Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

CẤU TẠO CHUNG CỦA SỢI NẤM – Phần 2 doc
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
CẤU TẠO CHUNG CỦA SỢI NẤM – Phần 2
3-Mô (tissue) của hệ sợi nấm:
Mô hay tổ chức của hệ sợi nấm thường gặp ở các nấm bậc cao. Chúng
xuất hiện trong một giai đoạn của vòng đời nấm. Loại mô này được gọi là tổ
chức sợi dày (plectenchyma). Tổ chức này lại chia ra thành hai loại: loại tổ
chức sợi xốp hay tổ chức tế bào hình thoi (prosenchyma) và tổ chức màng
mỏng hay tổ chức nhu mô giả ( pseudoparenchyma). Tổ chức sợi dày gặp ở
thân nấm và mũ nấm ở các nấm bậc cao, nhất là ở ngành Nấm túi và Nấm
đảm. Hạch nấm (scleorotium) xuất hiện khi nuôi cấy nấm sợi (nấm bậc thấp)
trên các môi trường già (nuôi cấy lâu ngày). Hạch nấm là hình thức bảo vệ
nấm qua giai đoạn bất lợi. Đó còn là nơi dự trữ các chất dinh dưỡng cho
nấm. Kết cấu tổ chức của hạch nấm gòm lóp ngoài cùng có thành tế bào màu
đen. Dưới đó là một lớp biểu bì rỗng. Bên trong là tổ chức sợi dày với các
sợi nấm có màng dày. Trong cùng là khối tổ chức sợi xốp. Thể đệm hay đệm
nấm (stroma) cũng là khối tổ chức sợi nấm dính nhau theo nhiều hướng.
Trên hoặc trong thể đệm có các cơ quan sinh sản của nấm.Thể đệm chỉ gặp ở
Nấm túi và Nấm đảm. Thừng nấm hay khuẩn sách (rhizomorph) cúng có tổ
chức sợi nấm bện lại theo kiểu tổ chức sợi dày.