Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Chất lượng cán bộ công chức cấp xã tại huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
–––––––––––––––––––––––––––
NGUYỄN CHÍ QUYỀN
CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ CÔNG CHỨC CẤP XÃ
TẠI HUYỆN BẢO YÊN - TỈNH LÀO CAI
LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG
NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
THÁI NGUYÊN - 2020
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
–––––––––––––––––––––––––––
NGUYỄN CHÍ QUYỀN
CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ CÔNG CHỨC CẤP XÃ
TẠI HUYỆN BẢO YÊN - TỈNH LÀO CAI
NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
Mã số: 8.34.04.10
LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG
Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Thúy Vân
THÁI NGUYÊN - 2020
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng Luận văn thạc sĩ kinh tế: “Chất lượng ngũ cán bộ
công chức cấp xã tại huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai” được hoàn thành là công
trình nghiên cứu độc lập của bản thân với sự giúp đỡ tận tình của giáo viên hướng
dẫn TS. Nguyễn Thị Thúy Vân. Tác giả cam đoan các số liệu, trích dẫn trong luận
văn có nguồn gốc rõ ràng và trung thực, kết quả nghiên cứu này chưa được công bố
trong những công trình được nghiên cứu từ trước đến nay.
Thái Nguyên, tháng năm 2020
Tác giả luận văn
Nguyễn Chí Quyền
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ quý
báu của tập thể và các cá nhân. Nhân đây tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn của mình:
Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn giảng viên hướng dẫn khoa học: TS.
Nguyễn Thị Thúy Vân đã rất tận tình hướng dẫn, chỉ bảo cho tôi trong suốt thời
gian thực hiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới Ban giám hiệu Nhà trường cùng các thầy, cô
giáo khoa Sau Đại học Trường Đại học Kinh tế & Quản trị Kinh doanh - Đại học
Thái Nguyên đã giúp đỡ, dạy bảo tôi trong quá trình học tập.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ công chức tại Huyện
Bảo Yên, tỉnh Lào Cai đã tạo điều kiện thuận lợi và luôn tận tình cung cấp những
tài liệu cũng như giúp tôi thu thập thông tin cần thiết cho Luận văn. Đồng thời tôi
xin chân thành cảm ơn đến gia đình tôi, những người thân, những người bạn của tôi
đã luôn hỗ trợ và thường xuyên động viên tinh thần tôi trong suốt quá trình học tập
và hoàn thành luận văn này.
Mặc dù tôi đã có nhiều cố gắng đề hoàn thiện luận văn của mình, tuy nhiên
vẫn không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Rất mong nhận được sự đóng góp
quý báu của các thầy cô giáo và các bạn.
Thái Nguyên, tháng năm 2020
Tác giả luận văn
Nguyễn Chí Quyền
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN............................................................................................................ii
MỤC LỤC................................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC BẢNG , BIỂU ĐỒ ...................................................................vi
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu .......................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ...............................................................................3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...........................................................................3
4. Những đóng góp của luận văn ................................................................................4
5. Bố cục của luận văn ................................................................................................4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CÔNG CHỨC CẤP XÃ.........................................5
1. 1. Cơ sở lý luận về nâng cao chất lượng cán bộ công chức cấp xã.........................5
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò cán bộ công chức cấp xã.....................................5
1.1.2. Nâng cao chất lượng cán bộ công chức cấp xã .................................................8
1.1.3. Nội dung nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã...................11
1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp
xã…………………………………………………………………………………...18
1.2. Cơ sở thực tiễn về nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp xã và bài học
kinh nghiệm cho huyện Bảo Yên..............................................................................20
1.2.1. Cơ sở thực tiễn nâng cao chất lượng cán bộ công chức cấp xã trên địa bàn
huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa .......................................................................................20
1.2.2. Cơ sở thực tiễn về nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn
huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên...........................................................................................22
1.2.3. Bài học kinh nghiệm về nâng cao chất lượng cán bộ công chức cấp xã trên địa
bàn huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai ..........................................................................................23
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................25
2.1. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................25
2.2. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................25
iv
2.2.1 Phương pháp thu thập thông tin .....................................................................25
2.2.2. Phương pháp tổng hợp thông tin.....................................................................27
2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin ....................................................................27
2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu.......................................................................28
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG NÂNG
CAO CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ CÔNG CHỨC CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN BẢO YÊN, TỈNH LÀO CAI...................................................................30
3.1. Giới thiệu về địa bàn nghiên cứu .......................................................................30
3.1.1. Điều kiện tự nhiên...........................................................................................30
3.1.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội huyện Bảo Yên......................................32
3.2. Thực trạng chất lượng cán bộ, công chức cấp xã huyện Bảo Yên.....................34
3.3. Hoạt động nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện
Bảo Yên, tỉnh Lào Cai...............................................................................................38
3.3.1. Xây dựng đề án vị trí việc làm........................................................................38
3.3.2. Tuyển dụng công chức xã ...............................................................................41
3.3.3. Đào tạo cán bộ công chức cấp xã....................................................................43
3.3.4. Sắp xếp và bố trí cán bộ, công chức xã...........................................................48
3.3.5. Bổ nhiệm, điều chuyển, miễn nhiệm...............................................................53
3.3.6. Quy hoạch cán bộ cấp xã ................................................................................55
3.3.7. Tình hình tạo động lực tinh thần cho cán bộ, công chức ................................56
3.3.8. Đánh giá thực hiện công việc, nhiệm vụ được giao........................................59
3.3.9. Hoạt động thanh tra, kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ cán bộ công chức cấp
xã…………………………………………………………………………………...62
3.4. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng nâng cao chất lượng cán bộ công chức cấp xã
trên địa bàn huyện Bảo Yên......................................................................................66
3.4.1. Các nhân tố khách quan ..................................................................................66
3.4.2. Các nhân tố chủ quan ......................................................................................68
3.5. Đánh giá chung ..................................................................................................71
3.5.1. Kết quả đạt được .............................................................................................................71
3.5.2. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân ................................................................................73
v
CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
CÁN BỘ CÔNG CHỨC CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BẢO YÊN, TỈNH
LÀO CAI..................................................................................................................75
4.1. Định hướng, mục tiêu nâng cao chất lượng cán bộ công chức cấp xã trên địa
bàn huyện Bảo Yên ...................................................................................................75
4.1.1. Định hướng………………………………………………………………….75
4.1.2. Mục tiêu……………………………………………………………………..75
4.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cán bộ công chức cấp xã trên địa
bàn huyện Bảo Yên ...................................................................................................76
4.2.1. Đổi mới công tác lựa chọn, tuyển dụng công chức cấp xã đối với cán bộ
chuyên trách………………………………………………………………………..76
4.2.2. Bố trí, sử dụng, luân chuyển cán bộ, công chức cấp xã phù hợp....................78
4.2.3. Củng cố và hoàn thiện công tác quy hoạch và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công
chức cấp xã…………………………………………………………………………78
4.2.4. Đổi mới chế độ, chính sách cho cán bộ, công chức cấp xã.............................81
4.2.5. Tăng cường thanh tra, kiểm tra hoạt động chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ,
công chức cấp xã…………………………………………………………………...82
KẾT LUẬN..............................................................................................................85
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................86
PHỤ LỤC.................................................................................................................88
vi
DANH MỤC CÁC BẢNG , BIỂU ĐỒ
Bảng
Bảng 2. 1: Mức đánh giá, khoảng điểm và ý nghĩa ..................................................26
Bảng 3.1: Một số kết quả phát triển kinh tế huyện Bảo Yên ....................................32
Bảng 3.2: Tình hình trình độ chuyên môn của cán bộ, công chức cấp xã ................35
Bảng 3.3: Tình hình sức khỏe của cán bộ, công chức cấp xã ...................................37
Bảng 3.4: Lương và thu nhập cán bộ công chức cấp xã ...........................................38
Bảng 3.5: Đề án vị trí việc làm đối với CBCC cấp xã giai đoạn 2020 - 2025..........39
Bảng 3.6: Đánh giá về đề án vị trí việc làm..............................................................40
Bảng 3.7: Đánh giá về tuyển dụng............................................................................43
Bảng 3.8: Tình hình đào tạo lý luận chính trị ...........................................................44
Bảng 3.9: Tình hình đào tạo cán bộ, công chức cấp xã ............................................45
Bảng 3.10: Đánh giá về đào tạo ................................................................................47
Bảng 3.11: Bố trí, sắp xếp việc làm cho cán bộ, công chức cấp xã..........................49
Bảng 3.13: Đánh giá về hoạt động sắp xếp, bố trí ....................................................52
Bảng 3.14: Tình hình bổ nhiệm, điều chuyển, miễn nhiệm......................................53
Bảng 3.15: Đánh giá về công tác bổ nhiệm, điều chuyển, miễn nhiệm....................54
Bảng 3.16: Số lượng cán bộ được quy hoạch đến năm 2025....................................55
Bảng 3.17: Đánh giá quy hoạch ................................................................................56
Bảng 3.18: Kinh phí chi phúc lợi cho cán bộ, công chức cấp xã..............................57
Bảng 3.19: Đánh giá về tạo động lực cho công chức................................................58
Bảng 3.20: Đánh giá công chức cấp xã.....................................................................59
Bảng 3.21: Đánh giá về hoạt động đánh giá cán bộ, công chức cấp xã....................62
Bảng 3.22: Tình hình thanh tra, kiểm tra ..................................................................63
Bảng 3.23: Các hình thức xử lý sau thanh tra, kiểm tra............................................64
Bảng 3.24: Đánh giá về hoạt động thanh tra, kiểm tra..............................................65
Bảng 3.25: Đánh giá về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội địa phương .................66
Bảng 3.26: Đánh giá của công chức về cơ chế chính sách .......................................67
Bảng 3.27: Đánh giá về nhận thức của cán bộ, công chức .......................................69
Bảng 3.28: Đánh giá về trình độ của cán bộ, công chức...........................................70
vii
Biểu đồ
Biểu đồ 3.1: Tình hình về trình độ chính trị của cán bộ, công chức cấp xã .............36
Biểu đồ 3.2: Tình hình tuyển dụng công chức xã .....................................................41
Biểu đồ 3.3 : Tỷ lệ cán bộ, công chức xã đạt chuẩn .................................................51
Biểu đồ 3.4: Tình hình thưởng cá nhân và tập thể cán bộ, công chức xã .................57
Biểu đồ 3.5: Tình hình khiếu nại, tố cáo về thực hiện nhiệm vụ của CBCC............61
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Đất nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới, hội nhập kinh tế quốc tế, thực
hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định hướng XHCN trong bối cảnh quốc tế
và trong nước rất phức tạp, có nhiều thuận lợi nhưng cũng không ít khó khăn, có cả
thời cơ và nguy cơ, đòi hỏi đội ngũ cán bộ, công chức trên mọi lĩnh vực công tác
"Phải vững vàng về chính trị, gương mẫu về đạo đức, trong sạch về lối sống, có trí
tuệ, kiến thức và năng lực hoạt động thực tiễn, gắn bó với nhân dân" (Văn kiện Đại
hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng).
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói "Cán bộ là gốc của mọi phong trào".
Chính vì vậy, cán bộ công chức trong các cơ quan hành chính nhà nước có một vai
trò đặc biệt quan trọng trong việc quản lý và thúc đẩy sự phát triển của toàn xã hội
và bảo đảm cho nền hành chính quốc gia hoạt động (Hồ Chí Minh, 1974).
Một trong những nội dung quan trọng của công cuộc cải cách hành chính là
xây dựng đội ngũ cán bộ công chức vừa có phẩm chất đạo đức tốt, vừa có năng lực,
trình độ chuyên môn cao, vừa có kỹ năng quản lý, vận hành bộ máy hành chính tốt.
Đội ngũ cán bộ công chức có vai trò vô cùng quan trọng, quyết định chất lượng,
hiệu quả hoạt động của chính quyền các cấp nói chung và chính quyền cấp cơ sở nói
riêng. Hiệu lực quản lý nhà nước được thực hiện bởi số lượng và chất lượng của đội
ngũ cán bộ công chức (Bộ nội vụ, 2004).
Việc xây dựng đội ngũ công chức cấp xã có năng lực tổ chức, quản lý điều
hành phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội và có khả năng vận động nhân dân thực
hiện đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, công tâm, thành thạo việc, tận
tụy với dân, biết phát huy sức mạnh toàn dân, không tham nhũng, không nhũng
nhiễu nhân dân, đồng thời quan tâm trẻ hoá đội ngũ cán bộ và chăm lo công tác đào
tạo, bồi dưỡng CBCC là giải pháp hợp lý và đồng bộ đối với CBCC cấp xã.
Xã, phường, thị trấn là cấp hành chính gần dân nhất, trực tiếp triển khai mọi
chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước tới người dân.
Vì vậy, hệ thống chính trị ở cơ sở có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế
xã hội, tổ chức và vận động nhân dân, tăng cường đại đoàn kết toàn dân, phát huy
quyền làm chủ của dân, huy động mọi khả năng phát triển kinh tế - xã hội, tổ chức