Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Chân dung một thế hệ trí thức trẻ Việt Nam thời kì chống Mỹ qua nhật ký Đặng Thùy Trâm và một số nhật ký khác
PREMIUM
Số trang
99
Kích thước
1.5 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
826

Chân dung một thế hệ trí thức trẻ Việt Nam thời kì chống Mỹ qua nhật ký Đặng Thùy Trâm và một số nhật ký khác

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN THỊ THANH XUÂN

CHÂN DUNG MỘT THẾ HỆ

TRÍ THỨC TRẺ VIỆT NAM THỜI KÌ CHỐNG MỸ

QUA NHẬT KÝ ĐẶNG THÙY TRÂM VÀ MỘT SỐ

NHẬT KÝ KHÁC

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HỌC

VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

THÁI NGUYÊN - 2019

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN THỊ THANH XUÂN

CHÂN DUNG MỘT THẾ HỆ

TRÍ THỨC TRẺ VIỆT NAM THỜI KÌ CHỐNG MỸ

QUA NHẬT KÝ ĐẶNG THÙY TRÂM VÀ MỘT SỐ

NHẬT KÝ KHÁC

Ngành: Văn học Việt Nam

Mã số: 8220121

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HỌC

VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

Người hướng dẫn khoa học: GS. Phong Lê

THÁI NGUYÊN - 2019

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề tài luận văn khoa học: Chân dung một thế hệ trí

thức trẻ Việt Nam thời kì chống Mỹ qua Nhật ký Đặng Thùy Trâm và một số

nhật ký khác với các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là hoàn toàn

trung thực, chưa từng công bố trong các công trình khác. Đây là công trình

nghiên cứu của riêng tôi.

Tác giả Luận văn

Nguyễn Thị Thanh Xuân

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

ii

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này tôi xin chân thành cảm ơn:

- Ban Giám hiệu, ban Chủ nhiệm Khoa Ngữ Văn, Khoa sau đại học -

Trường Đại học Sư Phạm - Đại học Thái Nguyên.

- Đặc biệt tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Giáo sư Phong Lê -

người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình viết luận

văn. Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới cha mẹ, bạn bè, đồng

nghiệp - những người luôn ở cạnh khích lệ, động viên, giúp đỡ tôi trong quá

trình học tập và nghiên cứu.

Tác giả Luận văn

Nguyễn Thị Thanh Xuân

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................i

LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................ii

MỤC LỤC............................................................................................................iii

MỞ ĐẦU..............................................................................................................1

1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................1

2. Lịch sử vấn đề..................................................................................................2

3. Mục đích, phạm vi nghiên cứu ........................................................................6

4. Nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................................6

5. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................7

6. Đóng góp của luận văn ....................................................................................8

7. Cấu trúc của luận văn ......................................................................................8

NỘI DUNG ..........................................................................................................9

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN LIÊN QUAN

ĐẾN ĐỀ TÀI........................................................................................................9

1.1 Khái niệm trí thức trẻ Việt Nam....................................................................9

1.1.1 Khái niệm trí thức trẻ..................................................................................9

1.1.2 Trí thức trẻ Việt Nam trong thời kì chống Mỹ.........................................13

1.2 Bối cảnh Việt Nam thời kì chống Mỹ .........................................................17

1.2.1 Việt Nam trong những năm tháng chống Mỹ oanh liệt............................17

1.2.2 Thời kì chống Mỹ qua các trang văn........................................................18

1.3 Đôi nét về Đặng Thùy Trâm, tác phẩm Nhật kí Đặng Thùy Trâm và

một số tác giả cùng các cuốn nhật ký khác .............................................21

1.3.1 Đặng Thùy Trâm và cuốn nhật ký gây bão dư luận .................................21

1.3.2 Sơ giản về một số cuốn nhật ký của các tác giả khác cùng thời kì

kháng chiến chống Mỹ. ...........................................................................26

Tiểu kết Chương 1 .............................................................................................32

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

iv

Chương 2: VẺ ĐẸP KẾT TINH CỦA MỘT THẾ HỆ TRÍ THỨC TRẺ

VIỆT NAM THỜI KÌ CHỐNG MỸ QUA “NHẬT KÝ ĐẶNG THÙY

TRÂM” VÀ MỘT SỐ CUỐN NHẬT KÝ KHÁC..............................................33

2.1. Sự dũng cảm, xả thân .................................................................................33

2.2 Tình yêu quê hương đất nước......................................................................41

2.3 Đối mặt và vượt lên sự kì thị để cống hiến .................................................52

2.4 Khát khao sống ............................................................................................54

Tiểu kết Chương 2 .............................................................................................58

Chương 3: NHẬT KÝ ĐẶNG THÙY TRÂM TRONG TƯƠNG QUAN VỚI

CÁC TÁC PHẨM CÙNG THỜI........................................................................59

3.1 Nét độc đáo riêng chỉ có ở Nhật ký Đặng Thùy Trâm................................59

3.1.1 Số phận li kì và hành trình gian nan khi đến được với độc giả và trở về

với quê hương, cùng ngọn lửa thiêng trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.......59

3.1.2 Nhật kí Đặng Thùy Trâm - bản đàn buồn của một tâm hồn nhạy cảm,

nơi những góc khuất chưa được phơi bày ...............................................68

3.2 Nét riêng của một thế hệ trí thức Việt Nam thời kì chống Mỹ qua một số

cuốn nhật ký khác đặt trong sự đối sánh với Nhật ký Đặng Thùy Trâm......77

3.2.1 Nghề nghiệp, hoàn cảnh ...........................................................................77

3.2.2 Nỗi đau và những suy tư trăn trở..............................................................78

KẾT LUẬN ........................................................................................................86

TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................88

PHỤ LỤC...............................................................................................................

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

1.1 Chiến tranh - nỗi ám ảnh, kinh hoàng của dân tộc đã qua đi nhưng dư

âm của nó còn vọng mãi. Nó đã để lại biết bao đau thương trên mảnh đất hình

chữ S. Hình ảnh những người mẹ già mòn mỏi chờ con, nước mắt cạn khô vì

khóc những đứa con ra đi không bao giờ trở lại; hình ảnh những người vợ trẻ

đeo trên đầu vành khăn trắng, lệ tuôn dài trên đôi gò má gày; những đứa trẻ

ngây thơ chưa một lần biết mặt cha tất cả đã in sâu vào tâm trí mỗi chúng ta.

Chiến tranh là một bức tranh mà những thế hệ sau này (như chúng tôi) không

thể nhìn thấy toàn diện, chỉ biết tái hiện bằng cách chắp từng mảnh ghép, qua

từng trang sách, trên từng cái nhìn của một anh bộ đội, của một nữ bác sĩ, một

nhà thơ, nhà văn… đã từng tham chiến. Chính vì vậy việc nghiên cứu về cuốn

Nhật ký Đặng Thùy Trâm và một số cuốn nhật ký khác góp phần tái hiện một

thời “máu và hoa”, một thời khói lửa đạn bom có mất mát, có đau thương, có hi

sinh nhưng đầy oanh liệt, hào hùng của dân tộc là cần thiết, qua đó khơi gợi

lòng biết ơn, tinh thần yêu nước, ý thức về độc lập tự do của các thế hệ sau

chiến tranh.

1.2 Đặng Thùy Trâm là một nữ bác sĩ xinh đẹp và mang trong mình nhiệt

huyết của tuổi trẻ. Chị là biểu tượng đẹp của một thế hệ trí thức dũng cảm và tự

nguyện gác cây bút, cầm cây súng xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước. Chính con

người ấy đã truyền lửa, truyền tinh thần lạc quan, bầu nhiệt huyết sôi nổi cho

chúng ta; đồng thời cuốn nhật ký của chị bản thân nó đã có lửa, nó có một số

phận kì lạ cần phải được khai thác, được gìn giữ. Bên cạnh đó một số cuốn nhật

ký của Lê Anh Xuân, Nguyễn Văn Thạc, Chu Cẩm Phong, Dương Thị Xuân

Quý cũng góp phần làm sáng tỏ chân dung một thế hệ trí thức trẻ Việt Nam

trong thời kì chống Mĩ oanh liệt.

1.3 Trong dòng chảy của văn học Việt Nam hiện đại, thể ký, đặc biệt là

nhật ký đã không còn xa lạ với bạn đọc. Theo xu hướng đa dạng hóa các

phương thức miêu tả, các bạn trẻ ngày càng có sự ưa chuộng, yêu thích thể loại

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

ký - một thể loại mang đậm dấu ấn, cảm xúc và phong cách riêng của tác giả.

Muốn phát triển thể loại này cần phải có một cái nhìn xuyên suốt, đa chiều,

chính vì vậy không thể bỏ qua những cuốn nhật ký được viết trong và sau chiến

tranh. Chọn cuốn Nhật ký Đặng Thùy Trâm và một số cuốn nhật ký khác tiêu

biểu, cùng thời, bên cạnh việc dựng lại cuộc chiến tranh bi tráng của dân tộc

chúng tôi còn nhằm giúp bạn đọc hiểu sâu hơn về thể ký.

1.4 Cho đến nay, những công trình nghiên cứu, bài viết về Đặng Thùy

Trâm, Lê Anh Xuân, Nguyễn Văn Thạc, Dương Thị Xuân Quý, Chu Cẩm

Phong cùng thể nhật ký chưa nhiều. Chúng tôi mới chỉ tìm thấy trong cuốn

Cảm thức tân xuân của tác giả Phong Lê hay gần đây nhất là luận văn thạc sĩ

Cái tôi tác giả trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm và mãi mãi tuổi hai mươi của

Nguyễn Văn Thạc của tác giả Nguyễn Thị Hoa và Nhật ký liệt sĩ không ai viết

thay được, Đinh Thiết Diện tuần báo Văn Nghệ Thành phố Hồ Chí Minh số

383 là những bài viết liên quan đến vấn đề này. Vì vậy chúng tôi hi vọng với đề

tài Chân dung một thế hệ trí thức trẻ Việt Nam thời kì chống Mỹ qua Nhật ký

Đặng Thùy Trâm và một số nhật ký khác sẽ góp một phần nhỏ trong việc hoàn

thiện cái nhìn về người nữ liệt sĩ, bác sĩ để trở nên bất tử qua những trang nhật

ký dường như chỉ viết cho riêng mình.

2. Lịch sử vấn đề

Cuốn Nhật ký Đặng Thùy Trâm từ sau khi được tác giả viết trước ngày hy

sinh (năm 1970) đã trải qua một vòng trái đất và chính thức được công bố đến

bạn đọc vào trung tuần tháng 3/2005. Trong một cuộc hội thảo thường niên về

chiến tranh Việt Nam được tổ chức tại Trung tâm Việt Nam - Đại học Texas

(Mỹ), hai anh em Frederic Whitehurst (gọi tắt là Fred) và Robert Whitehurst

(gọi tắt là Rob) đã đến và nói về nhật ký của một nữ bác sĩ Việt Cộng mà

Fredric Whitehurst đã nhận được khi tham chiến ở Việt Nam. Sự kiện này

nhanh chóng thu hút được sự quan tâm của công chúng. Những trang viết đầy

xúc động của nữ bác sĩ, liệt sĩ Đặng Thùy Trâm trong cuốn nhật ký đã trở thành

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

tâm điểm, gây “bão” trong một thời gian khá dài. Chính ngọn lửa nhiệt huyết

sục sôi cùng những cảm xúc, nỗi niềm của Thùy Trâm đã đốt cháy, làm day

dứt, trăn trở người lính Mỹ bên kia chiến tuyến khiến ông không thể không lưu

giữ cuốn sổ trong suốt 35 năm và tìm mọi cách đưa kỉ vật thiêng liêng này về

với quê hương, về với gia đình của nó.

Ngay sau khi cuốn sổ được công bố - năm 2005, trên các báo và tạp

chí đã xuất hiện những bài nghiên cứu, phê bình về nó. Trong bài Sống mãi

những trang nhật ký sau khoảng lặng ba mươi năm Giáo sư Phong Lê có

viết: “Nếu có một con người trong trọn vẹn của cái đẹp vừa là trần gian,

vừa như huyền thoại; vừa khao khát tìm đến người thân và đồng chí như

một điểm tựa vững chãi cho bao người; vừa kiên cường mạnh mẽ như một

hiệp sĩ lại vừa mềm mại, tinh tế như một nhành hoa, trong những cảm nhận

về thơ, văn, nhạc, họa… thì đó là Thùy Trâm” [12, tr182]. Chính Frederic

Whitehurst - người luôn trăn trở đau đáu vì cuốn nhật ký đã nói: "Chị đứng

bên kia chiến tuyến với tôi nhưng những lời của chị làm trái tim tôi đau

đớn. Chị là Anne Frank của Việt Nam. Tôi biết cuốn nhật kí này sẽ đi đến

khắp nơi trên thế giới". Quả đúng như vậy, với sự giúp đỡ của Frederic

Whitehurst cuốn nhật ký đã tìm đường trở về quê hương sau bao năm xa

cách và nhanh chóng đi vào lòng độc giả trong và ngoài nước. Trong cuốn

Nhật ký Đặng Thùy Trâm do Nhà xuất bản Hội nhà văn giới thiệu, trước và

sau khi in ấn toàn bộ nội dung nhật ký thì một số bài phê bình, giới thiệu,

đánh giá về Thùy Trâm của một số tác giả như: Vương Trí Nhàn, Trầm

Hương, Nguyên Ngọc, Trương Thị Kim Dung và em gái Thùy Trâm là bà

Đặng Kim Trâm.. đã giúp ta hiểu rõ hơn về Đặng Thùy Trâm. Tìm hiểu về

câu chuyện này, không thể không kể đến sự ra đời của hai cuốn sách 35

năm và 7 ngày, 7 ngày và 35 năm. Đây là những con số gắn liền với số

mệnh kì lạ của cuốn nhật ký. Trước hết 35 năm và 7 ngày kể về hành trình

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!