Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

câu hỏi vấn đáp môn nghiên cứu marketing
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Đề 1
Nêu các nội dung căn bản của quá trình chuẩn bị xử lý dữ liệu.
Các bước của quá trình chuẩn bị xử lý dữ liệu
-Làm cho dữ liệu có giá trị ( có ý nghĩa ) đối với việc xử lý và phân tích bằng cách
+ xem xét các phương pháp đã xử dụng để thu thập dữ liệu
+ nghiên cứu kĩ bảng câu hỏi để tìm ra các phát hiện ra các nguyên nhân sai sót
-Hiệu chỉnh dữ liệu sai sót ( những câu trả lời giả, không nhất quán, không thích
hợp..v..v ) bằng các cách
+ Quay trở lại người phỏng vấn, người trả lời
+ Suy luận từ những câu trả lời khác
+ Loại toàn bộ câu trả lời
Liên hệ với quá trình chuẩn bị để xử lý dữ liệu của nhóm.
Cung cấp ít nhất 03 ví dụ minh họa từ dự án nhóm nghiên cứu của anh chị.
Trong quá trình trả lời bản câu hỏi , có những câu trả lời không đầy đủ, sau khi tập
trung lại các bản câu hỏi đã trả, nhóm đã phát hiện ra một số sai sót ( chủ yếu trong
các câu hỏi về thu nhập, chi tiêu ) , những câu trả lời thiếu nhất quán , logic ( như thu
nhập thấp nhưng chi cho mua sữa thì cao ) , những câu trả lời không thích hợp ( chọn
1 lúc nhiều đáp án không hợp lệ ). Cách xử lý nhóm đưa ra là loại tất cả bản câu hỏi
không phù hợp
Đề 2 Mục đích của việc làm sạch dữ liệu?
Làm sạch dữ liệu sẽ giúp bổ sung, hiệu chỉnh và thống nhất thông tin về các biến từ
đó đảm bảo các kết quả xử lý , khai thác, kết nối dữ liệu nhận được các kết quả đúng
Liên hệ với quá trình làm sạch dữ liệu của dự án nhóm mà anh chị đã thực hiện
vừa qua.
Loại ra những bảng câu hỏi có câu trả lời đánh 2 đáp án, bảng câu hỏi trả lời ko đầy
đủ
Đề 3 Dữ liệu thô (số liệu chưa được xử lý) thường rơi vào 2 loại lỗi căn bản. Đó là
những loại lỗi nào?
Hai lỗi căn bản :
+ Chất lượng của phỏng vấn và đọc soát : PV viên hiểu sai câu hỏi và thu thập dữ
liệu sai, PVV chọn sai đối tượng phỏng vấn , người được phỏng vấn trả lời sai ý...v..v
+Nhập dữ liệu : sai, sót , thừa
Nêu những phương án khắc phục của nhóm anh/chị trong quá trình triển khai
thu thập và làm sạch dữ liệu thu được trong dự án nghiên cứu nhóm.
Trong quá trình nhập dữ liệu , người nhập có sai sót ( vd : câu hỏi thang điểm 5 nhưng
có trường hợp nhập đáp án là 6 ). Nhóm đã sử dụng bảng tần số để xác định các giá trị
bị sai lệch, sau đó dùng lệnh Find để tìm ra giá trị sai lệch đó và chỉnh sửa
Đề 4 Mã hóa dữ liệu là gì?
Mã hóa dữ liệu là một quá trình liên quan tới việc nhận diện và phân loại mỗi câu trả
lời trên một ký hiệu được chỉ định ( bằng số hoặc chữ ). Dữ liệu này phải được mã hóa
thì máy điện toán mới đọc và xử lý được
Nêu các dạng mã hóa phổ biến để xử lý dữ liệu căn bản thu được từ cuộc điều tra
của nhóm. Nêu 02 ví dụ minh họa.
Các dạng mã hóa phổ biến
- Mã hóa trước : Là chọn mã số cho câu hỏi và phương án trả lời từ khi thiết kế bản
câu hỏi, do đó có thể in ngay mã số lên bảng câu hỏi .
-Mã hóa sau : dùng cho các câu hỏi mở, người nghiên cứu phải biên tập mã hóa theo
tình huống.
Trong điều tra của nhóm ,sử dụng mã hóa trước, tất cả các câu hỏi đều có đáp án ghi
sẵn .
Vd : Với câu hỏi về chi phí mua sữa định kì của đáp viên đã có các đáp án với các
mốc 200.000, 500.000, 800.000 ..v.v.
Với câu hỏi về nguồn thông tin đã có đáp án như Internet, bạn bè, gia đình..v.v.
Đề 5
Phân biệt sự khác nhau về cách mã hóa hai dạng câu hỏi đóng và câu hỏi mở.
Với các câu hỏi đóng , người nghiên cứu đã định rõ được câu trả lời và do đó dễ dàng
kí hiêu cho câu trả lời đó. Do đó có thể chọn mã số cho các câu hỏi và phương án trả
lời từ khi thiết kế bản câu hỏi , và có thể in các mã số trên bảng câu hỏi.Việc mã hóa
này làm giảm khối lượng công việc rất lớn.
Với các câu hỏi mở , người nghiên cứu khó dự đoán được tất cả các câu trả lời .Người
phỏng vấn phải ghi lại nguyên văn câu trả lời , sau đó mới tập hợp lại các đáp án và
gán cho chúng kí hiệu mã hóa.
Cung cấp ít nhất 04 ví dụ liên hệ với dữ liệu mà nhóm thu thập được từ cuộc
khảo sát thông qua bản câu hỏi.
Đề 6
Có những loại thang đo căn bản nào ?
Các loại thang đo căn bản :
- Thang đo biểu danh
- Thang đo thứ tự
-Thang đo khoảng
-Thang đo tỉ lệ
Nhóm anh chị đã sử dụng các dạng thức thang đo nào trong dự án nghiên cứu ?
Cung cấp 02 ví dụ minh họa từ BCH của nhóm.
Các loại thang đo đã dùng trong dự án
Thang đo biểu danh : vd thu nhập , chi tiêu
Thang đo khoảng : đánh giá các đặc điểm của sữa Ensure nước
Đề 7
Nên dùng thang đo nào cho các thông tin sau đây
Số người thất nghiệp tại các tỉnh thành phố trong cả nước
Tùy vào mục đích, có thể dùng
Nếu sắp xếp các tỉnh theo thứ tự : có thể dùng thang đo thứ tự ( vd : HCM có số người
thất nghiệp nhiều nhất , ĐN ít nhất ..v..v) , thang đo tỉ lệ (vd : HCM chiếm 30% số
người thất nghiệp , ĐN chiếm 7% ..v.v..)
Nơi sinh của đối tượng được nghiên cứu
Thang đo biểu danh
Nhóm anh chị đã sử dụng các dạng thức thang đo nào trong dự án nghiên cứu ?
Cung cấp 02 ví dụ minh họa từ BCH của nhóm.
Đề 8
Nêu 03 nguyên tắc căn bản khi nhập dữ liệu vào SPSS.
Anh chị hãy minh họa bằng BCH của nhóm
Đề 9
Đối với các thang đo định danh (nominal measure), có thể dùng các phương pháp
thống kê mô tả dữ liệu nào ?
Frequencise( bảng so sánh, bảng phân bố tần suất)
Nhóm anh chị đã sử dụng các loại thang đo nào trong dự án nghiên cứu? Hãy
giải thích và cung cấp 02 ví dụ minh họa.
bảng đo lường trong dự án
Đề 10
Trong một cuộc điều tra về sử dụng kem đánh răng, có 4,17% đối tượng cho là
vô ích, 37,5% cho là có ích, 33,33% cho là rất có ích, và 25% cho là tối cần thiết.
Anh chị hãy xác định số yếu vị (mode) và khoảng tứ trung vị (interquartile
range).
Xác yếu vị là có ích 37,5%
Tứ phân vị là đại lượng mô tả sự phân bố và sự phân tán của tập dữ liệu. Tứ phân vị
có 3 giá trị, đó là tứ phân vị thứ nhất, thứ nhì, và thứ ba. Ba giá trị này chia một tập
hợp dữ liệu (đã sắp xếp dữ liệu theo trật từ từ bé đến lớn) thành 4 phần có số lượng
quan sát đều nhau.
Giả sử tập dữ liệu có n quan sát. Khi đó, tứ phân vị thứ nhất được tính bằng công thức
Q1 = 25 * (n+1) / 100.
Tứ phân vị thứ nhì chính là giá trị trung vị.
Tứ phân vị thứ ba được tính bằng công thức Q3 = 75 * (n+1) / 100.
Khoảng tứ trung vị : Q3-Q1
Dự án nghiên cứu của anh chị đã sử dụng các tham số thống kê nào? Nêu 02 ví
dụ minh họa.
Chỉ dùng phân phối tần suất
Đề 11
Phân biệt thống kê nhân quả với thống kê mô tả
Thống kê nhân quả: thống kê cho ra kết quả nhưng có sử dụng điều
kiện.
Thống kê mô tả: chỉ thống kê ra kết quả mà không có ràng buộc gì.
. Nêu các tham số quan trọng và phổ biến trong thống kê nhân quả.
Nhóm anh chị có áp dụng thống kế nhân quả trong dự án nghiên cứu không ?
Đề 12
• Hãy phân biệt giữa câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu.
Phân biệt:
- Câu hỏi nghiên cứu: giúp người nghiên cứu trả lời đâu là những thông tin cần
thiết phải cung cấp cho người ra quyết định.
- Giả thiết nghiên cứu: là những câu trả lời có thể của câu hỏi nghiên cứu và
người nghiên cứu phải tập trung giải quyết câu trả lời này.
Cung cấp 03 ví dụ về giả thuyết nghiên cứu từ dự án nhóm của anh chị hoặc dự
án nhóm mà anh chị biết.