Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Chapter II Các tiêu chuẩn của mạng WLAN.doc
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Chương II. Các tiêu chuẩn của mạng WLAN ................................................................... 2
2.1 Giới thiệu về các tiêu chuẩn ................................................................................... 2
2.2 Tiêu chuẩn IEEE 802.11 ......................................................................................... 3
2.2.1 Kiến trúc mạng IEEE 802.11 ........................................................................... 4
2.2.2 Mô hình tham chiếu IEEE 802.11 cơ sở .......................................................... 5
2.3 Lớp vật lý IEEE 802.11 .......................................................................................... 6
2.3.1 Các khuôn dạng gói dữ liệu chung ................................................................... 6
2.3.2 Lớp vật lý DSSS .............................................................................................. 6
2.3.3 Lớp vật lý FHSS .............................................................................................. 8
2.3.4 Lớp vật lý hồng ngoại ....................................................................................... 9
2.4 Lớp điều khiển truy nhập môi trường IEEE 802.11 ............................................ 11
2.4.1 Đơn vị dữ liệu giao thức MAC 802.11 tổng quát .......................................... 12
2.4.2 Các khoảng trống liên khung .......................................................................... 12
2.4.3 Chức năng phối hợp phân tán ......................................................................... 13
2.4.4 Chức năng phối hợp điểm .............................................................................. 20
2.4.5 Kết hợp và tái kết hợp .................................................................................... 21
2.4.6 Nhận thực và bảo mật ..................................................................................... 22
2.4.7 Đồng bộ hoá .................................................................................................... 23
2.4.8 Quản lý công suất ........................................................................................... 23
2.4.9 Quá trình phân mảnh gói ................................................................................ 24
2.5 Tiêu chuẩn HIPERLAN Type I ............................................................................. 25
2.5.1 Lớp vật lý ........................................................................................................ 26
2.5.2 So sánh các đặc tính kỹ thuật giữa IEEE 802.11 và HIPERLAN ................ 28
2.5.3 Lớp điều khiển truy nhập môi trường HIPERLAN Type I .......................... 28
2.5.4 Chuyển tiếp nội bộ ......................................................................................... 30
2.5.5 Nút ẩn ............................................................................................................. 31
2.5.6 Chất lượng dịch vụ ......................................................................................... 32
2.5.7 Quản lý công suất ........................................................................................... 32
2.5.8 An ninh ............................................................................................................ 32
2.6 Chuẩn WLIF OpenAir ........................................................................................... 32
2.7 Chuẩn HomeRF SWAP ......................................................................................... 33
2.7.1 Cấu hình mạng ................................................................................................ 34
2.7.2 Ứng dụng ........................................................................................................ 34
2.8 Chuẩn Bluetooth .................................................................................................... 34
2.8.1 Tính cần thiết của chuẩn Bluetooth ............................................................... 35
2.8.2 Các đặc tả kỹ thuật Bluetooth ........................................................................ 35
2.8.3 Các kiểu kết nối .............................................................................................. 35
2.8.4 Sửa lỗi ............................................................................................................. 37
2.8.5 Nhận thực và bảo mật ..................................................................................... 37
2.8.6 Tiêu thụ công suất ........................................................................................... 37
2.8.7 Các phát triển trong tương lai ......................................................................... 37
2.9 Các chuẩn W3C và WAP ....................................................................................... 38
2.9.1 W3C ................................................................................................................ 38
2.9.2 Diễn đàn WAP-WAP Forum .......................................................................... 38
2.10 Chuẩn kết hợp dữ liệu hồng ngoại ...................................................................... 39
2.11 Tổng kết ............................................................................................................... 40
1
Chương II. Các tiêu chuẩn của mạng WLAN
2.1 Giới thiệu về các tiêu chuẩn
Năm 1990, Viện các kỹ sư điện và điện tử IEEE đã thành lập một uỷ ban để
phát triển tiêu chuẩn cho các mạng WLAN hoạt động ở tốc độ từ 1 đến 2 Mbps.
Năm 1992, Viện các tiêu chuẩn Viễn thông Châu Âu thành lập một hiệp hội để
xây dựng tiêu chuẩn WLAN dùng cho các mạng LAN vô tuyến (HIPERLAN)
hoạt động trong phạm vi tốc độ khoảng 20 Mbps. Gần đây các chuẩn xây dựng
cho mạng WLAN phục vụ cho các ứng dụng đặc biệt trong phạm vi một toà nhà
đã và đang được phát triển. Khác với các chuẩn này, quá trình phát triển chuẩn
IEEE 802.11 đã bị ảnh hưởng mạnh bởi các sản phẩm của mạng WLAN có mặt
trên thị trường. Vì vậy, mặc dù cần khá nhiều thời gian để hoàn thiện các tiêu
chuẩn (do có khá nhiều các đề xuất mang nặng tính cạnh tranh từ phía các nhà
cung cấp thiết bị), nó vẫn là tiêu chuẩn phổ biến nhất cho đến nay. Phần này trình
bày về các chuẩn của mạng WLAN trong đó tập trung vào chuẩn 802.11.
Họ tiêu chuẩn 802.11 do IEEE phát triển định nghĩa giao diện vô tuyến giữa
trạm vô tuyến và trạm gốc hay giữa hai trạm vô tuyến với nhau. Các tiêu chuẩn
IEEE 802.11 cung cấp tốc độ truyền dẫn 2 Mbps. Họ tiêu chuẩn 802.11 có nhiều
phần mở rộng trong đó ba tiêu chuẩn 802.11b, 802.11a, 802.11g là quan trọng
nhất.
Tiêu chuẩn IEEE 802.11b hay Wi-Fi là phần mở rộng của tiêu chuẩn 802.11
cho phép tốc độ truyền dẫn 11 Mbps (cũng có thể là 1,2 và 5,5 Mbps) trong băng
tần 2,4 GHz. IEEE 802.11b sử dụng phương pháp trải phổ trực tiếp DSSS.
IEEE 802.11g cung cấp tốc độ lớn hơn 20 Mbps trong băng tần 2,4 GHz.
Chuẩn này có thể mở rộng tốc độ của 802.11b lên tối đa 54 Mbps trong cùng băng
tần nhưng chỉ truyền trong khoảng cách ngắn. Do khả năng tương thích sau này,
các card vô tuyến 802.11 giao tiếp trực tiếp với một điểm truy nhập 802.11g (và
ngược lại) với tốc độ 11 Mbps hoặc thấp hơn tuỳ thuộc vào dải truyền sóng.
Chuẩn IEEE 802.11a áp dụng cho các mạng LAN vô tuyến và cung cấp tốc
độ lên tới 54 Mbps trong băng tần 5 GHz. Chuẩn 802.11a không tương thích với
các mạng sử dụng 802.11b hoặc 802.11g, như vậy một người sử dụng được trang
bị card giao diện vô tuyến 802.11b hoặc 802.11g không thể giao tiếp được với
điểm truy nhập sử dụng chuẩn 802.11a.
Chuẩn HIPERLAN Type I giống như chuẩn 802.11, chuẩn này phục vụ cho
cả các mạng độc lập và các mạng có cấu hình cơ sở. HIPERLAN Type I hoạt
động ở băng tần 5,15 đến 5,3 GHz (băng tần được chia thành 5 kênh tần số) với
mức công suất đỉnh thấp khoảng 1W. Tốc độ dữ liệu vô tuyến tối đa có thể hỗ trợ
là khoảng 23,5 Mbps và chuẩn này cũng hỗ trợ cho các người dùng di động ở tốc
đọ thấp (khoảng 1,4 m/s) . Ngoài HIPERLAN Type I còn có chuẩn HIPERLAN
Type II, các đặc tính của chuẩn này được cho trên Bảng 2.1.
2
Chuẩn OpenAir được phát triển và hoàn thiện vào năm 1996 bởi diễn đàn
tương hỗ các mạng WLAN WLIF (Wireless LAN Interoperability Forum), chuẩn
này cho phép tốc độ dữ liệu vô tuyến 1,6 Mbps đối với mỗi mẫu nhảy tần. Với 15
mẫu độc lập, tốc độ dữ liệu tổng cộng lên đến 24 Mbps (15x1,6 Mbps).
Chuẩn Tần số Tốc độ Ghép
kênh
Ghi chú
IEEE 802.11 900 MHz 2 Mbps FHSS,
DSSS
IEEE 802.11b 2,4 GHz
900 MHz
11 Mbps FHSS
DSSS
Sử dụng phổ biến
nhất
IEEE 802.11a 5 GHz 54 Mbps OFDM Mới hơn, nhanh hơn,
sử dụng tần số cao
hơn
IEEE 802.11e 5 GHz UNII 54 Mbps OFDM
IEEE 802.11g 2,4 GHz ISM 54 Mbps DSSS
FHSS
Nhanh hơn và tương
thích với 802.11b
IEEE 802.11h OFDM
IEEE 802.11i 5 GHz UNII 54 Mbps OFDM
IEEE/ETSI
802.11j
OFDM
GMSK
ETSI
HIPERLAN
5,15-5,3 GHz 23,5 Mbps
GMSK
ETSI
HIPERLAN 2
17,1-17,3 GHz 54 Mbps Dùng cho voice/video
SIG Bluetooth 2,4 GHz 1 Mbps FHSS Dùng cho mạng cá
nhân (PAN)
Home RF 2,4 GHz 10 Mbps FHSS QoS, mật mã tốt
OpenAir 1,6 Mbps FHSS
LAN hồng
ngoại
350.000 GHz 4 Mbps Chỉ dùng trong phòng,
không ảnh hưởng tới
sức khoẻ
Bảng 2.1 Tóm tắt các tiêu chuẩn WLAN
2.2 Tiêu chuẩn IEEE 802.11
Tiêu chuẩn IEEE 802.11 cho các mạng WLAN do Uỷ ban 802 các tiêu chuẩn
cho các mạng LAN và MAN (LMSC – 802 Local and Metropolitan Area
Networks Standards Comittee) trực thuộc Hội đồng chuyên ban về máy tính trong
IEEE đưa ra. Chuẩn này phát triển từ 6 phiên bản phác thảo và bản cuối cùng
được phê chuẩn vào năm 1997. Chuẩn 802.11 cho phép nhiều nhà cung cấp phát
triển các sản phẩm mạng LAN tương hỗ với nhau sử dụng trong băng tần ISM 2,4
3
GHz. Quá trình tiêu chuẩn hoá vẫn đang tiếp tục đề đạt được chứng chỉ tiêu chuẩn
ISO/IEC và tiêu chuẩn IEEE.
Tiêu chuẩn IEEE 802.11 xác định kết nối vô tuyến cho các nút cố định, cầm
tay, và các nút di động trong một khu vực địa lý nhất định. Đặc biệt, chuẩn này
xác định một giao diện giữa người dùng vô tuyến và điểm truy nhập vô tuyến,
cũng như giữa các người dùng vô tuyến. Như ở bất cứ tiêu chuẩn IEEE 802.x nào
như 802.3 (CSMA) và 802.5 (token ring), chuẩn 802.11 định nghĩa cả lớp vật lý
(PHY) và lớp điều khiển truy nhập môi trường (MAC). Tuy nhiên, lớp MAC
802.11 cũng thực hiện các chức năng liên quan đến các giao thức lớp cao hơn (ví
dụ như quá trình phân mảnh, khôi phục lỗi, quản lý di động, và bảo vệ công suất).
Các chức năng này cho phép lớp MAC 802.11 che khuất các đặc tính của lớp vật
lý vô tuyến PHY đối với các lớp cao hơn.
2.2.1 Kiến trúc mạng IEEE 802.11
Bộ dịch vụ cơ sở BSS (Basic Service Set) là một khối cơ sở của mạng
WLAN và bao gồm 2 hay nhiều nút di động (gọi là các trạm hoặc STA). Hình 2.1
và 2.2 minh hoạ khái niệm của một BSS khi áp dụng vào các mạng WLAN độc
lập và cơ sở.
Nút di động Nút di động
Nút di động Nút di động
Bộ dịch vụ cơ sở
Hình 2.1: Các bộ dịch vụ cơ sở trong mạng độc lập
Mỗi BSS có một nhận dạng gọi là BSSID thường ứng với địa chỉ MAC của
thành phần vô tuyến của card giao diện mạng. Vùng phủ vô tuyến giữa các thành
viên của một BSS có thể truyền thông với nhau được gọi là vùng dịch vụ cơ sở
BSA. Một mạng WLAN độc lập chỉ bao gồm một BSS và được gọi là BSS độc
lập (IBSS). Hệ thống phân bố DS kết nối hai hay nhiều BSS với nhau thường sử
dụng một mạng đường trục hữu tuyến, vì thế nó cho phép các nút di động có thể
truy nhập vào các tài nguyên mạng cố định. Một mạng WLAN bao gồm một tập
hợp các BSS và DS được gọi là tập dịch vụ mở rộng ESS. Giống như BSS, ESS
cũng có một nhận dạng duy nhất gọi là ESSID. Việc xác định một ESSID chung
cho phép nút di động được chuyển mạng từ BSS này tới BSS khác.
4