Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Câu hỏi bảo vệ đồ án CTM docx
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Trần Nhật thư – 06C1A – ĐHBK Đà Nẵng
Câu 1: Nêu ưu nhược điểm của HGT đồng trục.
- ƯU:
+ cho phép giảm kích thước chiều dài hộp,trọng lượng của HGT nhỏ
hơn so với các loại HGT khác.
- Nhược:
+ Khả năng chịu tải của bộ truyền cấp nhanh chưa dung hết vì lực
sinh ra trong quá trình ăn khớp của bánh răng cấp chậm lớn hơn nhiều so
với cấp nhanh, trong khi đó khoảng cách trục của 2 cấp lại bằng nhau.
+ Hạn chế khả năng chọn phương án bố trí kết cấu chung của các
thiết bị dẫn động vì chỉ có 1 đầu trục vào và một đầu trục ra.
+ Khó bôi trơn bộ phận ổ giữa hộp
+ Khoảng cách các gối đỡ của trục trung gian lớn, do đó muốn bảo
đảm trục đủ bền và cứng ta phải tăng kích thước đường kính trục.
=> Chính vì thế mà HGT đồng trục ít dung trong thực tế.
Câu 2: Nêu vai trò của chốt định vị
- Chốt định vị dùng để định vị giữa thân hộp và nắp hộp( bích than và nắp) khi ta
lắp ráp HGT.Mục đích để định vị trí chính xác giữa thân và nắp hộp để khi hình
thành nên các mối ghép bulong sẽ ít gây ra các ứng suất bất lợi làm cong vênh các chi
tiết của hệ thống dẫn động.
Câu 3: Trình tự tháo lắp HGT.
- Đầu tiên đặt thân hộp vào vị trí đặt HGT và bắt các bulong nền.
- Lắp ghép bánh răng, bạc lót,vòng chắn dầu mỡ, vòng phớt, ổ lăn vào trục,
sau đó đặt vào vị trí trục của trục thiết kế
- Bắt đầu đặt thân hộp lên trên, dùng chốt định vị để xác định vị trí chính xác
giữa thân và nắp.
- Bắt các bulong cạnh ổ( nên bắt theo hình chéo), sau đó bắt các bulong ghép
mặt bích.
- Lần lượt lắp ghép các chi tiết nắp ổ, bắt vít nắp ổ.
- Ghép các chi tiết: mắt thăm dầu, nút tháo dầu,cấp dầu bôi trơn rồi đóng nắp
cửa thăm, nút thông hơi, bu lông vòng,…
- Tiến hành lắp bánh đai( bánh xích vào trục) thiết kế.
- Lắp nối trục vào trục dẫn và động cơ=> hoàn thành.
Câu 4:Giaỉ thích kiểu lắp mà anh chị đã chọn giữa trục với ổ bi và bánh răng:
Vd1:trục với bánh răng theo kiểu lắp 6
7 30
k
H φ , 30 là đường kích chỗ lắp ghép
+ 7 là cấp chính xác của bánh răng, H là sai lệch giới hạn của bánh răng.
+ 6 là cấp chính xác của trục, k là sai lệch giới hạn của trục.
* Tại sao cấp chính xác của trục là 6 lại cao hơn cấp chính xác của bánh răng 7? Vì
trục dễ chế tạo hơn nên thường chọn trục có cấp chính xác cao hơn.
Vd2:trục với ổ lăn theo kiểu lắp φ js630 , 30 là đường kích chỗ lắp ghép, đây là kiểu
lắp theo hệ thống lỗ, vì ổ lăn được tiêu chuẩn hóa, khó sửa chữa hay chế tạo lại khi hư
hỏng, vì vậy chọn mối lắp này để khi trục bị hư hỏng ta dễ dàng chế tạo và phục hồi
hơn.