệp, đã quan tâm động viên, giúp đỡ tôi
trong quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài.
Tuy nhiên, dù có nhiều nỗ lực, song do trình độ và thời gian có hạn nên
luận văn không tránh khỏi thiếu sót. Vì vậy, Tôi kính mong nhận được sự góp
ý chỉ bảo của các thầy cô giáo và sự chia sẻ của các bạn đồng nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn!
iv
MỤC LỤC
Lời cam đoan.................................................................................................................................i
Lời cám ơn....................................................................................................................................iv
Mục lục..............................................................................................................................................v
Danh mục các từ viết tắt.................................................................................................viii
Danh mục bảng.........................................................................................................................ix
MỞ ĐẦU............................................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC
TIỄN VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC
CẤP PHƯỜNG.................................................................................................................7
1.1 Đặc điểm và yêu cầu về chất lượng của đội ngũ công chức phường.7
1.1.1 Khái niệm, đặc điểm công chức phường.................................................7
1.1.2 Yêu cầu chất lượng đội ngũ công chức phường...........................10
1.2 Nội dung, những nhân tố ảnh hưởng và sự cần thiết nâng cao chất
lượng đội ngũ cán bộ, công chức phường..........................................17
1.2.1 Nội dung chất lượng đội ngũ công chức phường.........................17
1.2.2 Những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ công chức phường 24
1.3 Kinh nghiệm của một số địa phương về nâng cao chất lượng đội ngũ
công chức phường..................................................................................................28
1.3.1 Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước.........................28
1.3.2 Bài học kinh nghiệm cho thành phố Đồng Hới.................................34
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC
PHƯỜNG Ở THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI........................................................35
2.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ
công chức cấp phường thành phố Đồng Hới....................................35
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội thành phố Đồng Hới.............35
v
2.1.2 Khái quát về đội ngũ công chức phường trên địa bàn Thành phố
Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình...............................................................................38
2.2 Phân tích thực trạng chất lượng đội ngũ công chức phường Thành
phố Đồng Hới hiện nay.........................................................................................39
2.2.1 Thực trạng chất lượng của đội ngũ công chức phường Thành phố
Đồng Hới...........................................................................................................................39
2.2.2 Phân tích chất lượng của đội ngũ công chức phường Thành phố
Đồng Hới qua điều tra khảo sát.....................................................................44
2.2.3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công chức phường
ở thành phố Đồng Hới...........................................................................................54
2.2.4 Đánh giá chung về chất lượng của đội ngũ công chức phường thành
phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình....................................................................65
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC PHƯỜNG THÀNH PHỐ
ĐỒNG HỚI ĐẾN NĂM 2020.................................................................................68
3.1 Bối cảnh phát triển, yêu cầu và phương hướng nâng cao chất lượng đội
ngũ công chức phường Thành phố Đồng Hới đến năm 2020
..................................................................................................................................................68
3.1.1 Bối cảnh phát triển...................................................................................................68
3.1.2 Yêu cầu đặt ra đối với công chức phường Thành phố Đồng Hới đến
năm 2020...........................................................................................................................69
3.1.3 Phương hướng nâng cao chất lượng đội ngũ công chức phường
Thành phố Đồng Hới...............................................................................................70
3.2 Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ công chức phường tại Thành
phố Đồng Hới................................................................................................................72
3.2.1 Làm tốt công tác quy hoạch cán bộ trên cơ sở chuẩn hóa các chức
danh và xác định cơ cấu của đội ngũ CBCC phường.................72
3.2.2 Tiếp tục hoàn thiện và đẩy mạnh thực hiện hệ thống chế độ, chính
sách đối với công chức cấp xã, phường, thị trấn..........................80
vi
3.2.3 Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với cán bộ công chức phường . 85
3.2.4 Nâng cao trách nhiệm cá nhân và tăng cường sự giúp đỡ của cấp ủy,
chính quyền, đoàn thể cấp trên trong việc xây dựng đội ngũ CBCC
phường..............................................................................................................................87
3.3 Một số kiến nghị..........................................................................................................90
KẾT LUẬN.....................................................................................................................................94
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CB CC : Cán bộ công chức
CSVN : Cộng sản Việt Nam
HĐND : Hội đồng nhân dân
KT-XH : Kinh tế - xã hội
LLCT : Lý luận chính trị
NSNN : Ngân sách Nhà nước
SXKD : Sản xuất kinh doanh
QLNN : Quản lý nhà nước
QHCB : Quy hoạch cán bộ
TP : Thành phố
UBND : Ủy ban nhân dân
UBMTTQ : Ủy ban Mặt trận Tổ quốc
XHCN : Xã hội chủ nghĩa
viii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Trình độ chuyên môn của CBCC phường thành phố Đồng Hới
qua các năm 2013-2015……………………………………… 41
Bảng 2.2 Phẩm chất đạo đức của đội ngũ CBCC phường năm 2015……. 42
Bảng 2.3. Trình độ lý luận chính trị của CBCC phường năm 2013- 2015… 43
Bảng 2.4 Phẩm chất chính trị của đội ngũ CBCC phường năm 2015……. 45
Bảng 2.5 Phẩm chất đạo đức của công chức phường thành phố Đồng Hới
năm 2015……………………………………………………… 46
Bảng 2.6 Năng lực của đội ngũ CBCC phường năm 2015……………… 48
Bảng 2.7 Đánh giá của người dân về khả năng làm việc của đội ngũ
CBCC phường theo độ tuổi người dân năm 2015…………… 49
Bảng 2.8 Đánh giá của người dân về khả năng làm việc của đội ngũ CBCC
phường thành phố Đồng Hới theo trình độ của người dân……… 50
Bảng 2.9 Triển khai văn bản chỉ đạo của cơ quan Quản lý Nhà nước…… 51
Bảng 2.10 Khả năng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của CBCC cấp xã năm 2015 52
Bảng 2.11 Đánh giá khả năng tổ chức, tập hợp, vận động quần chúng
của CBCC cấp xã theo độ tuổi người dân năm 2015………….. 53
Bảng 2.12 Đánh giá của người dân về khả năng tổ chức, tập hợp, vận
động quần chúng của CBCC phường…………………………. 54
Bảng 2.13 Số lượng các lớp đã qua đào tạo, bồi dưỡng cho công chức
phường từ năm 2012-2015……………………………………. 60
ix
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đào tạo nguồn nhân lực nói chung, nguồn nhân lực về kinh tế
phát triển trong thời kỳ hội nhập quốc tế nói riêng là một vấn đề cấp
bách đang thu hút sự quan tâm và hành động của các cấp, các ngành,
đặc biệt là các trường đại học và các cơ quan đào tạo ở nước.
Trong thời kỳ đổi mới Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều nỗ lực để huy
động các nguồn lực cho phát triển nông nghiệp, nông thôn mà nguồn lực quan
trọng nhất là nguồn lực con người, trong đó có đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã,
phường, thị trấn (gọi tắt là công chức phường) ở các địa phương.
Thời gian qua Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chương trình, chính
sách phát triển nguồn nhân lực tại các địa phương trong đó đặc biệt chú trọng
tới việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức phường như Quyết định số
40/2006/QĐ-TTg ngày 15/2/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt kế
hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức giai đoạn 2006-2010;
Thực tế cho thấy, phần lớn cán bộ, công chức ở cấp chính quyền cơ sở có
trình độ văn hóa tiểu học và trung học cơ sở vẫn chiến tỷ lệ 24,41%, trình độ
chuyên môn, lý luận chính trị chủ yếu là trung cấp và sơ cấp và số chưa được đào
tạo lần lượt là 48,74% và 54,82%, từ đó ảnh hưởng đến công tác lãnh đạo, chỉ đạo,
công tác chuyên môn tại đơn vị để bảo đảm phát triển KT-XH, an ninh chính trị,
trật tự an toàn xã hội tại địa phương gặp nhiều khó khăn.
Đội ngũ cán bộ cơ sở ở các phường có vai trò đặc biệt quan trọng trong
quá trình phát triển KT-XH, thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp
luật của nhà nước, giữ vững ổn định chính trị, trật tự và an toàn xã hội, xóa đói
giảm nghèo và chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi tại mỗi địa phương. Để
nghiên cứu, tìm hiểu trình độ của công chức phường trên địa bàn thành phố hiện
nay như thế nào? Chất lượng công tác cho công chức phường hiện nay ra sao?
Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cán bộ là gì? Xuất phát
1
từ những vấn đề đó chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: "Chất lượng
công chức các phường thuộc thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình”.
2. Tổng quan các công trình có liên quan
Đã có nhiều công trình nghiên cứu về chất lượng đội ngũ cán bộ
như Nguyễn Đức Vân (2003) Nâng cao chất lượng cán bộ quản lý trong các
doanh nghiệp nhà nước có qui mô lớn Luận án tiến sỹ, Trường Đại học
Kinh tế quốc dân [20]; Phạm Thành Minh (2010) Nâng cao chất lượng cán
bộ quản lý tại văn phòng Cục Đăng kiểm Việt Nam Luận văn thạc sỹ,
trường Đại học Kinh tế quốc dân [23]; Nguyễn Vân Giang (2010) Nâng cao
chất lượng cán bộ quản lý tại Tổng Công ty tư vấn xây dựng thuỷ lợi Luận
văn thạc sỹ, trường Đại học Kinh tế quốc dân [21]; Nguyễn Minh Huệ
(2013) Nâng cao chất lượng nhân lực của Nhà xuất bản Chính trị quốc gia -
Sự thật Luận văn thạc sỹ, Đại học Kinh tế quốc dân [22]; Đỗ Thị Ngọc Ánh
(2014) Nâng cao chất lượng cán bộ công chức tại UBND huyện Sóc Sơn
Chuyên đề KTLĐ/K52-70. Đại học Kinh tế quốc dân [13]; Lê Xuân San
(2014) Nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng của chi nhánh ngân hàng
thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Bắc Giang. Luận văn thạc sỹ, Đại
học Kinh tế quốc dân [19]; Hà Thị Hồng Minh (2015) Nâng cao chất lượng
biên tập viên tại Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC Luận văn thạc sỹ, Đại
học Kinh tế quốc dân [14]; Phan Hữu Thắng (2015) Nâng cao chất lượng
đội ngũ cán bộ quản lý tài chính tại Sở Tài chính tỉnh Quảng Bình Luận văn
thạc sỹ, Đại học Đồng Hới [24].
Các nghiên cứu trên đã xây dựng khung lý thuyết nghiên cứu nâng
cao chất lượng đội ngũ cán bộ. Tuy nhiên đối với từng lĩnh vực hoạt động
quản lý kinh tế xã hội, chất lượng nhân lực lại có những đặc điểm khác
nhau. Cho đến nay chưa có nghiên cứu nào đề cập đến chất lượng đội ngũ
cán bộ làm công tác tại các phường trên địa bàn thành phố Đồng Hới.
Vì thế việc nghiên cứu vấn đề này có ý nghĩa thiết thực.
2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1.Mục đích nghiên cứu
Đánh giá chất lượng công tác cho đội ngũ công chức phường
ở thành phố Đồng Hới, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng
cao chất lượng công tác cho đội ngũ công chức phường trên địa
bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình trong thời gian tới.
3.2.Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hoá lý luận và thực tiễn về chất lượng công chức phường.
- Đánh giá thực trạng chất lượng công chức phường ở thành phố Đồng
Hới hiện nay, chỉ ra những thành ựu, hạn chế và nguyên nhân hạn chế.
- Đề xuất phương hướng và một số giải pháp nâng cao chất
lượng đội ngũ công chức phường trên địa bàn thành phố Đồng Hới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là chất lượng đội ngũ công
chức phường.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
* Nội dung
- Nghiên cứu chất lượng đội ngũ công chức phường về trình độ và năng
lực chuyên môn, phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp và sức khỏe.
* Không gian
Đề tài nghiên cứu trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh
Quảng Bình. * Thời gian
Thông tin số liệu thu thập trong thời gian 2011-2016, đề xuất
phương hướng giải pháp đến năm 2020.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Khung phân tích của luận văn
3