Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Cấu trúc hội thoại trong ca dao người việt.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
----------------
KHÓA LUÂN T ̣ ỐT NGHIÊP ĐẠI HỌC ̣
NGÀNH SƯ PHẠM NGỮ VĂN
Đề tài:
CẤU TRÚC HỘI THOẠI TRONG CA DAO NGƯỜI VIỆT
Người hướng dẫn:
TS. Lê Đức Luâṇ
Người thực hiện:
Phan Thi Kim Chi ̣
Đà Nẵng, tháng 5/2013
2
MỞ ĐẦU
1.Lí do chọn đề tài
Cuộc sống của con người không thể tách rời việc giao tiếp. Có hai
phương tiện giao tiếp cơ bản trong đời sống con người, đó là giao tiếp bằng
phương tiện ngôn ngữ và giao tiếp bằng phương tiện phi ngôn ngữ. Trong đó,
hội thoại là hình thức giao tiếp quan trọng nhất của con người với ngôn ngữ là
phương tiện chủ yếu. Vì vậy, hội thoại và lý thuyết hội thoại là những vấn đề
gắn bó chặt chẽ, mật thiết với đời sống hằng ngày của chúng ta. Nghiên cứu
về yếu tố nào đó của hội thoại cũng sẽ giúp ta hiểu hơn về tâm lý, tích cách,
cử chỉ , thái độ, ngôn ngữ,…của nhân vật giao tiếp.
Là một loại hình của nghệ thuật ngữ văn dân gian, ca dao thông qua
những tín hiệu ngôn ngữ đã thể hiện phong phú và linh hoạt những hình
tượng thẩm mĩ văn học, phản ánh mọi mặt của cuộc sống sinh hoạt, những
suy tư và diễn biến tình cảm của con người. Ngôn ngữ ca dao vừa là ngôn ngữ
thơ, cũng vừa là ngôn ngữ giao tiếp. Chính vì thế, nó mang trong mình một
hình thức diễn đạt đặc biệt, giao tiếp bằng thơ. Hay nói cách khác, văn bản ca
dao là một đơn vị giao tiếp được hình thành từ lối sinh hoạt diễn xướng giao
duyên nên mang đặc điểm của văn bản hội thoại. Đặc trưng hội thoại đã chi
phối cấu trúc của ca dao.
Cuộc sống và tâm hồn dân tộc được thể hiện sinh động trong ca dao
bằng chính những tín hiệu ngôn ngữ với một hình thức diễn đạt đặc biệt mà
trong đó, hội thoại là hình thức phổ biến đặc sắc. Nó thể hiện được không khí
diễn xướng, khung cảnh hội thoại, thể hiện cả tâm tư tình cảm, mong muốn,
khát vọng của những người tham gia hội thoại. Mà qua đó, ta có thể nhìn thấy
được tài ứng đối, trí thông minh, khả năng vận dụng tài tình của nhân dân lao
động.
3
Bởi những lẽ đó, khi nghiên cứu về ca dao hay hội thoại, sẽ thiếu sót
lớn nếu ta chỉ nghiên cứu một cách riêng biệt mà không lồng ghép việc
nghiên cứu ca dao dưới góc nhìn hội thoại. Với đề tài Cấu trúc hội thoại
trong ca dao ngườ
i Viêt,̣ chúng tôi hi vọng mang lại một hướng tiếp cận mới
về ca dao nói chung và thi pháp ca dao nói riêng.
2. Lịch sử vấn đề
Những năm gần đây, việc nghiên cứu ca dao đã có bước phát triển vượt
bậc. Các nhà nghiên cứu đã chú ý đến nhiều lĩnh vực của ca dao như thi pháp,
thể thơ, kết cấu, lời, thời gian không gian nghệ thuật, hình ảnh biểu tượng, đặc
điểm ngôn ngữ…. Bên canh đ ̣ ó
, các công trình nghiên cứu về về lí thuyết ngữ
dụng học và ứng dụng lí thuyết ngữ dụng học vào phân tích hội thoại tiếng
Việt thì
lai ṛ ất phong phú
. Tuy nhiên, vấn đề tiếp cân c ̣ a dao dướ
i góc nhin ̀
ngữdung h ̣ oc̣ lại còn khá hiếm hoi, đặc biệt vấn đề “Cấu trúc hội thoại trong
ca dao” thì chưa có một công trình nghiên cứu chuyên biệt nào . Tuy vây, ta ̣
có
thể điểm qua môt ṣ ố nghiên cứu có đề câp đ ̣ ến, hoặc liên quan đến viêc̣
phân tích đăc trư ̣ ng cấu trúc hôi tho ̣ ai trong ca dao. ̣
Với việc tiếp cận ca dao người Việt theo hướng thi pháp,trong cuốn Thi
pháp ca dao (2007, nhà xuất bản đại học quốc gia Hà Nội), Nguyễn Xuân
Kính có đề cập đến vấn đề này ở phần “các dạng kết cấu”. Tác giả đã chỉ ra
các dạng kết cấu chính trong ca dao, trong đó có kết cấu hai vế, đề cập đến
khả năng hội thoại, đối đáp trong ca dao. Ví như câu ca dao sau:
“Mình về có nhớ ta chăng?
Ta như lạt buộc khăng khăng nhớ mình
Ta về ta cũng nhớ mình
Nhớ yếm mình mặc, nhớ tình mình trao.”
Bài “Ngôn ngữ ca dao Việt Nam” của Mai Ngọc Chừ, đăng trên tạp chí
Văn học số 2,1991 trình bày rõ đặc điểm ngôn ngữ ca dao: ““Ngôn ngữ ca
4
dao đã kết tụ những đặc điểm nghệ thuật tuyệt vời nhất của tiếng Việt: nó có
cả những đặc điểm tinh tuý của ngôn ngữ văn học đồng thời nó còn là sự vận
dụng linh hoạt, tài tình có hiệu quả của ngôn ngữ chung, ngôn ngữ hội thoại
vào một loại ngôn ngữ truyền miệng. Chính sự kết hợp giữa ngôn ngữ nói,
ngôn ngữ hội thoại với ngôn ngữ văn học tạo nên những đặc điểm riêng biệt
độc đáo của ca dao.”.
Trong bài viết Bài ca dao Tát nước đầu đình từ góc nhìn ngữ dụng học đăng
trên tạp chí Ngôn ngữ và đời sống, số 7, 2004, Đỗ Thị Kim Liên đã vận dụng
lí thuyết hành động ngôn ngữ và lí thuyết chiếu vật và chỉ xuất để xác định
các hành động nói và vai giao tiếp, thời gian và không gian trong một bài ca
dao từ góc độ tiếp cận văn bản.
Tác giả Hoàng Kim Ngọc (2009) với công trình nghiên cứu So sánh và
ẩn dụ trong ca dao trữ tình - dưới góc nhìn ngôn ngữ - văn hoá học, đã tiếp
cận ca dao từ góc nhìn của lí thuyết giao tiếp bằng ngôn ngữ và phân tích diễn
ngôn; xem lối đối đáp giao duyên là một hình thái đặc biệt của giao tiếp bằng
ngôn ngữ. Từ đó, tác giả vận dụng các lí thuyết về so sánh và ẩn dụ của ngôn
ngữ học để nghiên cứu ẩn dụ và so sánh trong ca dao.
Trong cuốn Cấu trúc ca dao trữ tình người Việt (2009, nhà xuất bản đại
học Huế) Lê Đức Luận cũng có bàn đến vấn lời đơn và lời đôi trong cấu trúc
giao tiếp. Tác giả nhấn mạnh: ““Vận dụng lý thuyết hội thoại vào xem xét
cấu trúc nội dung lời ca là một việc làm cần thiết và đúng hướng…Khi phân
tích lời đơn (không có cấu trúc đối đáp trên văn bản), chúng ta cần phải xác
định rõ nó có dấu hiệu cấu trúc đối đáp không, nếu không thì cần xác định rõ
nó là lời đối hay lời đáp trên văn bản để lần tìm ra nguyên cớ cho cấu trúc
nội dung của lời ca, chìa khoá khám phá nội dung ý nghĩa của lời ca”.
Ngoài ra còn có một loạt các nghiên cứu, các bài viết, bài bình giảng,
phân tích đề cập đến vấn đề này.
5
Như vậy có thể thấy vấn đề hội thoại trong ca dao đã và đang được các
nhà nghiên cứu khai thác tìm hiểu trong cả những nghiên cứu chung về ca
dao, thi pháp ca dao và nghiên cứu chuyên về ngôn ngữ cấu trúc. Tuy nhiên,
trên thực tế vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu “Cấu trúc hội thoại trong
ca dao” một cách chuyên biệt. Trên cơ sở những kết quả các công trình
nghiên cứu trên,và khoảng trống vấn đề chưa được nghiên cứu, chúng tôi đã
học hỏi được rất nhiều điều và có được những kiến thức cần thiết để đi sâu,
tiến tới việc nghiên cứu cấu trúc hội thoại trong ca dao.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là Cấu trúc hội thoại trong ca dao
người Việt.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu là khảo sát cuốn Kho tàng ca dao ngườ
i Viêt, ̣ (bốn
tâp̣ ), 1995. Nxb Văn hóa Thông tin.
4. Các phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành đề tài này chúng tôi đã sử dụng một số phương pháp
nghiên cứu sau:
-Phương pháp thống kê, tổng hợp
-Phương pháp phân tích, so sánh
-Phương pháp nhận xét, đánh giá
7. Cấu trúc bài nghiên cứu
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, đề tà
i gồm có 3 chương:
Chương môt:̣ Cơ sở lí luận của đề tài
Chương hai: Đặc trưng cấu trúc hội thoại trong ca dao ngườ
i Viêṭ
Chương ba: Văn hóa ứng xử giao tiếp trong ca dao
6
NỘI DUNG
CHƯƠNG MỘT
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Ca dao và đặc trưng hội thoại trong ca dao
1.1.1. Đặc trưng ca dao người Việt
Thuật ngữ ca dao được dùng với nhiều nghĩa rộng hẹp khác nhau. Nếu
định nghĩa theo từ nguyên thì “ca” là bài hát có khúc điệu hoặc có âm nhạc
kèm theo, còn dao là bài hát trơn, không có khúc điệu. Ca dao là từ ghép chỉ
toàn bộ những bài hát lưu hành phổ biến trong dân gian có hoặc không có
khúc điệu. Như vậy, có thể thấy thuật ngữ ca dao và thuật ngữ dân ca hầu như
không có ranh giới rõ rệt. Song trong thực tế khi giới tri thức trước đây sưu
tập các câu hát và bài hát dân gian, họ chỉ quan tâm ghi chép phần lời thơ của
những sáng tác ấy, cho nên thuật ngữ ca dao của họ dùng để gọi tên những
ghi chép ấy đã có nội dung hẹp hơn thuật ngữ dân ca: Nó chỉ phần lời thơ của
những sáng tác dân gian.
Theo Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi, Lê Bá Hán thì “ca dao còn gọi là
phong dao. Thuật ngữ ca dao được dùng với nhiều nghĩa rộng hẹp khác nhau.
Theo nghĩa gốc thì ca dao là bài hát có khúc điệu, dao là bài hát không có
khúc điệu. Ca dao là danh từ ghép chỉ toàn bộ những bài hát lưu hành phổ
biến trong dân gian có hoặc không có khúc điệu. Trong trường hợp này, ca
dao đồng nghĩa với dân ca, ca dao có thể là thơ dân gian truyền thống” [ 7,
tr.31]. Chu Xuân Diên cho rằng “ca dao là lời của bài hát dân ca đã tước bỏ
đi tiếng đệm, tiếng láy…hoăc ngư ̣ ơc l ̣ ai, l ̣ à những câu thơ có
thể bẻ thành
những làn điêu dân ca ̣ ” [11, tr.411-437]. Lê Đức Luận đinh ngh ̣ ia ̃ “ca dao là
7
lời các câu há
t dân gian và những sáng tác ngâm vinh đư ̣ ơc lưu truy ̣ ền trong
dân gian và
goi chung l ̣ à
lờ
i ca dân gian” [18, 26].
Như vậy, ca dao có
tương đối nhiều đinh ngh ̣ ia. Tuy nhiên, ta c ̃ ó
thể
hiểu chung nhất ca dao là những lời thơ dân gian được truyền miệng từ đời
này sang đời khác cho đến ngày nay.
Về nội dung, ca dao Việt Nam được xem là tấm gương phản ánh trung
thực hình ảnh thiên nhiên, đất nước, con người Việt Nam; là kho tài liệu
phong phú về phong tục, tập quán trong các lĩnh vực đời sống vật chất, tinh
thần của nhân dân lao động. Lời ca dao cũng chính là tình cảm chân thành,
sâu sắc của người bình dân xưa đối với quê hương đất nước, với ông bà cha
mẹ, với bạn bè, người yêu… Cũng chính nhờ vào cách thể hiện tình cảm ý nhị
tinh tế và sâu sắc mà ca dao có một sức hấp dẫn lạ lùng đối với người đọc qua
nhiều thế hệ. Đặc sắc nhất là mảng ca dao về tình yêu với lối hát đối đáp giao
duyên thể hiện tình yêu đôi lứa trong lao động, trong hội hè đình đám của các
chàng trai, cô gái. Nội dung của các câu ca dao này phản ánh mọi biểu hiện
sắc thái cung bậc tình yêu. Đó là những tình cảm thắm thiết, những niềm mơ
ước, những nỗi nhớ nhung da diết trong hoàn cảnh may mắn, hạnh phúc hay
những cảm xúc, lời than thở, oán trách nảy sinh trước những tình huống rủi
ro, ngang trái đau khổ. Do đó, nghiên cứu ca dao cũng là hành trình tìm hiểu
tâm hồn, văn hoá dân tộc.
Về hình thức, ca dao là thơ nhưng là một kiểu thơ riêng, có thể xem ca
dao đứng giữa ranh giới của thơ và lời nói có vần điệu. Ca dao cũng giống
như thơ là đều thể hiện các phương thức: kết hợp và lựa chọn, biểu hiện và
liên tưởng, sử dụng các biện pháp nghệ thuật chuyển nghĩa, sử dụng các thể
thơ,… Do tính đặc thù của phương thức diễn xướng và lưu truyền mà ca dao
khác với thơ ở khuôn hình cấu tạo, cấu trúc; về đặc trưng ngôn ngữ, tổ chức
ngôn ngữ,… Đa số văn bản ca dao có cấu tạo chỉ hai dòng thơ với cấu trúc