Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Cấu trúc câu văn trong tập truyện ngắn "khi người ta trẻ" của phan thị vàng anh dưới góc nhìn ngữ pháp chức năng.
PREMIUM
Số trang
107
Kích thước
1.1 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1929

Cấu trúc câu văn trong tập truyện ngắn "khi người ta trẻ" của phan thị vàng anh dưới góc nhìn ngữ pháp chức năng.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

KHOA NGỮ VĂN

NGUYỄN THỊ PHƢƠNG TRÂM

CẤU TRÚC CÂU VĂN TRONG TẬP TRUYỆN NGẮN

“KHI NGƯỜI TA TRẺ” CỦA PHAN THỊ VÀNG ANH DƢỚI

GÓC NHÌN NGỮ PHÁP CHỨC NĂNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Đà Nẵng, tháng 04/2018

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

KHOA NGỮ VĂN

NGUYỄN THỊ PHƢƠNG TRÂM

CẤU TRÚC CÂU VĂN TRONG TẬP TRUYỆN NGẮN

“KHI NGƯỜI TA TRẺ” CỦA PHAN THỊ VÀNG ANH DƢỚI

GÓC NHÌN NGỮ PHÁP CHỨC NĂNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN: ThS. HỒ TRẦN NGỌC OANH

Đà Nẵng, tháng 04/2018

i

LỜI CẢM ƠN

Kết thúc luận văn tốt nghiệp của mình, tôi xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy

cô khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm - ĐH Đà Nẵng đã tạo điều kiện thuận

lợi và cung cấp cho tôi nhiều kiến thức quý báu, giúp tôi có nền tảng kiến thức để

thực hiện luận văn này.

Tôi muốn gửi lời tri ân sâu sắc đến cô giáo hướng dẫn - ThS. Hồ Trần Ngọc

Oanh đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp của

mình.

Tuy đã cố gắng nhưng chắc rằng luận văn vẫn còn nhiều sai sót, kính mong

nhận được sự góp ý của quý thầy cô giáo để luận văn của tôi được hoàn thiện hơn.

Tôi xin chân thành cảm ơn !

Đà Nẵng, tháng 4 năm 2018.

Kí tên

Nguyễn Thị Phương Trâm

ii

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan công trình nghiên cứu dưới đây là của riêng tôi. Nội dung

nghiên cứu và kết quả trong đề tài là trung thực và chưa công bố dưới hình thức

nào. Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ việc phân tích, đánh giá nhận xét

do chính tôi thống kê thu thập được.

Tôi xin chịu trách nhiệm về những nội dung khoa học trong luận văn của

mình.

Đà Nẵng, tháng 4 năm 2018

Kí tên

Nguyễn Thị Phương Trâm

iii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

CT C-V: Cấu trúc chủ-vị

CTCP: Cấu trúc cú pháp

CT Đ-T: Cấu trúc Đề-Thuyết

CT NBH: Cấu trúc nghĩa biểu hiện

CTTT: Cấu trúc thông tin

Đ: Đề

ĐTTT: Động từ tình thái

NPCN: Ngữ pháp chức năng

PTVA: Phan Thị Vàng Anh

QHSS: Quan hệ so sánh

QHTT: Quan hệ tồn tại

T: Thuyết

TĐ: Tiêu điểm

TĐTT: Tiêu điểm thông tin

Tr.N: Trạng ngữ

TTC: Thông tin cũ

TTM: Thông tin mới

VD: Ví dụ

iv

DANH MỤC CÁC BẢNG

Số hiệu

bảng

Tên bảng Trang

1 Bảng thống kê các kiểu cấu trúc câu văn theo bình diện CT Đ-T 26

2 Bảng thống kê tần số xuất hiện của các tác tử THÌ, LÀ, MÀ 33

3 Cấu trúc NBH của ví dụ (45) 36

4 Cấu trúc NBH của ví dụ (46a) 37

5 Cấu trúc NBH của ví dụ (47) 37

6 Cấu trúc NBH của ví dụ (48) 37

7 Cấu trúc NBH của ví dụ (49) 38

8 Cấu trúc NBH của ví dụ (50) 38

9 Cấu trúc NBH của ví dụ (51) 38

10 Cấu trúc NBH của ví dụ (52) 39

11 Cấu trúc NBH của ví dụ (53) 39

12 Cấu trúc NBH của ví dụ (54a) 40

13 Cấu trúc NBH của ví dụ (54b) 40

14 Cấu trúc NBH của ví dụ (55a) 40

15 Cấu trúc NBH của ví dụ (55b) 40

16 Cấu trúc NBH của ví dụ (56a) 42

17 Cấu trúc NBH của ví dụ (56b) 42

18 Cấu trúc NBH của ví dụ (57) 42

19 Cấu trúc NBH của ví dụ (58) 43

20 Cấu trúc NBH của ví dụ (59) 43

21 Cấu trúc NBH của ví dụ (60) 44

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN...........................................................................................................i

LỜI CAM ĐOAN....................................................................................................ii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................... iii

DANH MỤC CÁC BẢNG.....................................................................................iv

MỞ ĐẦU ..................................................................................................................1

1. Lí do chọn đề tài ...................................................................................................1

2. Lịch sử vấn đề.......................................................................................................2

3. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................5

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................5

5. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................5

6. Bố cục đề tài .........................................................................................................6

NỘI DUNG...............................................................................................................7

CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI............7

1.1. CÂU VÀ PHÂN LOẠI CÂU.............................................................................7

1.1.1. Khái niệm câu ................................................................................................7

1.1.2. Phân loại câu theo cấu trúc cú pháp ...............................................................7

1.2. LÍ THUYẾT BA BÌNH DIỆN TRONG NGHIÊN CỨU CÂU TIẾNG VIỆT.8

1.2.1. Câu tiếng việt nhìn từ bình diện kết học ........................................................8

1.2.2. Câu tiếng việt nhìn từ bình diện nghĩa học ..................................................12

1.2.3. Câu tiếng việt nhìn từ bình diện dụng học ...................................................16

1.3. VÀI NÉT VỀ TÁC GIẢ TÁC PHẨM..........................................................18

1.3.1. Phan Thị Vàng Anh - một cây bút tài năng, đa phong cách ........................18

1.3.2. “Khi người ta trẻ” – bức tranh sinh động cuộc sống con người trẻ .............20

CHƢƠNG 2: CẤU TRÚC CÂU VĂN TRONG TẬP TRUYỆN NGẮN KHI

NGƯỜI TA TRẺ CỦA PHAN THỊ VÀNG ANH NHÌN TỪ CẤU TRÚC ĐỀ -

THUYẾT VÀ CẤU TRÚC NGHĨA BIỂU HIỆN ..............................................23

2.1. CÂU NHÌN TỪ BÌNH DIỆN CẤU TRÚC ĐỀ -THUYẾT ............................23

2.1.1. Các loại Đề trong cấu trúc Đề - Thuyết........................................................23

2.1.2. Khảo sát và miêu tả câu nhìn từ bình diện Đề - Thuyết ...............................25

2.1.3. Các tác tử phân chia Đề - Thuyết..................................................................28

2.1.4. Quan hệ về nghĩa giữa Đề và Thuyết............................................................33

2.2. CÂU NHÌN TỪ BÌNH DIỆN CẤU TRÚC NGHĨA BIỂU HIỆN ..................34

2.2.1. Cấu trúc vị tố.................................................................................................35

2.2.2. Tham thể và cảnh huống ...............................................................................44

2.2.3. Loại hình sự thể.............................................................................................46

CHƢƠNG 3. MỐI QUAN HỆ GIỮA CẤU TRÚC ĐỀ - THUYẾT VỚI CẤU

TRÚC NGHĨA BIỂU HIỆN VÀ Ý NGHĨA CỦA VIỆC PHÂN TÍCH CÂU

VĂN TRONG TẬP TRUYỆN NGẮN KHI NGƯỜI TA TRẺ CỦA PHAN

THỊ VÀNG ANH...................................................................................................49

3.1. MỐI QUAN HỆ GIỮA CẤU TRÚC ĐỀ - THUYẾT VỚI CẤU TRÚC

NGHĨA BIỂU HIỆN...............................................................................................49

3.1.1. Trong câu hành động và câu quá trình..........................................................49

3.1.2. Trong câu trạng thái và câu tồn tại................................................................51

3.1.3. Trong câu quan hệ.........................................................................................54

3.2. Ý NGHĨA CỦA CẤU TRÚC ĐỀ - THUYẾT VÀ CẤU TRÚC NGHĨA

BIỂU HIỆN VỀ VIỆC PHÂN TÍCH CÂU VĂN TRONG TẬP TRUYỆN

NGẮN KHI NGƯỜI TA TRẺ CỦA PHAN THỊ VÀNG ANH ..............................58

3.2.1. Thể hiện quan niệm sáng tác của Phan Thị Vàng Anh.................................58

3.2.2. Miêu tả tính cách, chân dung nhân vật .........................................................61

3.2.3. Tạo dựng phong cách riêng cho nhà văn ......................................................62

KẾT LUẬN............................................................................................................63

TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................65

PHỤ LỤC...............................................................................................................67

1

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

1.1. Từ trước đến nay, việc phân tích cấu trúc câu tiếng Việt chủ yếu là dựa theo

quan điểm của ngữ pháp truyền thống đó là cấu trúc chủ - vị (CT C-V). Tuy nhiên,

trong quá trình phân tích nhiều nhà ngôn ngữ học đã thấy được sự hạn chế của ngữ

pháp truyền thống. Vì vậy, ngữ pháp chức năng (NPCN) ra đời nhằm phản ánh

đúng đắn thực chất của cấu tạo câu tiếng Việt. Nó cho phép giải quyết hầu hết

những loại câu mà ngữ pháp truyền thống cho là câu đặc biệt, câu đảo trật tự cú

pháp và những loại câu không biết sắp xếp vào hình thức câu nào.

Với ngữ pháp chức năng, các hiện tượng ngôn ngữ đã được các nhà ngôn

ngữ học xem xét trên cả ba bình diện: ngữ pháp, ngữ nghĩa, ngữ dụng và đặc biệt là

mặt ngữ nghĩa. Chúng ta cần phân biệt rõ ràng ba bình diện trên, không lẫn lộn bình

diện này sang bình diện kia.

Đối với đề tài: “Cấu trúc câu văn trong tập truyện ngắn Khi người ta trẻ của

Phan Thị Vàng Anh dưới góc nhìn ngữ pháp chức năng”, chúng tôi chỉ nghiên cứu

câu trên hai bình diện của NPCN; thứ nhất, câu nhìn từ bình diện cấu trúc Đề -

Thuyết (CT Đ-T); thứ hai, câu nhìn từ bình diện cấu trúc nghĩa biểu hiện (CTNBH)

để từ đó làm rõ hơn về cấu trúc của câu. Với đề tài, chúng tôi mong rằng nó sẽ góp

phần làm rõ về cấu trúc của câu tiếng Việt nhìn dưới góc nhìn NPCN mà cụ thể từ

hai bình diện được nêu trên.

1.2. Phan Thị Vàng Anh là một trong những nhà văn trẻ của nền văn học

Việt Nam hiện đại. Chỉ trong một thời gian ngắn Phan Thị Vàng Anh đã liên tiếp

nhận được nhiều giải thưởng cho tác phẩm thuộc các thể loại:

Giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam năm 1994 cho tập truyện ngắn Khi

người ta trẻ; Giải thưởng của Hội nhà văn Hà Nội cho tập thơ Gửi VB. Chọn tập

truyện ngắn Khi người ta trẻ của Phan Thị Vàng Anh làm đối tượng cho đề tài

nghiên cứu của mình, chúng tôi hi vọng có thể làm rõ hơn về phần cấu trúc câu văn

cho tác phẩm hết sức có giá trị này, đặc biệt nó lại được nhìn với góc độ khác của

NPCN.

Cho đến nay, Phan Thị Vàng Anh vẫn còn là một hiện tượng chưa thật sự

được các nhà nghiên cứu khai thác quá nhiều về những đặc điểm từ nội dung cho tới

2

hình thức. Tuy số lượng tác phẩm của chị không nhiều, nhưng với tài năng của

mình, chị đã mang lại cho nền văn học Việt Nam những tác phẩm độc đáo và có giá

trị. Vì vậy, cây bút trẻ Phan Thị Vàng Anh ngày càng được quan tâm và nghiên cứu

sâu sắc hơn. Không chỉ qua nội dung được giới nghiên cứu nhìn nhận và đánh giá,

mà bên cạnh đó tạo nên phong cách riêng cho Phan Thị Vàng Anh còn là qua việc

chị sử dụng câu văn, từ ngữ vào trong các tác phẩm của mình.

Để làm rõ cho tài năng sáng tạo của Vàng Anh, chúng tôi đã quyết định lựa

chọn đề tài “Cấu trúc câu văn trong tập truyện Khi người ta trẻ của Phan Thị

Vàng Anh dƣới góc nhìn ngữ pháp chức năng” để nghiên cứu. Nghiên cứu đề tài

này, chúng tôi mong muốn đóng góp một phần nhỏ trong việc đưa ra một cái nhìn

rộng hơn về những đặc điểm nổi trội trong sáng tác của Phan Thị Vàng Anh, đặc

biệt là đi sâu vào việc phân tích cấu trúc câu nhìn từ bình diện Đề - Thuyết và bình

diện cấu trúc nghĩa biểu hiện. Bên cạnh đó, chúng tôi hi vọng công trình sẽ góp một

phần nhỏ vào công việc giảng dạy và nghiên cứu ngôn ngữ nói chung cũng như cấu

trúc câu văn nói riêng.

2. Lịch sử vấn đề

Cấu trúc câu văn là một vấn đề khá rộng và hiện nay đã có nhiều người

nghiên cứu. Từ những góc nhìn khác nhau, theo những quan niệm khác nhau mà

cấu trúc của câu cũng trở nên đa dạng và có nhiều cách hiểu. Trong lịch sử nghiên

cứu của ngôn ngữ học, so với các đơn vị khác như âm vị, hình vị, từ, cụm từ, văn

bản thì câu là đơn vị có thể coi là được nghiên cứu nhiều nhất.

2.1. Những quan niệm về cấu trúc câu văn dưới góc nhìn của ngữ pháp chức năng:

Trường phái miêu tả Mĩ (chủ nghĩa miêu tả, chủ nghĩa phân bố) cho rằng

“câu là một cấu trúc hình vị kết hợp theo quy tắc nhất định”; trường phái ngữ vị học

Copenhague - Đan Mạch, lí thuyết mở đường cho phương pháp phân tích nghĩa

hành các thành tố ngữ nghĩa của câu; trường phái cấu trúc - chức năng; ngữ pháp

tạo sinh [14].

Đặc biệt, đối với đề tài này chúng tôi tập trung nghiên cứu cấu trúc câu dưới

góc nhìn của NPCN. Ngoài mô hình ba bình diện trong ngôn ngữ học hiện đại đã có

rất nhiều mô hình lí thuyết của cấu trúc câu như: Lí thuyết kí hiệu học của

Ch.W.Morris, mô hình của S. Dik (1981), Mô hình Lí thuyết ba quan điểm của C.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!