Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Câu đặc biệt trong tuyển tập truyện ngắn hay các tác giả nữ.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
--------------
LÊ THỊ THANH
CÂU ĐẶC BIỆT TRONG TUYỂN TẬP
TRUYỆN NGẮN HAY CÁC TÁC GIẢ NỮ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH SƯ PHẠM NGỮ VĂN
Đà Nẵng, tháng 5/2015
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
--------------
CÂU ĐẶC BIỆT TRONG TUYỂN TẬP
TRUYỆN NGẮN HAY CÁC TÁC GIẢ NỮ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH SƯ PHẠM NGỮ VĂN
Người hướng dẫn:
ThS. Trịnh Quỳnh Đông Nghi
Người thực hiện:
LÊ THỊ THANH
(Khóa 2011 - 2015)
Đà Nẵng, tháng 5/2015
LỜI CẢM ƠN
Sau một quá trình làm việc nghiêm túc và hết mình, đề tài khóa luận tốt
nghiệp chuyên ngành Ngôn ngữ học Câu đặc biệt trong tuyển tập Truyện ngắn
hay các tác giả nữ của tôi đã thu hoạch được những kết quả nhất định.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo, bạn bè trong khoa Ngữ văn
trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng đã quan tâm, động viên, giúp đỡ tôi
trong quá trình làm việc.
Đặc biệt, tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô giáo - Thạc sĩ Trịnh
Quỳnh Đông Nghi, người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo và quan tâm thường
xuyên và động viên tinh thần, giúp đỡ mọi mặt để đề tài khóa luận này được
hoàn thành.
Tôi mong muốn khóa luận tốt nghiệp này sẽ đóng góp một phần nào đó trong
quá trình nghiên cứu giảng dạy và học tập về câu đặc biệt trong tác phẩm văn
học ở các cấp học phổ thông.
Tuy nhiên, do hạn chế nhiều mặt, khóa luận này chắc chắn không thể tránh
khỏi những sai sót nhất định. Tôi mong muốn nhận được sự quan tâm và đóng
góp ý kiến của tất cả những ai tâm huyết với đề tài.
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài................................................................................................. 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................................. 1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...................................................................... 3
4. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 3
5. Bố cục của đề tài ................................................................................................ 4
Chương Một. NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI....... 5
1. 1. Câu tiếng Việt................................................................................................. 5
1. 1. 1. Khái niệm................................................................................................... 5
1. 1. 2. Phân loại câu .............................................................................................. 6
1. 2. Câu đặc biệt.................................................................................................... 8
1. 2. 1. Các quan niệm về câu đặc biệt................................................................... 8
1. 2. 2. Quan niệm của tác giả luận văn ............................................................... 13
1. 3. Vài nét về tuyển tập Truyện ngắn hay các tác giả nữ (Nhiều tác giả, 2009,
NXB văn học)....................................................................................................... 14
Chương Hai. KHẢO SÁT CÂU ĐẶC BIỆT TRONG TUYỂN TẬP
TRUYỆN NGẮN HAY CÁC TÁC GIẢ NỮ.................................................... 17
2.1. Câu đặc biệt danh từ...................................................................................... 18
2.1.1. Câu đặc biệt danh từ miêu tả sự tồn tại hiển hiện, sự xuất hiện của vật, hiện
tượng, nêu hoàn cảnh không gian, thời gian, xác nhận sự hiện diện của một cảm
xúc. ....................................................................................................................... 19
2.1.2. Câu đặc biệt danh từ dùng làm lời gọi ....................................................... 24
2.2. Câu đặc biệt vị từ .......................................................................................... 27
2.2.1. Câu đặc biệt vị từ chỉ sự tồn tại hiển hiện, sự xuất hiện của sự kiện......... 27
2.2.2. Câu đặc biệt vị từ chỉ sự tồn tại khái quát.................................................. 29
2.3. Câu đặc biệt thán từ....................................................................................... 31
2.4. Câu đặc biệt từ loại khác............................................................................... 34
Chương Ba: VAI TRÒ CỦA CÂU ĐẶC BIỆT TRONG TUYỂN TẬP
TRUYỆN NGẮN HAY CÁC TÁC GIẢ NỮ.................................................... 38
3. 1. Vai trò của câu đặc biệt đối với nội dung của tập truyện ngắn. ................... 38
3.2. Vai trò của câu đặc biệt trong việc thể hiện nghệ thuật. ............................... 45
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 53
PHỤ LỤC
1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Ngôn ngữ là một vấn đề rộng và được các nhà nghiên cứu quan tâm từ rất
sớm. Từ xa xưa người ta đã để ý đến lời ăn tiếng nói trong ứng xử hằng ngày
cũng như ý thức gọt giũa ngôn từ trong văn chương nghệ thuật. Câu là một vấn
đề được các nhà nghiên cứu quan tâm từ rất sớm theo những định hướng khác
nhau. Đặc biệt là những năm gần đây, dưới ánh sáng của ngữ pháp chức năng,
câu được mở rộng biên độ nhìn nhận. Trong đó, câu đặc biệt là một vấn đề thú vị
tuy nhiên chưa được nghiên cứu một cách thấu đáo.
Tuyển tập Truyện ngắn hay các tác giả nữ (Nhiều tác giả, 2009, NXB văn
học), bao gồm 19 truyện ngắn của 19 tác giả nữ. Nội dung xoay quanh cuộc sống
gia đình, tình yêu, bạn bè... Tiếp cận các truyện ngắn này dưới góc độ của câu
đặc biệt là một thể nghiệm của chúng tôi để nhìn nhận các truyện ngắn hậu hiện
đại từ lí thuyết ngôn ngữ học.
Mặt khác, khi đề cập về câu đặc biệt trong các tác phẩm văn học từ trước tới
nay cũng rất ít công trình nghiên cứu, đào sâu vào vấn đề. Vì vậy chúng tôi quyết
định chọn tuyển tập Truyện ngắn hay các tác giả nữ để khảo sát về câu đặc biệt.
Chúng tôi hi vọng khóa luận sẽ cho thấy được vai trò, giá trị nghệ thuật của câu
đặc biệt đối với tác phẩm văn học. Ngoài ra việc nghiên cứu vấn đề này cũng bổ
sung và đào luyện hơn những lí thuyết về câu, một đối tượng nghiên cứu quan
trọng của ngôn ngữ nói chung và việc dạy học các bộ môn ngôn ngữ trong nhà
trường nói riêng.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Về câu đặc biệt đã được các nhà Việt ngữ nghiên cứu rất nhiều, song vẫn
chưa có sự thống nhất trong cách lí giải:
2
Nhóm tác giả Lê Cận, Phan Thiều, Diệp Quang Ban, Hoàng Văn Thung
trong cuốn giáo trình Ngữ pháp tiếng Việt tập 2 (1983), nghiên cứu câu theo hoàn
cảnh và mục đích nhất định.
Trong cuốn Tiếng Việt - sơ thảo ngữ pháp chức năng (2006), tác giả Cao
Xuân Hạo chia câu đặc biệt thành các kiểu: thán từ, hô ngữ và ứng ngữ, các tiêu
đề. Ở đây nhà nghiên cứu cho rằng: trước khi kết luận đâu là một câu đặc biệt
đâu là một câu bình thường thì cần đặt những câu đó trong một văn cảnh hoặc
nếu không có ngôn bản thì phải tưởng tượng ra tất cả những ngôn bản có thể có
để tìm ra ý nghĩa và giá trị dụng pháp thực của nó.
Trong giáo trình nghiên cứu của Nguyễn Thị Lương (2009) trong Câu tiếng
Việt nghiên cứu câu ở 3 bình diện: ngữ pháp - ngữ nghĩa - ngữ dụng. Phân loại
câu theo cấu tạo ngữ pháp, dựa vào số lượng kết cấu chủ - vị nòng cốt chia câu
thành 4 loại chính: câu đơn, câu ghép, câu phức thành phần và câu đặc biệt.
Trong câu đặc biệt thì lại phân chia một cách tỉ mỉ: câu đơn đặc biệt dùng để xác
định thời gian, nơi chốn, địa điểm; câu đơn đặc biệt dùng để thông báo, kể, miêu
tả về sự tồn tại, hiện diện của sự vật, sự vật hiện tượng; câu đơn đặc biệt dùng để
biểu lộ cảm xúc và câu đơn đặc biệt dùng để gọi đáp, cuối cùng là câu đặc biệt
dùng để phủ định - khẳng định.
Trong cuốn giáo trình Ngữ Pháp tiếng Việt (2000) của Diệp Quang Ban, ông
bàn về câu đặc biệt ở các khía cạnh như: Cấu tạo, ý nghĩa và cách dùng của câu
đặc biệt, đặc tính cú pháp ý nghĩa các yếu tố ngôn ngữ tham gia cấu tạo câu đơn
đặc biệt.
Nghiên cứu về câu, trong cuốn Ngữ pháp Việt Nam - phần câu (2009) Diệp
Quang Ban phân biệt kĩ về câu dưới bậc và câu tỉnh lược, ông không đề cập về
hiện tượng câu đặc biệt.